Câu hỏi kiểm tra học kì I (tháng 12 năm 2011)

doc6 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi kiểm tra học kì I (tháng 12 năm 2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi kiểm tra học kì I (tháng 12 năm 2011)
Câu 1: Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng thì năm thứ mấy ta có hạt SNC?
 A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 5 
Câu 2: Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì thì năm thứ mấy ta có hạt NC ?
 A. 6 	B. 5 	C. 4 	 D. 3 
Câu 3: Đối với sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng và sơ đồ duy trì thì khác nhau ở điểm nào sau đây ?
 A. Hệ thống sản xuất 	B. Hạt NC 	
C. Vật liệu khởi đầu 	D. Hạt XN
Câu 4: Bước nào sau đây không có trong sơ đồ duy trì của quy trình sản xuất cây trồng nông nghiêp?
 A. Thí nghiệm so sánh giống 	B. Sản xuất hạt SNC 
 C. Chọn cây ưu tú 	D. Sản xuất hạt XN
Câu 5: Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây trồng tự thụ phấn chéo người ta loại bỏ hàng xấu, cây xấu trên hàng tốt ở thời điểm nào ?
 A. Trước khi tung phấn 	 B. Đang tung phấn 
 C. Sau khi tung phấn 	D. Khi thu hoạch
Câu 6: Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?
A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại
C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng
D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý
Câu 7: Trong quy trình nhân giống ở cây trồng tự thụ phấn, theo sơ đồ duy trì thì vật liệu ban đầu là:
A. Hạt giống siêu nguyên chủng B. Hạt giống nguyên chủng
C. Hạt giống bị thoái hóa D. Hạt giống xác nhận
Câu 8: Trong quy trình nhân giống ở cây trồng tự thụ phấn , theo sơ đồ phục tráng thì vật liệu ban đầu là:
 A. Hạt tác giả	 B. Hạt bị thoái hóa 
 C. Hạt cây rừng 	 D. Những củ giống tốt
Câu 9: Cây trồng nào được người dân sử dụng để nhân giống vô tính?
A. Lúa, dừa, dưa, bầu, bí B. Khoai, mía, chuối
C. Mít, ổi, mận, lúa D. Cả A và B
Câu 10: Hình thức nào được người dân sử dụng để nhân giống hữu tính?
A. Gieo hạt 	B. giâm cành 
 C. Trồng bằng củ 	 D. Trồng bằng dây ( dây khoai)
Câu 11: Theo em trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây trồng tự thụ phấn chéo thì vụ thứ 2 là giai đoạn nào trong hệ thống sản xuất giống cây trồng ?
A. Giai đoạn 1 	B. Giai đoạn 2 	C. Giai đoạn 3 	D. Giai đoạn 4
Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận 	 
B. Hạt xác nhận dùng để sản xuất đại trà
C. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt nguyên chủng 
D. Hạt nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận
Câu 13: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là:
A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng của giống	 B. Tạo ra số lượng giống lớn
C. Đưa giống tốt nhanh vào sản xuất 	 D. Tất cả những ý trên 
Câu 14: Hệ thống sản xuất giống cây trồng, có sơ đồ theo thứ tự như sau là đúng:
 A. XN – SNC –NC 	B. NC – SNC – XN 
C. SNC – NC - XN 	D. SNC – XN – NC
Câu 15: Theo em những câu dưới đây thì câu nào là câu đúng ?
 A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 2 giai đoạn
 B. Hạt giống SNC được tạo ra từ hạt NC
 C. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành qua 4 vụ.
 D. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành qua 5 năm.
Câu 16:Câu nào là không đúng trong các câu dưới đây:
 A. Keo đất không hòa tan trong nước
 B. Đất có pH < 7 là thể hiện tính kiềm
C. Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành có sự tác động của con người
 D. Dung dịch đất có phản ứng chua khi pH < 6,5
Câu 17: Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần ( nếu coi lớp ion khuếch tán và ion bất động là 
1 phần) 
 A. 1 	B. 3 	 C. 4 	D. 5 
Câu 18 : Nếu keo đất là keo dương hay âm thì do cấu tạo phần nào quyết định?
 A. Lớp ion khuếch tán 	B. Lớp ion bất động 
 C. Lớp ion quyết định điện 	 D. Nhân
Câu 19: Keo âm là keo có đặc điểm:
 A. lớp ion quyết định điện mang điện tích âm B. lớp ion khuếch tán mang điện tích âm
 C. lớp ion bù mang điện tích âm D. lớp ion bất động mang điện tích âm 
Câu 20: Đất có phản ứng chua khi:
 A. [ H+] > [OH -] B. [ H+] < [OH -] C. [H+] = [OH -] 
Câu 21: Đất có phản ứng trung tính khi:
 A. [ H+] > [OH -] B. [ H+] < [OH -] C. [H+] = [OH -] 
Câu 22: Độ phì nhiêu của đất là:
 A. khả năng cung cấp không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không có chứa chất độc hại
 B. khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng
C. khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, không có chứa chất độc hại
 D. khả năng cung cấp không ngừng nước, chất dinh dưỡng, có chứa chất độc hại
Câu 23: Keo đất là gì 
A. Là phần tử có kích thước lớn, tan trong nước
 B. Là phần tử có kích thước lớn, không tan trong nước
 C. Là phần tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1µm, không tan trong nước
 D. Là phần tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1µm, tan trong nước
Câu 24: Trong keo đất thì phần nào sẽ trao đổi ion với dung dịch đất ?
 A. Nhân	 B. Lớp ion quyết định điện
 C. Lớp ion khuếch tán 	D. Lớp ion bất động 
Câu 25: Cấu tạo của keo đất theo thứ tự đúng nhất từ trong ra ngoài là:
 A. Lớp ion quyết định điện - nhân - lớp ion khuếch tán - lớp ion bất động
 B. lớp ion bất động- Nhân - lớp ion quyết định điện - lớp ion khuếch tán.
 C. Nhân - lớp ion quyết định điện - lớp ion bất động - lớp ion khuếch tán
 D. Nhân – lớp ion khuếch tán - lớp ion quyết định điện - lớp ion bất động
Câu 26: Phản ứng của dung dịch chỉ tính chua, kiềm và trung tính là do yếu tố nào gây ra?
 A. Nồng độ của Al3+ và Cl- 	 B. Nồng độ của Na+ và SO42- 
 C. Nồng độ của H+ và Cl- 	D. Nồng độ của H+ và OH -
Câu 27: Đất có phản ứng kiềm thì pH là bao nhiêu? 
 A. pH = 3 	B. pH = 5 	C. pH = 7 	D. pH = 9
Câu 28: Độ phì nhiêu của đất có mấy loại :
 A. 8 	B. 6 	C. 4 	D. 2 
Câu 29: Độ chua hoạt tính của đất là do yếu tố nào quyết định:
 A. Do Al3+ và H+ trong dung dịch đất gây ra B. Do H+ trong dung dịch đất gây ra
 C. Do H+ trên bề mặt keo đất gây ra 	 D. Do Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất gây ra
Câu 30: Độ chua tiềm tàng của đất là do yếu tố nào quyết định?
 A. Do Al3+ và H+ trong dung dịch đất gây ra 	 B. Do H+ trong dung dịch đất gây ra
 C. Do H+ trên bề mặt keo đất gây ra 	 D. Do Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất gây ra
Câu 31: Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính kiềm thì pH là:
 A. pH 7
Câu 32: Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính axit thì pH là:
 A. pH 7
Câu 33: Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính trung tính thì pH là:
A. pH 7
Câu 34 : Phân nào sau đây là phân hóa học ?
 A. Phân chuồng	B. Phân urê
 C. Phân xanh	D. Phân vi sinh vật cố định đạm
Câu 35: Trong các loại phân dưới đây phân nào dùng để bón thúc là chủ yếu ?
A. Phân lân 	B. Phân VSV 
 C. Phân hữu cơ 	 D. Phân đạm 
Câu 36: Phân nào sau đây chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng lại cao ?
 A. Phân hóa học 	B. Phân vi sinh vật	
 C. phân hữu cơ 	D. Không có loại phân nào
Câu 37: Khi sử dụng phân hỗn hợp N-P- K cần chú ý điều gì?
A. Phải ủ phân cho thật hoai mục 
B. Căn cứ vào đặc điểm của đất
C. Đặc điểm sinh lý của cây, đặc điểm của đất trồng 
D. Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây
Câu 38: Đặc điểm nào không có ở phân hữu cơ?
A. Chứa nhiều dưỡng tố nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp B. Chậm phân giải
C. Bón liên tục nhiều năm làm cho đất hóa chua D. Hiệu quả chậm
Câu 39: Trong các loại phân sau đây loại phân dùng để bón thúc là
A. phân VSV 	 B. phân hữu cơ 
C. phân hóa học 	D. không có loại phân nào
Câu 40: Trong các loại phân sau đây phân nào trước khi bón cần ủ cho hoai mục?
A. Phân VSV 	 B. Phân hữu cơ 
C. Phân hóa học 	D. Tất cả các loại trên
Câu 41: Trong các loại phân sau đây phân nào chứa VSV và trực tiếp tác dụng lên cây trồng?
 A. phân VSV 	B. phân hữu cơ 
 C. phân hóa học 	D. không có loại phân nào
Câu 42: Trong các loại phân sau đây, phân nào bón liên tục nhiều năm cần bón thêm vôi để cải tạo đất?
 A. Phân VSV 	B. Phân hữu cơ 
 C. Phân hóa học 	D. Tất cả các loại trên
Câu 43: Trong các loại phân sau đây phân nào có tỉ lệ dinh dưỡng không ổn định:
 A. phân VSV cố định đạm 	 B. phân chuồng 
 C. phân urê 	D. phân VSV chuyển hóa lân
Câu 44: Trong các loại đất dưới đây thì loại đất nào có phản ứng trung tính, kiềm yếu ?
 A. Đất xám bạc màu 	B. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
 C. Đất mặn 	D. Đất phèn
Câu 45: Trong các loại đất dưới đây thì loại đất nào có chứa FeS2 ?
A. Đất xám bạc màu 	B. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
 C. Đất mặn 	D. Đất phèn
Câu 46: Trong các loại đất dưới đây thì loại đất nào có chứa nhiều chất độc hại ?
 A. Đất xám bạc màu 	B. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
 C. Đất mặn 	D. Đất phèn
Câu 47: Nguyên nhân hình thành đất mặn ở nước ta là do:
 A. Quá trình rửa trôi dinh dưỡng, hạt sét, hạt keo.. 	B. Qua trình xói mòn
 C. Nước biển tràn vào 	 D. Đất chứa nhiều xác sinh vật chứa (S)
Câu 48: Trong phương pháp bón vôi để cải tạo đất mặn nhằm khử đối tượng nào sau đây?
 A. Khử Na+	B. Khử chua	
 C. Khử OH- 	D. Khử tất cả các yếu tố trên
Câu 49: Trong đất tầng chứa FeS2 gọi là tầng gì?
 A. Tầng hỗn tạp	B. Tầng tạo dinh dưỡng
 C. Tầng sinh phèn 	 D. Tầng sinh bùn
Câu 50: Trong đất phèn có chứa chủ yếu axít nào sau đây?
 A. H2CO3 	B. H2SO4 	C. HCl 	D. H2S 
Câu 51: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn thì biện pháp nào là quan trọng hàng đầu ?
 A. Bón vôi	B. Thủy lợi	C. Bón phân 	D. trồng cây chịu mặn 
Câu 52: Đất có phản ứng chua thì pH là bao nhiêu? 
 A. pH = 9 	B. pH = 8 	C. pH =7 	D. pH = 5
Câu 53: Đất mặn chứa nhiều ion nào sau đây:
 A. K+ 	B. Ca2+ 	C. Na+ 	D. H+
Câu 54: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, ngư nghiệp là gì?
 A. Tạo điều kiện cho bảo quản 	B. Hạn chế tổn thất, tạo nhiều sản phẩm
 C. duy trì đặc tính ban đầu, hạn chế tổn thất... 	D. Tạo tính đa dạng trong chế biến
Câu 55: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, ngư nghiệp là gì?
 A. Duy trì đặc tính ban đầu, hạn chế tổn thất 
 B. Tạo nhiều sản phẩm có giá trị, hạn chế tổn thất, thuận tiện cho việc bảo quản
 C. Tạo điều kiện cho bảo quản, để tái sản xuất
 D. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Câu 56: Đặc điểm của nông, thủy sản là :
 A. Chứa nhiều nước, nhiều chất xơ 	B. Chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước
 C. Chứa nhiều xơ, chất độc hại 	 D. không bị hư
Câu 57: Lâm sản chứa chủ yếu chất nào sau đây ?
 A. Protein 	B. Vitamin 	C. Chất xơ 	D. Khoáng
Câu 58: Độ ẩm không khí thích hợp cho bảo quản thóc, gạo là:
 A. 50 – 60% 	B. 70 – 80 % 	C. 80- 85 % 	 D. 90 – 95 %
Câu 59: Độ ẩm không khí thích hợp cho bảo rau quả tươi là:
 A. 50 – 60% 	B. 70 – 80 % 	C. 85 - 90 % 	 D. 90 – 95 %
Câu 60: Gạo sau khi tách trấu gọi là gi ?
 A. Tấm B. Gạo cao cấp 
 C. Gạo lật( gạo lức) D. Gạo thường dùng
Câu 61: Tác dụng của đánh bóng hạt gạo là gì?
A. làm hạt gạo bóng, đẹp B. làm sạch cám bao quanh hạt gạo 
C. giúp bảo quản được tốt hơn D. Cả A và C
Câu 62: Thế nào là đánh bóng hạt gạo ?
A. Làm hạt gạo đẹp B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo 
C. Giúp bảo quản tốt hơn D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo
Câu 63: Thế nào là xát trắng hạt gạo?
A. Làm hạt gạo trắng, đẹp B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo 
C. Làm sạch vỏ cám bao quanh hạt gạo D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo
Câu 64:Gạo tấm là gì?
A. Gạo được chế biến theo phương pháp truyền thống
B. Hạt gạo bị gãy khi chế biến
C. Gạo lức được chuyển sang giai đoạn chế biến đặc biệt
D. Gạo và cám trộn chung với nhau
Câu 65: Bước tiếp theo của bước ‘làm sạch’  trong quy trình chế biến tinh bột sắn là
 A. nghiền 	 B. làm khô	 C. đóng gói	D. tách bã
Câu 66 : Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘xử lí nhiệt’ có tác 
dụng là
A. làm chín sản phẩm B. làm mất hoạt tính các loại enzim 
C. tiêu diệt vi khuẩn D. thanh trùng
Câu 67:Có bao nhiêu phương pháp chế biên chè ?
 A. 3 	B.4 	C. 5 	D. 6
Câu 68: Trong quy trình công nghệ chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp thì sau khi 
làm héo rồi tới bước nào sau đây ?
A. Vò chè 	B. Diệt men 
 C. Đóng gói 	D. Làm khô
Câu 69: Trong quy trình chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp, thì sau khi diệt men rồi tới bước nào sau đây?
A. Vò chè 	B. Làm khô 
 C. Làm héo	 D. Phân loại,đóng gói
Câu 70: Tác dụng của chè xanh là
 A. ngăn ngừa ung thư và chống quá trình lão hóa B. kích thích hệ thần kinh
 C. có nhiều vitamin C nên tăng sức đề kháng của cơ thể D. Cả A, B, C
Câu 71: Tác dụng của diệt men trong lá chè là
A. diệt vi sinh vật lên men B. kích thích vi sinh vật lên men
C. làm mất hoạt tính của enzim trong lá chè D. làm tăng hoạt tính enzim 
Câu 72: Cà phê thóc khi đã rửa sạch nhớt, làm khô ở độ ẩm(%) an toàn là 
A. 12,5 - 13 B. 6 C. 12 - 13 D. 20 – 21
Câu 73: Quy trình công nghệ chế biến chè xanh theo qui mô công nghiệp là
 A. nguyên liệu, làm héo, diệt men, vò chè, làm khô, phân loại đóng gói, sử dụng
 B. nguyên liệu, diệt men, làm héo, vò chè, làm khô, phân loại đóng gói, sử dụng
 C. nguyên liệu, làm héo, vò chè, diệt men, làm khô, phân loại đóng gói, sử dụng
 D. nguyên liệu, làm héo, diệt men, làm khô, vò chè, phân loại đóng gói, sử dụng
Câu 74: Trong quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt thì ngâm 
ủ loại bỏ phần nào sau đây ?
A. Vỏ quả 	B. Vỏ thịt 	C. Vỏ trấu 	D. Nhân
Câu 75: Trong quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt thì sau khi bóc vỏ 
quả rồi tới bước nào sau đây?
A. Ngâm ủ 	B. Bảo quản
C. Cà phê nhân 	D. Đóng gói
Câu 76: Để có phê nhân có chất lượng cao, theo phương pháp chế biến ướt ta cần làm gì ?
 A. Chọn quả chín, phơi khô , không ngâm 
 B. Chọn quả chí, phơi khô , ngâm ủ
 C. Chọn quả chín, rửa sạch nhớt , phơi khô (độ ẩm 15 %)
 D. Chọn quả chín, rửa sạch nhớt , phơi khô (độ ẩm 12.5 %)
Câu 77: Ở quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp khô, thì bước nào sau đây không có ?
 A. Làm khô 	 B. Bóc vỏ quả 
 C. Rửa nhớt	 D. Xát bỏ vỏ trấu
Câu 78: Cà phê sau khi xát bỏ vỏ trấu gọi là cà phê gì ?
A. Cà phê thóc B. Cà phê nhân 
C. cà phê thóc thành phẩm D. Cà phê bột
Câu 79: Cà phê nhân có đặc điểm là 
 A. Sau khi ngâm ủ, rửa sạch nhớt B. Không còn vỏ trấu
C. Không còn vỏ quả D. Phơi thật khô là được
Câu 80: Theo em, lợi ích nào của cây rừng đối với con người là quan trọng nhất?
 A. Điều hòa khí hậu B. Làm đồ mộc dân dụng, trang trí nội thất
 C. Đóng tàu, làm giấy D. Xây dựng, chất đốt

File đính kèm:

  • doc80 cau hoi trac nghiembai 3471012404448.doc
Đề thi liên quan