Câu hỏi ngoại khoá phần văn học dân gian

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5035 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ngoại khoá phần văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ngoại khoá phần Văn Học Dân Gian

Câu 1: Từ " ai " trong câu " ai làm chua xót lòng này, khế ơi!" được dùng với ý nghĩa nào?
A. Dùng để chỉ một người tình phụ bạc.
B. Dùng để chỉ một nghịch cảnh của cuộc đời.
C. Dùng để chỉ sự cay nghiệt của cuộc đời.
D. Dùng để chỉ tất cả những gì ngăn cản tình yêu đôi lứa.
Câu 2: Sao Hôm, Sao Mai là hai tên gọi khác nhau của Sao Kim. Vậy tại sao tác giả dân gian lại nói " Sao Hôm sánh với Sao Mai chằng chằng"?
A. Vì tác giả dân gian nhầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao khác nhau.
B. Vì tác giả dân gian muốn dùng hai hình ảnh này để diễn tả tình cảm gắn bó thuỷ chung, bền vững của đôi lứa đang yêu: Mình với ta tuy hai mà một.
C. Vì tác giả dân gian muốn diễn tả một nghịch cảnh trớ trêu của đôi lứa đang yêu: tình cảm thì gắn bó thuỷ chung nhưng duyên phận lại bị cắt ngăn.
Câu 3: Trong các câu sau của bài ca dao câu nào thể hiện rõ nét nhất tình cảm thuỷ chung bền vững của những người đang yêu?
A. Mặt trăng sánh với mặt trời.	C. Mình ơi! có nhớ ta chăng?
B. Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng	D. Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Câu 4: Câu ca dao " Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa" nên hiểu thế nào là đúng nhất?
A. Đôi ta sắp phải xa cách.	C. Đôi ta không bao giờ xa cách.
B. Sự xa cách đối với đôi ta chỉ là tạm thời	D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 5: Chọn những từ ngữ và những câu cho sẵn trong ngoặc điền vào chỗ trống để có được những câu ca dao hoàn chỉnh( hạt mưa rào/ trái bần trôi/ hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa/gió dập sóng dồn biết tấp vào đâu/ra đứng ngõ sau/mây phủ sơn trà/lại nhớ chiều chiều/nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng/lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm/trông về quê mẹ ruột đau chín chiều)
A Thân em như.............................................	
......................................................................	
B. Thân em như.........................................
..................................................................
C. Chiều chiều..............................................	
.................................................................
	
D. Chiều chiều.........................................
......................................................................	
E. Chiều chiều..............................................
.....................................................................
Câu 6: Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?
A. Tính nguyên hợp	C. Tính đa nghĩa
B. Tính dị bản	D. Tính phi ngã
Câu 7: Trong những nhận định về đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng dưới đây, nhận định nào không đúng?
A. Sử thi anh hùng phản ánh những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng.
B. Nhân vật trong sử thi anh hùng đại diện cho phẩm chất và sức mạnh cho cộng đồng.
C. Ngôn ngữ hào hùng thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh phóng đại.
D. Sử thi anh hùng giải thích sự hình thành của vũ trụ, vạn vật và con người.
Câu 8:Tầm vóc sử thi của đoạn trích " Chiến thắng Mtao- Mxây" thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ nào?
A. Mối quan hệ giữa hình tuợng người anh hùng và khung cảnh hoành tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.
B. Mối quan hệ giữa hình tuợng người anh hùng và hình tượng kẻ địch thủ.
C. Mối quan hệ giữa hình tuợng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên.
D. Mối quan hệ giữa hình tuợng người anh hùng và các lực lượng siêu nhiên.
Câu 9 Truyện "An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ" được lưu truyền từ đời này sang đời khác nằm mục đích gì?
A. Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương.	B. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc
C. Giải thích sự hình thành của nước Âu Lạc.	D. Kể về một mối tình đẹp trong lịch sử.
Câu 10. Truyện cuời xuất hiện khi nào?
Câu 11Thể loại văn học dân gian nào sau đây có nội dung thể hiện rõ những quan niệm đạo đức lí tưởng và ước mơ của con người?
A. Ngụ ngôn	B. Cổ tích
C. Tục ngữ	D. Chèo.
Câu 12. Đặc điểm nổi bật nhất của truyện cười là gì?
A. Cốt truyện phức tạp.	C. Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, vần nhịp.
B. Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.	D. Nhân vật thông minh hóm hỉnh.
Cău13. Nhận xét nào sau đây khái quát chính xác nhất về thể loại truyền thuyết ?
A.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại
B.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hoá 
C.Truyền thuyết là những câu chuyện có yếu tố thần kỳ
D.Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian
Câu14.: Nhận định nào sau đây đúng nhất về ca dao ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nói lên nỗi đau của con người trong xã hội cũ
C. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động
D. Nói về tình cảm gia đình
 15. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
*************************************************************
1 Sử thi Đăm Săn là của dân tộc nào? Thuộc thể loại sử thi gì?
 2: Hình thức diễn xướng của sử thi Đăm Săn là gì?
 3. Trong sử thi Đăm Săn, Mtao Mxây được gọi là tù trưởng gì?
 4. Khi đánh Mtao Mxây Đăm Săn dùng vũ
5. Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, người Ê- đê đã ngợi ca chàng như thế nào?
6: Đăm săn chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích gì?
7. Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?Tác phẩm thuộc loại sử thi gì?
8. Hình thức diễn xướng chủ yếu của sử thi Đẻ đất đẻ nước là gì?
9. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ gắn liền với vùng văn hoá nào?
10. Thể loại nào thể hiện rõ nhất khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người?	
11: “ Quan âm thị kính” thuộc loại hình sân khấu nào?
12: Câu nào không phải là ý nghĩa của truyện “Tam đại con gà”?
A. Phê phán sự hống hách của thầy đồ.
B. Phê phán sự dốt nát của thầy đồ.
C. Phê phán thói dấu dốt của thầy đồ.
D. Phê phán thói vụng chèo khéo chống của thầy đồ.
13: đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây đẽo hình gì?
14: Mục đích của truyện cười là gì?
15. Sau khi chém Mị Châu, An Dương Vương cầm vật gì trong tay để theo rùa vàng đi xuống biển?Trong tác phẩm xác Mị Châu biến thành gì?
16 Trong truyện hình ảnh ngọc trai - giếng nước có ý nghĩa gì?
 17. Bài học lịch sử rút ra từ Truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ là gì?
18: Trong tuyện Tấm Cám, cô Tấm khóc mấy lần? Đó là những lần nào?
19: Khi bị mẹ con Cám hãm hại , Tấm đã hoá kiếp mấy lần?
20: Quá trình biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì?
21. Thể loại nào kể lại những sự kiện và biến cố lớn lao, có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng?
22. Truyện thơ và ca dao khác nhau ở điểm nào?
24. Ngoài chất liệu ngôn từ, thể loại nào của VHDG có sự tham gia của yếu tố âm nhạc và vũ đạo?
25. Ca dao thường sử dụng thể thơ?
26. Thể loại nào của VHDG có chứa yếu tố lịch sử?
27. Chiếc áo giáp của Mtao Mxây được làm bằng gì?
28.Tiếng cười trong “ Tam đại con gà” có ý nghĩa gì?
29.: Trong âm mưu xâm lược của Triệu Đà, Trọng Thuỷ là:
A. Thủ phạm	B. Nạn nhân
C. Cả A và B đều sai	D. Cả A và B đều đúng
30.: Tấm cám thuộc loại truyện cổ tích nào?
31. Đăm săn hạ gục Mtao Mxây bằng vũ khí gì?
32. Loại truyện cổ tích nào có nội dung phong phú và chiếm số lượng lớn?
33.: Sự biến hoá của Tấm thể hiện điều gì?
34. “ Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc thể loại gì?
35. Ca dao than thân có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ “ Thân em”. Từ “thân em” trong cụm từ trên có nghĩa là gì?
36. Truyện nào không phải cổ tích?
A. Thạch Sanh	B. Cây khế	C. Sự tích Trầu Cau	D. Đẽo cày giữa đường
37. Thủ pháp gây cười của truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày” là gì?
38. Thể loại chèo thường gắn với hình thức nghệ thuật nào?
39.Hình ảnh bến trong ca dao tượng trưng cho ai?
40. Chiếc cầu độc đáo trong bài ca dao sau:
 Ước gì sông rộng một gang,
 Bắc cầu .............cho chàng sang chơi.
 41. Người ta cười thầy đồ trong truyện Tam đại con gà điều gì?
42. Hành động gây cười của thầy lí trong truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày” là gì?
 43. Đôi trai gái trong Tiễn dặn người yêu đã luôn ước hẹn với nhau điều gì?
44. Ca dao chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh nào?
45. Sự kiện nào không có trong sử thi Đăm Săn?
A. Đăm Săn cưới hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị
B. Đăm Săn đánh thắng Mơtao Grư và Mơtao Mơ xây.
C. Đăm Săn lên trời xin thuôc thần để cứu sống lại vợ
D. Đám cưới Đăm Săn và con gái thần Mặt Trời
46. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thuộc thể loại gì?
47.Bài ca dao “Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàng răng chẳng còn” thuộc loại ca dao gì?
48.Bài ca dao bắt đầu bằng từ “ Thân em” thường có nội dung gì?
49.Cụm từ “ biết vào tay ai” trong bài ca dao “ Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” diễn tả điều gì?
50.Có mấy loại truyện cổ tích?
51.Vật kết nối nhân duyên truyện Tấm cám là vật gì ?
52.Cách giải quyết mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám không tương xứng với câu tục ngữ nào?
A. Gieo gió gặp bão	B. ở hiền gặp lành
C. ác giả ác báo	D. ăn cây nào rào cây ấy
53.Ca dao than thân thường là lời của ai?
54.Bài ca dao “ Cưới nàng anh toan dẫn voi” thuộc loại ca dao gì?


File đính kèm:

  • docCau hoi 10.doc
Đề thi liên quan