Câu hỏi kiểm tra định kì Lịch sử Lớp 4 - Phạm Đỗ Mai Lâm

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi kiểm tra định kì Lịch sử Lớp 4 - Phạm Đỗ Mai Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên:Phạm Đỗ Mai Lâm
Lớp:4/2
Trường:Tiểu học Thiên Hộ Dương
Kiểm tra định kì môn Lịch sử
BÀI 11 – NHÀ TRẦN THÀNH LẬP.
Nhà trần được thành lập vào năm nào?
£ Đầu năm 1226.
£ Giữa năm 1226.
£ Cuối năm 1226.
Dưới thời Trần, đất nước được chia làm mấy lộ?
£ 10 lộ.
£ 11 lộ.
£ 12 lộ.
Vua Trần đặt chông lớn ở thềm cung điện để làm gì?
£ Để dân đến đánh khi có điều gì cần xin, hoặc bi oan ức.
£ Để dân đến đánh khi có lễ hội.
£ Để tạo vẻ đẹp thêm cho cung điện.
Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
£ Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất.
£ Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 12 – NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ.
Nhân dân ta đắp đê để làm gì?
£ Chống lũ lụt.
£ Chống hạn hán.
£ Chống nước mặn.
Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?
£ Để chống lũ lụt.
£ Để chống hạn hán.
£ Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần đã thu được kết quả gì trong việc đắp đê?
£ Nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
£ Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
£ Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
Thời nhà Trần, việc đắp đê bắt đầu từ đâu?
£ Từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển
£ Từ đầu làng đến cuối làng.
£ Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.
BÀI 13 – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN
Thời nhà Trần, quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta mấy lần?
£ 1 lần 
£ 2 lần
£ 3 lần.
Câu trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?
£ Trần Thủ Độ.
£ Trần Hưng Đạo.
£ Trần Quốc Toản.
Ai là tác giả của “Hịch tướng sĩ”?
£ Trần Thủ Độ.
£ Trần Hưng Đạo.
£ Trần Quốc Toản.
Khi giặc Mông-Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
£ Rút khỏi kinh thành Thăng Long, để lại vườn không nhà trống.
£ Cho lính mai phục để tiêu diệt giặc.
£ Cho quân đánh trả và đã giành thắng lợi.
BÀI 14 – NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
£ Vua quan ăn chơi sa đoạ, nhân dân bị bóc lột tàn tệ.
£ Vua quan chăm lo cho dân, kinh tế phát triển
£ Quân Minh xâm lược và bóc lột nhân dân.
Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần vào năm nào?
£ Năm 1248
£ Năm 1400
£ Năm 1406
Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách nào coi là tiến bộ?
£ Những năm có nạn đói, nhà giàu phải bán thóc và chữa bệnh cho dân.
£ Thay thế các quan lại cao cấp nhà Trần bằng những người thực sự tài giỏi, các quan phải thường xuyên thăm dân và quy định lại số ruộng, nô tỳ cho quan lại, quý tộc.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
£ Do không đoàn kết toàn dân để kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội.
£ Do thiếu tiền, của và binh lính.
£ Do quân Minh quá mạnh.
BÀI 15 – CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh?
£ Hồ Quý Ly.
£ Lê Đại Hành.
£ Lê Lợi.
Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
£ Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục.
£ Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực.
£ Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được.
Quân Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để diệt giặc?
£ Nhử địch vào nơi có phục kích.
£ Khi quân địch lọt vào tầm phục kích, quân ta nhất tề tấn công làm cho địch không kịp tở tay.
£ Cả hai ý trên đều đúng. 
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng?
BÀI 16 – NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC
Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào?
£ 1428.
£ 1248.
£ 1482.
Vì sao nói vua có uy quyền tuyệt đối?
£ Vì vua là người trực tiếp Tổng chỉ huy quân đội.
£ Vì vua là người đứng đầu đất nước.
£ Vì vua là người điều hành đất nước.
Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì?
£ Bản đồ Việt Nam.
£ Bản đồ ĐạiViệt.
£ Bản đồ Hồng Đức.
Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?
£ Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, quyền quốc gia.
£ Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 17 – TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Thời nhà Lý. 1. Việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
Thời nhà Trần. 2. Giáo dục phát triển, chế độ đào tạo được quy định chặt chẽ.
Thời hậu Lê. 3. Lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường đào tạo nhân tài.
Nhà Hậu Lê đã làm gì để phát triển giáo dục?
£ Mở trường đón nhận cả con em thường dân.
£ Mở trường công bên cạnh các lớp học tư của thầy đồ.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?
£ Nho giáo.
£ Phật giáo.
£ Thiên chúa giáo.
Kỳ thi Hương được tổ chức mấy năm một lần?
£ 1 năm
£ 2 năm
£ 3 năm
BÀI 18 – VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
Ở thời Hậu Lê, nền văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu điểm nhất?
£ Chữ Hán.
£ Chữ Nôm.
£ Chữ Quốc Ngữ.
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Quốc âm thi tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức Trai thi tập. 1. Ngô Sĩ Liên
Hồng Đức quốc âm thi tập. 2. Lương Thế Vinh
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư. 3. Nguyễn Trãi
Đại thành toán pháp. 4. Lê Thánh Tông
Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hoá tiêu biểu cho giai đoạn này.
£ Vì hai ông có nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm.
£ Vì hai ông có những tập thơ Nôm còn lưu truyền đến ngày nay.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Điền từ ngữ: Hậu Lê, thành tựu, Hùng Vương, vào chỗ trống trong các câu cho thích hợp.
Khoa học dưới thời  cũng đạt được những  đáng kể. bộ đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta thời  đến đầu thời  
BÀI 19 – TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
Năm 1527, nhà Mạc thay cho nhà Lê trong trường hợp nào?
£ Mạc Đĩnh Chi cướp ngôi vua Lê. 
£ Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.
£ Nguyễn Kim cướp ngôi vua Lê, đưa Mạc Đĩnh Chi lên làm vua.
Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
£ Do nhân dân nổi dậy đấu tranh đòi lại đất đai. 
£ Do vua ăn chơi xa xỉ, quan lại đánh giết lẫn nhau để giành quyền lợi.
£ Bị nước ngoài xâm lược.
Cuộc chiến giữa Nam triều và Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm?
£ Hơn 200 năm.
£ Hơn 50 năm.
£ Hơn 60 năm.	
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì?
£ Đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực.
£ Kinh tế không phát triển.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
BÀI 20 – CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Nhân dân khai khẩn đất hoang để làm gì?
£ Để tạo dựng cuộc sống no, hạnh phúc.
£ Để làm đường giao thông.
£ Để chống quân xâm lược.
Công cuộc khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong diễn ra trong thời gian nào?
£ Đầu thế kỷ XVI.
£ Giữa thế kỷ XVI.
£ Cuối thế kỷ XVI.
Cuộc khẩn hoang có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của đất nước?
£ Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
£ Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền vững.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Điền các từ ngữ: Văn Hoá, bổ sung, chung, vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích hợp.
	Nền  lâu đời của các dân tộc hoà vào nhau,  cho nhau tạo nên nền văn hoá  của dân tộc Việt Nam.
BÀI 21 – THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII
Em hãy ghi vào chỗ trống các tỉnh của các thành thị sau.
£ Thăng Long  
£ HộiAn 
£ Phố Hiến  
Ai đã mô tả: “Đất kinh thành (Thăng Long) người nhiều, nhà ở san sát, thường hay có hoả hoạn”?
£ Nhà buôn người Anh.
£ Phạm Đình Hổ.
£ Người Trung Quốc.
Thành thị nào là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ?
£ Hội An.
£ Thăng Long.
£ Phố Hiến.
UNESCO công nhận phố cổ Hội An là di sản Văn Hoá thế giới vào thời gian nào?
£ 5 – 9 – 1999
£ 12 – 5 – 1999
£ 5 – 12 – 1999
BÀI 22 – NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG ( 1786)
Ba anh em họ Nguyễn lên Tây Sơn để làm gì?
£ Lập can cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
£ Khai khẩn đất hoang lập làng mới cho nhân dân.
£ Để làm đường giao thông, trồng rừng chắn gió.
Năm 1786,ï Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
£ Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
£ Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn, thống nhất giang sơn.
£ Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước.
Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn?
£ Nguyễn Nhạc.
£ Nguyễn Huệ.
£ Nguyễn Lữ.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm bị chia cắt?
£ Hơn 50 năm.
£ Gần 200 năm.
£ Hơn 200 năm.
BÀI 23 – QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào?
£ Đầu năm 1788.
£ Cuối năm 1788.
£ Đầu năm 1789.
Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì?
£ Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước.
£ Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn.
£ Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Quang Trung đã dùng kế gì để đánh bại quân Thanh?
£ Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài cứ 20 người khiêng một tấm tiến lên.
£ Nhử địch vào trận địa mai phục của ta rồi phóng hoả, bắn tên.
£ Nhử địch vào trận địa mai phục của ta ở sông Bạch Đằng.
Hằng năm vào ngày mồng mấy Tết, nhân dân ở gò Đống Đa tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh?
£ Mồng 3 Tết.
£ Mồng 5 Tết.
£ Mồng 10 tháng 3.
BÀI 24 – NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG.
“Chiếu khuyến nông” quy định điều gì?
£ Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
£ Chia lại ruộng đất cho dân.
£ Đắp đê và bảo vệ đê.
Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” ra sao?
£ Nông dân rất phấn khởi khi được chia ruộng đất.
£ Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
£ Sau vài năm, đê điều được mở rông trong cả nước.
Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Về kinh tế. 1. Dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Về văn hoá - giáo dục. 2. Đúc tiền mới.
Về ngoại giao. 3. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước trao đổi hàng hoá, cho thuyền nước ngoài vào buôn bán.
Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
£ Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.
£ Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung. 
£ Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
BÀI 25 – NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP 
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?
£ 1802.
£ 1858.
£ 1792.
Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua?
£ 2 đời vua.
£ 4 đời vua.
£ 6 đời vua.
Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
£ Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh.
£ Các quan lớn nhỏ đều mang họ Nguyễn.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
£ Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh.
£ Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
£ Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh.
BÀI 26 – KINH THÀNH HUẾ
Sau khi lên ngôi vua Nguyễn Aùnh chọn kinh đô nào?
£ Huế.
£ Thăng Long.
£ Hoa Lư.
Toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó nằm ở đâu?
£ Gần cửa biển Thuận An. 
£ Bên bờ sông Hương.
£ Bên chùa Thiên Mụ.
Điền các từ ngữ: Quần thể, nghệ thuật, công trình, di sản, vào chỗ trống trong các câu sau.
	Kinh thành Huế là một  các  kiến trúc và  tuyệt đẹp. Đây là một  văn hoá chứng tỏ tài hoa và sự sáng tạo của nhân dân ta 
UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hoá thế giới vào năm nào?
£ 12 – 11 -1993
£ 5 – 12 – 1999
£ 11 – 12 -1993

File đính kèm:

  • docBai Kiem tra Lich su.doc