Câu hỏi học liệu mở Ngữ Văn 8 Năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi học liệu mở Ngữ Văn 8 Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cõu hỏi học liệu mở
Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.
1. Nhân vật chính trong truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" là ai?
	A. Người mẹ	C. Hai anh em	
 B. Cô giáo	D. Những con búp bê.
2. Tại sao lại có cuộc chia tay của hai anh em?
	A. Vì cha mẹ chúng đi công tác	
	B. Vì anh em chúng không thương yêu nhau
	C. Vì chúng được nghỉ học	
	D. Vì bố mẹ chúng chia tay nhau.
3. Định nghĩa nào dưới đây được coi là đúng với ca dao?
	A. Lời thơ của dân ca, là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời bài thơ dân ca.	
	B. Là khúc hát có nhạc điệu của nhân dân lao động ngày xưa.
	C. Là những câu chuyện bằng văn vần hoặc văn xuôi thể hiện tình cảm của người lao động.
D. Là những bài trường ca cổ, thể hiện cuộc sống và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
4. Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm gì chung?
	A. Gợi nhiều hơn tả
	B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên	
	C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất
	D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả.
5. Vì sao người nông dân dùng hình ảnh con Cò để diển tả cuộc đời mình?
	A. Vì Cò hiền lành	
	B. Vì Cò gắn bó với đồng ruộng không phải là loài chim cú
	C. Vì Cò có nhều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân	
	D. Vì Cò lầm lủi kiếm ăn rất đáng quý, đáng thương
6. Bài thơ "Sông núi Nước Nam" được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
	A. Ngô Quyền đánh quan Nam Hán trên sông Bạch đằng
	B. Lý Thường Kiệt chóng quân tống trên sông Như Nguyệt
	C. Trần Quang Khải chống quân Nguyên - Mông trên bến Chương Dương
	D. Quang Trung đại phá quân Thanh
7. Bài thơ "Sông núi Nước Nam" được viết theo thể thơ nào?
	A. Thất ngôn, tứ tuyệt bằng chữ Hán
	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt, bằng chữ Hán	
	C. Thất ngôn bát cú, bằng chữ Hán
	D. Lục ngôn, bằng chữ Hôm.
8. Dòng nào chỉ ra được những văn bản được xem là những bản tuyên ngôn độc lập của nước ta?
	A. Sông núi Nước Nam, phò giá về kinh
	B. Sông núi Nước Nam, Bình Ngô đại Cáo
	C. Bình Ngô Đại Cáo, bài ca Côn Sơn
	D. Sông núi Nước Nam, Bài ca Côn Sơn

9. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
	A. Vẻ đẹp hình thể	C. Số phận bất hạnh
B. Vẻ đẹp tâm hồn	D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
	
10. về kết cấu bài thơ "Bạn đến chơi nhà" độc đáo ở chổ nào?
	A. Có đủ bốn phần: Đề, thực, luận, kết	
	B. Chỉ có ba phần: Đề, luận, kết
	C. Chỉ có ba phần: Đề, thực, lụân
	D. Chỉ có ba phân: Đề, thực, kết
11. Bài thơ "Xa ngắm thác núi lư" thuộc chủ đề nào trong thơ Lí Bạch?
	A. Chiến tranh	C. Tình bạn
B. Tình yêu	D. Thiên nhiên.
12. Từ láy là gì?
	A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa 	
	B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
	C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần
D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
13. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" đại từ "tôi" thuộc ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ hai	C. Ngôi thứ nhất số ít	
	B. Ngôi thứ ba số ít	D. Ngôi thứ nhất số nhiều
14. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép Hán Việt đẳng lập?
	A. Xã tắc	C. Sơn thuỷ	
B. Quốc kì	D. Giang sơn	
15. Thế nào là quan hệ từ?
	A. là từ chỉ người và vật
	B. Là từ chỉ hoạt đông, tính chất của người và vật
	C. Là từ chỉ các quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu
	D. Là từ mang ý nghĩa tình thái
16. Câu sau mắc lỗi gì về Quan hệ từ. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" cho ta hiểu về tình bạn bình dị sâu sắc của nhà thơ.
	A. Thiếu quan hệ từ	C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp
	B. Thừa quan hệ từ	D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
17. Nối từ ở cột a với nét nghĩa phù hợp với cột B?
 A	 B
- Lạnh 	- Rét và buốt
- Lành lạnh	- Rất lạnh
- Giá	- Hơi lạnh
 - Rét	- Trái nghĩa với nóng
18. Nghĩa của các từ láy có vần "ênh" (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm gì chung?
A. chủ sự cao lớn vững vàng	
B. Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn
C. Chỉ vật dể bị đổ vỡ	
D. Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt
19. Từ nào là đại từ trong câu sau? 	
 Ai đi đâu đấy hởi ai,
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
	A. Ai	B. Trúc	C. Mai	D. Nhớ	
20. Từ "Viên tịch" dùng để chỉ cái chết của ai?
	A. Nhà vua	C. Người rất cao tuổi
	B. Vị hoà thượng	D. Người có công với nước
21. Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ "chết" trong câu sau?
Chiếc ô tô bị chết máy
	A. Mất	B. Hỏng	C. Đi	D. Qua đời
22. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Trẻ - già	C. Sang - Hèn	 
B. Sáng - Tối	D. Chạy - Nhảy
 23. Từ nào không phải là quan hệ từ ?
 A. Cùng ; B. Những ; C. Mà
 24. Trong câu văn sau trường hợp nào là thành ngữ ?
 ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ thay bát canh cua vắt chanh, ăn mát như quạt vào lòng.
Thịt mỡ dưa hành
Mát như quạt vào lòng
Bữa cơm giản dị
 25. ý kiến nào dưới đây không đúng ?
 A. Văn biểu cảm có dùng yếu tố miêu tả đặc điểm của đối tượng để khơi gợi, bộc lộ cảm xúc cá nhân với đối tượng.
 B. Văn biểu cảm có dùng yếu tố tự sự để làm cơ sở bộc lộ cảm xúc suy nghĩ về sự việc để lại ấn tượng sâu sắc.
 C. Văn biểu cảm không dùng yếu tố tự sự, miêu tả


File đính kèm:

  • docCau hoi hoc lieu mo ngu van 8 nam hoc 20132014.doc