Cảm nhận về sự kỳ diệu của âm nhạc trong cuộc sống

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận về sự kỳ diệu của âm nhạc trong cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM NHẬN VỀ SỰ KỲ DIỆU CỦA ÂM NHẠC TRONG CUỘC SỐNG

 GV. Nguyễn Thị Thu Hằng
 Khoa Tại chức & ĐTLK

Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat,và êm ái trong những tổ khúc của Sube, những Romance,noctuyec của Traikopxki…
 Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.
 Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.
“ Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé, anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại.
Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người” những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.
“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều,muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước,về những người mẹ thân yêu,những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gủi gắm về tình yêu đôi lứa ... hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, isvoo vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà... đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc. Ai không khỏi xúc động khi nghe giai điệu, lời ca trong bài hát “Người mẹ của tôi”của nhạc sỹ Xuân Hồng để “chia sẻ nỗi buồn” để “soi lại đời con”...với mẹ. Và “ Em vẫn đợi anh về” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp hay “Xa khơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. 
“ Thời hoa đỏ’; “ Mối tình đầu” của Nguyễn Hoàng “Thuyền và biển” của Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu-Thơ Xuân Quỳnh.. ai không khỏi trào lên cảm xúc da diết nhớ mong về những kỷ niệm của riêng mình..có gì diễn tả được toàn diện hơn là âm nhac?! và những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời con người làm ta nhớ ta quên, nhưng có một điều kỳ diệu khi mỗi kỷ niệm đó được gắn với những giai điệu của một bản nhạc hay lời ca của một ca khúc nào đó thi dù thời gian có trôi đi khi ta gặp lại giai điệu thân quen cùng đó là những kỷ niệm trỗi dậy... 
	Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.
Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố...Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.
Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop,Chachacha,Disco...giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.
Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango,vallse,Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats,slow...
Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..
Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ,yếu đuối,cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như
 “ Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gi và tình yêu đi cung không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt?Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..
Đã có rất nhiều cảm nhận, phân tích, nghiên cứu về sự kỳ diệu,tác dụng, của âm nhạc đối với con người.Với tôi một giảng viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thì điều đó càng thấm đậm và hiện hữu rõ nét trong nhân cách,suy nghĩ và tình cảm của mình để hướng tới mọi sự tốt đẹp nhất của cuộc sống này.Với nghề sư phạm âm nhạc tại trường ĐH SPNT TW hiện nay tôi chỉ mong muốn khi các Sinh viên học Nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật âm nhạc nói riêng tự đánh giá về sự cảm nhận âm nhạc của mình, nhìn lại những suy nghĩ, những hành động, cảm xúc tư duy, những quan niệm sống của mình để luôn có phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp, có cách ứng xử đẹp với mọi người có cảm xúc trước những điều hay đẹp trong cuộc sống và luôn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim nhân hậu.

File đính kèm:

  • docam nhac trong ta.doc