Câu hỏi kiểm tra kỳ I môn: văn - Lớp 12 thời gian : 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi kiểm tra kỳ I môn: văn - Lớp 12 thời gian : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm GDTX thị xã Phú Thọ
Câu hỏi kiểm tra kỳ I
Môn: Văn - lớp 12
Thời gian : 90 phút

Phần I: Trắc nghiệm: 1đ
	Câu 1: Nhận định nào dưới đây khái quát đúng và đầy đủ giá trị bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
a) Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực.
b) Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản án chế độ thực dân Pháp.
c) Tuyên ngôn độc lập là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận, một bản án chế độ thực dân Pháp.
d) Tuyên ngôn độc lập là một áng văn xuất sắc một mẫu mực về nghệ thuật lập luận.
Câu 2: Nhận định dưới đây nói về nhà thơ nào?
	“ Các chặng đường thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc. Những tư tưởng tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống đã được ông thể hiẹn qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên đằm thắm chân thành”.
a- Hồ Chí Minh	b) Tố Hữu	c) Nguyễn Đình Thi	d) Quang Dũng
Câu 3: Câu nào trong các câu sau có thể coi là khí phách của người lính Tây Tiến trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
	a) Gục trên súng mũ bỏ quên đồi
	b) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	c) Đêm mơ Hà Nọi dáng kiều thơm
	d) Tây Tiến người đi không hẹn ước
Câu 4: Sự kiện nào không tác động đến hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
	a) Chiến dịch Điện biên phủ thẳng lợi
	b) HIệp định Giơ ne vơ về Đông dương được ký kết
	c) Tháng 10 – 1954 các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
	d) Miền bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội
Phần 2: Tự luận (9 điểm)
	Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh	(2đ)
	Câu 2: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.























Đáp án
A- Trắc nghiệm
	Câu 1: A	Câu 2: B	Câu 3: B	Câu 4: D
B- Tự luận
Câu 1: Học sinh cần nêu và phân tích những ý cơ bản sau:
	Chiến tranh thế giới kết thúc, phân xít Nhật đầu hàng Đông Dương. Trên toàn quốc nhân dân vùng dậy giành chính quyền, cách mạng tháng 8 thành công.
	Ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội trước hàng vạn đồng bào. Người thay mặt chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoầ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam mới.
	Bản tuyên ngôn độc lập viết ra để tuyên bố độc lập truớc nó và để ngăn chặn ý đồ xâm lược của những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế.
Câu 2: Học sinh cần triển khai những ý cơ bản.
Đặt vấn đề: - Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Quang Dũng.
	- Những nét khái quát về bài thơ Tây Tiến
	- Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ.
Giải quyết vấn đề: Học sinh triển khai những luận điểm sau:
ý 1: Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
	+ Lý giải nét khác biệt giữa hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng so với hình tượng người lính trong các tác phẩm khác của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu)
	+ Vẻ đẹp lãng mạn hoà hoa bộc lộ chủ yếu ở hình ảnh người lính trong đêm liên hoan văn nghệ luôn thăng hoa trong tâm hồn, mang những giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.
	- Học sinh làm nổi bật luận điểm này bằng việc phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến cùng múa, cùng hát với các vũ nữ dân tộc, tự múa với chính mình trong những bộ trang phục tự tạo với những vũ điệu đặc biệt.
	ý2: Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến
	+ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng lẫm liệt – có bóng dáng của các tráng sĩ xưa nhưng cũng rất , rất mới mẻ – ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.
	Học sinh làm nổi bật luận điểm này bằng việc nhân tính sự đối lập thể xác và tinh thần người lính, dáng vẻ và tư thể dằn dữ như hùm beo… làm cho kẻ thù chỉ cần nghe tiếng mà sợ hãi bạt vía kinh hồn…
	+ vẻ đẹp người lính không tác rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt, sự hy sinh của người lính đã được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không hy sinh.
	Bài viết
	+ Học sinh có nhận định tổng quát về đặc trưng của các hình tượng nghệ thuật: Chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính trong tách rời nhau không mâu thuẫn với nhau mà thấm nhuần hoà nhập làm một để tạo nên vẻ đẹp lý tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.
Kết thúc vấn đề:
	 - Đánh giá về hình tượng người lính trong bài thơ và giá trị bài thơ.
	- Đánh giá về đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính 
	Đáp án cho điểm cụ thể
A) Trắc nghiệm: 1 đ
B) Tự luận: Câu 1	(2 đ)
	Câu 2 (7 đ)
ĐVĐ: 1/2đ
GQVĐ: 6 điểm	Y1: 3 điểm
	Y2: 3 điểm
KTVĐ: 1/2đ
Điểm 9,10: Đủ ý mà đáp án đã nêu phân tích đủ, diễn đạt trong sáng, chữ viết rõ ràng, mắc không quá 3 lỗi diễn đạt, dùng từ ít
Điểm 7,8: Bài có thể thiếu 1 ý nhỏ nhưng diễn đạt trong sáng, phân tích chi tiết, bài có cảm xúc có thể mắc dưới 10 lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
Điểm 5,6: Thấp hơn điểm 7,8
Điểm 3,4: mức dộ thấp hơn 5,6
Điểm 1,2: Bài viết yếu, không có ý
* Chú ý: Giáo viên căn cứ vào đối tượng để chấm cho phù hợp.



File đính kèm:

  • docDe van hoc ki 12 CB.doc