Câu hỏi ôn tập học kỳ II -Năm học 2008 – 2009 môn công nghệ 8

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập học kỳ II -Năm học 2008 – 2009 môn công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN CÔNG NGHỆ 8
Câu 1: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các nhà máy, thiết bịtrong sản xúât và đời sống xã hội. Nhờ có điện năng, sản xúât được tự động hóa và cuộc sống con ngừơi có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Nêu các biện pháp khắc phục.
a/ Nguyên nhân:
Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với điện cao áp và trạm biến áp.
Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
b/ Biện pháp khắc phục:
Tuân thủ các nguyên tác về an toàn điện.
Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện, kiểm tra cách điện của đồ dùng điện. Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.
Trước khi sửa chữa điện phải tắt nguồn điện.
Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong mõi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật.
Không vi phạm khoảng cách an toàn đối vói lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Câu 3: Trình tự cứu người bị tai nạn điện.
Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Sơ cứu nạn nhân.
Đưa nạn nhân đến trạm ý tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế.
Câu 4: Phân nhóm đồ dùng điện và giải thích số liệu kỹ thuật.
a/ Phân nhóm đồ dùng điện:
Đồ dùng loại điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng ( đèn)
Đồ dùng loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng ( bàn là, bếp điện)
Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng để dẫn động ( quạt điện)
b/ Giải thích số liệu kỹ thuật:
 VD: Em hãy giải thích số liệu kỹ thuật sau: Bóng đèn tròn 220V – 75W.
Câu 5: Nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
a/ Nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm cho dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
b/ Nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất bột huỳnh quang.
Câu 6: Nguyên lý làm việc của bàn là điện và quạt điện.
c/ Nguyên lý làm việc của bàn là điện: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm nóng bàn là.
d/ Nguyên lí làm việc của quạt điện: Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay kéo theo cách quạt quay theo tạo ra gió làm mát.
Câu 7: Máy biến áp 1 pha.
Nguyên lí làm việc: Khi máy biến áp làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở hai đầu của dây quấn thứ cấp là U2.
Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây quấn của chúng.
 k: là hệ số máy biến áp.
 > tăng áp
< giảm áp
Câu 8: 
Bài tập: Một máy biến áp 1 pha có N1= 1650vòng, N2= 50vòng. Dây quấn sơ cấp đấu với nguồn điện áp 220V. Xác định đầu ra của dây quấn thứ cấp U2. Muốn điện áp U2= 36V số vòng dây quấn thứ cấp phải là bao nhiêu?
Câu 9: Làm thế nào để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
Giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm.
Sử dụng đồ dùng điện hiệu súât cao để tiết kiệm điện năng.
Không sử dụng lãng phí điện năng.
Câu 10: Nêu đặc điểm và cho biết mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào.
a/ Đặc điểm:
Có điện áp định mức là 220V.
Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng.
Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
b/ Các phần tử của mạng điện trong nhà:
- Công tơ điện; Dây dẫn điện; Các tiết bị điện : đón – cắt, bảo vệ và lấy điện; Đồ dùn điện.
Câu 11: Gọi tên và nhận biết các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện trong nhà.
a/ Thiết bị đóng – cắt:
Công tắc điện: dùng để đóng – tắt đèn ( gồm có công tác 2 cực, 3 cực), dựa vào thao tác đóng – cắt có công tác bật, công tắc bấm, công tắc xoay
Cầu dao:dùng để đóng-cắt mạch điện thường đặt trên đường dây chính trong nhà.(gồm có cầu dao 1 pha, 3pha)
b/ Thiết bị lấy điện:
Ổ điện : là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện
Phích cắm điện: dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
c/ Thiết bị bảo vệ :
Cầu chì: dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố nắn mạch hoặc quá tải.
Aptomat (cầu dao tự động): là thiết bị tự đóng cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải.
Câu 12: Thế nào là sơ đồ nguyên lý. Sơ đồ lắp đặt.
a/ Sơ đồ nguyên lí: chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của mạch điện thực tế.
b/ Sơ đồ lắp đặt: biểu thị rõ vị trí lắp đặt các phần tử của mạch điện trong thực tế.
Câu 13: Vẽ kí hiệu các phần tử mạch điện ( Học sinh học ở trang 190 Bài 55 – Bảng 55.1)
Câu 14: Vẽ hình minh họa sơ đồ mạch điện (bài 56 – 57)
Câu 15: Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ.
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình em trong một tháng (30 ngày). Với các đồ dùng
 sau: 
 _ 4 đèn huỳnh quang (mỗi bóng có công suất 40W, sử dụng 6h trong 1 ngày)
 _ 1 nồi cơm điện có công suất 380w sử dụng 1h trong 1 ngày.
 _ 1 tủ lạnh có công suất 80W sử dụng 24h trong 1 ngày.
 _ 1 máy bơm nước có công suất 650W sử dụng 30phút trong 1 ngày. 
Tính tiền điện mà phải trả trong tháng là bao nhiêu ? ( Biết 1 Kw = 946 đồng Việt Nam) 
Đèn : 4 x 40 x 6 = 960 wh
Nồi cơm điện: 380 x 1 = 380wh
Tủ lạnh: 80 x 24 = 1920 wh
Máy bơm nước: 650 x 0,5 = 325wh
Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng ( 30 ngày): ( 960 + 380 + 1920 + 325) x 30 = 107450wh
 = 107,45 kwh
Tiền điện phải trả: 107,45 x 946 = 101647,7 đ

File đính kèm:

  • docCN 8.doc
Đề thi liên quan