Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ 8 năm học: 2012 - 2013

doc11 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 5309 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ 8 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Câu 1: Bản vẽ KT có vai trò như thế nào trong sản suất và đời sống?
 .Bản vẽ KT đối với sản xuất
Bản vẽ diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm hoăc công trình. Do vậy bản vẽ KT là ngôn ngữ dùng chung trong KT.
 Bản vẽ KT đối với đời sống
Bản vẽ KT là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng,
Câu 2: Học vẽ kỹ thuật để làm gì?
 Học bản vẽ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học kĩ thuật khác
Câu 3:Khái niệm hình chiếu? Các phép chiếu, đặc điểm các phép chiếu?
 Khái niệm hình chiếu;Khi chiếu vật thể lên măt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó là hình chiếu của vật thể
Các phép chiếu
-Phép chiếu xuyên tâm 
-Phép chiếu song song 
-Phép chiếu vuông góc: 
Câu 4:Tên gọi, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào ?
 Các hình chiếu
-HC đứng có hướng chiếu từ trước
-HC bằng có hướng chiếu từ trên xuống
-HC cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
.Vị trí các HC
-HC bằng ở dưới HC đứng.
-HC cạnh ở bên phải HC đứng.
(Vẽ H 2.5 SGK)
Câu 5:Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào?
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.
Câu 6:Kể các khối tròn xoay mà em biết?
Các khối tròn xoay như: khối trụ, khối nón, khối cầu
Câu 7 ;Hình trụ đươc tạo thành như thế nào?Vẽ các HC của hình trụ? 
Khi quay HCN một vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình trụ
-Vẽ đúng hình
Câu 8: Vì sao nói BVKT là “ngôn ngữ” chung dùng trong kỹ thuật ?
Vì những người làm công tác kỹ thuật họ thường trao đổi các ý tưởng kỹ thuật bằng BVKT .
CHƯƠNG 2: BẢN VẼ KỸ THUẬT
Câu 1: Hãy nêu khái niệm về bản vẽ kỹ thuật?
 Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ KT trình bày các thông tin KT của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ
Câu 2: Hãy nêu khái niệm về hình cắt?
 Khái niệm hình cắt
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch
Câu 3:Bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
Nội dung của BVCT:
- Hình biểu diễn: gồm hình cắt, mặt cắt diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết.
 - Kích thước: gồm tất cả các kích thước cần thiết cho việc chế tạo chi tiết.
- Yêu cầu kỹ thuật: gồm các chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện
- Khung tên: ghi các nội dung như tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ, cơ quan thiết kế hoặc quản lý sản phẩm.
à Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
Câu 4: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
 Đọc bản vẽ chi tiết:
 Trình tự đọc bản vẽ:
Khung tên.
Hình biểu diễn.
Kích thước.
Yêu cầu kĩ thuật.
 Tổng hợp
Câu 5:Thế nào là ren trục? Quy ước vẽ ren trục?
1. Ren ngoài(ren trục):
- Là ren được hình thành từ mặt ngoài của chi tiết.
- Đường đỉnh ren vàgiới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. 
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và chỉ vẽ 3/4 vòng tròn.
Câu 6 :Thế nào là ren lỗ? Quy ước vẽ ren lỗ?
2. Ren trong( ren lỗ): 
Là ren được hình thành từ mặt trong của lỗ.
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
Câu 7: Nêu công dụng của bản vẽ lắp?
Công dụng:BVL chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
Câu 8: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
Trình tự đọc bản vẽ lắp:
-Đọc các nội dung ghi trong khung tên
- Đọc bảng kê
- Đọc các HBD
- Đọc các kích thước
- Phân tích chi tiết
-Tổng hợp
Câu 9: Nêu nội dung của bản vẽ lắp?
Nội dung bản vẽ lắp gồm:
a/ Hình biểu diễn: gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy .
b/Kích thước: gồm kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết. 
c/ Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,
d/Khung tên: gồm tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế
Câu 10: Công dụng của bản vẽ nhà? Nội dung của các HBD trong bản vẽ nhà? 
 Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
* Nội dung của HBD trong bản vẽ nhà:
- Mặt bằng: đặt ở vị trí HC bằng nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, Mặt bằng là HBD quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
-Mặt đứng: đặt ở vị trí HC đứng hoăc chiếu cạnh nhằm diễn tả hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính hoặc mặt bên.
- Mặt cắt: đặt vị trí HC cạnh hoặc chiếu đứng nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao
Câu 11: Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà?
Trình tự đọc:
- Đọc khung tên
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Các bộ phận
Câu 12:Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào ?
Khác nhau : Vị trí nét liền đậm đình ren và nét liền mảnh chân ren ?
+Đối với ren trục :Nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren.
+Đối với ren lỗ :Nét liền đậm dỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh chân ren .
Câu 13:So sánh nội dung BVL với BVCT ?
-BVL với BVCT đều có các hình biểu diễn các kích thước ,các yêu cầu kỹ thuật và khung tên .
-Kích thước trên BVL dùng để lắp ráp ,không ghi các kích thước chế tạo .
CHƯƠNG 3: GIA CÔNG CƠ KHÍ
Câu 1: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại, kể tên. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí 
- Vật liệu kim loại được chia làm hai loại là: Vật liệu kim loại đen và vật liệu liệu kim loại màu 
- Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất công nghệ 
Câu 2: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ đo và kiểm tra?
Dụng cụ đo và kiểm tra 
 1.Thước đo chiều dài
 a.Thước lá:
-Chế tạo bằng thép dụng cụ không gỉ, ít co giãn
-Dùng đo chiều dài chi tiết, xác định kích thước sản phẩm. 
 b.Thước cặp:
-Chế tạo bằng thép không gỉ có độ chính xác cao.
-Dùng đo đường kính hình trụ và chiều sâu lỗ.
c.Thước đo góc: gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng
Câu 3: Nêu tên gọi, cấu tạo, công dụng của dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?
Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
a.Dụng cụ tháo lắp: 
-Mỏ lết , cà lê dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc
-Tua vít dùng để tháo các vít có đầu xẻ rãnh
b.Dụng cụ kẹp chặt:.
-Ê tô dùng để kẹp chặt chi tiết khi gia công
-Kìm dùng để kẹp chặt chi tiết bằng tay
Câu 4:Trình bày khái niệm cưa kim loại và quy tắc an toàn lao động?
-Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu
-An toàn khi cưa:
 Kẹp vật chặt.
 Lưỡi cưa căng vừa phải
 Dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt
 Không thổi mạt cưa
Câu 5:Trình bày các khái niệm đục kim loại và quy tắc an toàn lao động?
- Đục là bước gia công thô, đuợ sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0.5mm
An toàn khi đục:
-Không dùng búa vỡ cán và đục mẻ
-Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt.
-Phải có lưới chắn phoi.
-Cầm đục và búa phải chắc chắn.
Câu 6: Ngành Cơ Khí có vai trò qaun trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
Tạo ra máy thay lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động .
Giải phóng sức lao động cơ bắp cho con người khiến lao động trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mở rộng tầm nhìn chinh phục thiên nhiên.
Câu 7: Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí như thế nào ?
Vật liệu cơ khí 	gia công cơ khí 	chi tiết 	Lắp ráp 	sản phẩm cơ khí.
Câu 8: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại .Giữa kim loại đen và kim loại màu ?
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại :KL có tính dẫn điện tốt,phi KL không có tính dẫn điện .
Sự khác nhau cơ bản giữa giữa kim loại đen và kim loại màu :KLĐ (gang,thép) có chứa sắt,KLM không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt . 
 CHƯƠNG 4: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Câu 1 : Thê nào là chi tiết máy ? Chi tiết máy gồm có mấy nhóm chi tiết ?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
-Nhóm chi tiết có công dụng chung: bu lông, đai ốc, lò xo . . . 
-Nhóm chi tiết có công dụng riêng: kim may may, khung xe đạp . . .
Câu 2 :Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.
Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Câu 3 Nêu cấu tạo và đặc điểm, ứng dụng của mối ghép ren?
1.Cấu tạo:
Gồm: Mối ghép bulông, vit cấy, đinh vít.
2.Đặc điểm, ứng dụng:
-Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, sử dụng rộng rãi.
-Dùng ghép các chi tiết nhỏ cần tháo lắp( Bulông)
-Ghép các chi tiết có chiều dày lớn( vít cấy)
-Ghép các chi tiết chịu lực nhỏ( đinh vít)
Câu 4: Thế nào là mối ghép động? Cho VD?
Mối ghép động
Là mối ghép mà giữa các chi tiết ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
Câu 5: Trình bày các đặc điểm của khớp tịnh tiến và khớp quay?
 + Khớp tịnh tiến
-Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau.
-Gây ra ma sát lớn ở bề mặt tiếp xúc.
 +Khớp quay có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn.
Câu 6: Xích ve đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ?Tại sao ?
Chúng được coi là CTM vì việc phân loại CTM chỉ mang tính chất tương đối :Trong chiếc xe đạp xích là một CTM nhưng trong nhà máy sản xuất thì xích là một cụm chi tiết. 
Câu 7 :Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
 Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dể dàng thuận lợi khi gia công ,sử dụng và sữa chữa.Mặt khác máy có nguyên lý hoạt động rất phức tạp một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.
Câu 8:Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào các loại nồi ,soong,chảo bằng nhôm mà phải tán đinh ?
Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn ,mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế .
CHƯƠNG 5: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG 
Câu 1 Trình bày nguyên lí làm việc của bộ truyền động ma sát? Viết công thức tỉ số truyền
Nguyên lí làm việc
Bánh dẫn có đường kính D1 quay với tốc độ n1, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn có đường kính D2 quay với tốc độ n2.
Tỉ số truyền :
 i===
Câu 2: Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt?
Nguyên lí làm việc:
 Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D
Câu 3: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyền chuyển động ?
Vì: 
+Động cơ và các bộ phận công tác thường dặt cách xa nhau .
+Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
+Cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy .
Câu 4: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay _con trượt và bánh răng _thanh răng?
 Giống : Đều BĐCĐ quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
 Khác: Cơ cấu và bánh răng _thanh răng có thể BĐCĐ quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng và ngược lại.Còn trong cơ cấu tay quay_con trượt khi tay quay đều thì con trượt tịnh tiến không đều .
Bài tập vận dụng :
Bài 1: Một động cơ truyền động có bánh dẫn động quay với vận tốc 40 vòng/ phút , biết bánh này có đường kính 120 cm, bánh bị dẫn có đường kính 40 cm.
Hỏi
a.       Viết công thức tính tỉ số truyền động. nêu đầy đủ các thành phần
b.      Tính tỉ số truyền
c.       Tính tốc độ bánh bị dẫn
Bài 2; Một động cơ quay với vận tốc dẫn động 30 vòng / phút. Biết bánh bị dẫn có đường kính 80cm. bánh bị dẫn có đường kính 40 cm .
 Hỏi:
d.      Tính tỉ số truyền
e.       Cho biết đây là truyền động tăng tốc hay giảm tốc, giải thích
Bài 3: Một động cơ truyền động có bánh bị dẫn lớn gấp 3 lần bánh dẫn.Biết  bánh bị dẫn quay với vận tốc 120 vòng/ phút và có kích thước đường kính là 150 cm. 
Hỏi:
a.       Kích thước bánh dẫn?
b.      Tính tỉ số truyền
    Đây là truyền động tăng tốc hay giảm tốc? giải thích
d.      Muốn động cơ này trở thành động cơ động cơ tăng tốc,có tốc độ đạt được gấp 3 lần tốc độ dẫn động của động cơ ban đầu thì phải chọn bánh bị dẫn có đường kính bao nhiêu?
Bài 4: Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa bị dẫn có 60 răng, cứ đĩa bị dẫn quay được 1 vòng thì đĩa dẫn quay được 3 vòng. Hãy tính số răng của đĩa dẫn, hệ thống này tăng tốc hay giảm tốc?
Bài 5 .Đĩa xích xe đạp có 100 răng, đĩa líp xe đạp có 25 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn ?
Bài 6 .Cã mét cÆp b¸nh r¨ng g¾n trªn hai trôc quay. B¸nh r¨ng mét cã 55 r¨ng (b¸nh dÉn), b¸nh r¨ng hai cã 22 r¨ng.
a.§Ó hai b¸nh r¨ng ¨n khíp víi nhau cÇn cã ®iÒu kiÖn g×?
b.TÝnh tû sè truyÒn vµ cho biÕt chi tiÕt nµo quay nhanh h¬n?
c.NÕu b¸nh r¨ng hai lµ b¸nh dÉn th× tû sè truyÒn lµ bao nhiªu? B¸nh r¨ng mét quay nh­ thÕ nµo so víi b¸nh r¨ng hai?
Bài 7 .C¬ cÊu truyÒn ®éng ma s¸t – truyÒn ®éng ®ai ho¹t ®éng B¸nh dÉn cã ®­êng kÝnh 120 cm vµ tØ sè truyÒn cña bé truyÒn ®éng lµ 20. H·y tÝnh: 
a. Đ­êng kÝnh b¸nh bÞ dÉn. 	
b.Tèc ®é quay cña b¸nh dÉn vµ b¸nh bÞ dÉn? 
Bài 8 .Đĩa xích của xe đạp có 45 răng , líp xe đạp có 15 răng , đĩa líp quay 60 vòng/phút 
a/Tính tỉ số truyền i ?
b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích ?
c/ Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Tại sao ?
Bài 9 .Cơ cấu truyền động ma sát - truyền động đai hoạt động bánh dẫn có đường kính 120 cm
Và tỉ số truyền của bộ truyền động là 20. Hãy tính:
Đường kính bánh bị dẫn.
Tốc độ quay của bánh dẫn, cho biết bánh bị dẫn quay với tốc độ 420 vòng/phút.
Bài 10 .Đĩa xích của xe đạp có 95 răng, vành líp có 19 răng. 
a. Tính tỉ số truyền .
b. Cho biết số vòng quay của vành líp khi biết đĩa xích quay được 5,5 vòng?
Bài 11: Bé truyÒn ®éng ¨n khíp ( b¸mh r¨ng), b¸nh dÉn cã sè r¨ng lµ 90 tèc ®é lµ 1600 vßng/ phót. BiÕt tØ sè truyÒn lµ 5/2. H·y tÝnh tèc ®é quay , sè r¨ng cña b¸nh bÞ dÉn?
PHẦN 3 : KỸ THUẬT ĐIỆN 
Câu1: Nhận biết Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt ?
Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: Kki đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.
 Câu2: Thông hiểu Em hãy cho biết đặc điểm của đèn sợi đốt?
Đèn phát ra ánh sáng liên tục.
Hiệu suất phát sáng thấp.
Tuổi thọ của đèn thấp.
Câu3: Vận dụng Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng?
Khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến thành quang năng phát ra ánh sáng. Còn lại biến đổi thành nhiệt năng. Sờ vào bóng điện ta thấy nóng, có thể bị bỏng. Nên dùng đèn sợi đốt không tiết kiệm điện.
 Câu4: Nhận biết Em hãy nêu nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang.?
 Nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại , tia tử ngoại tác dụng tới lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.
Câu5: Thông hiểu Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng? ở nhà, công sở, trường học
Vi khi dùng đèn , khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa sáng.
Hiệu suất phát quanh của đèn huỳnh quang cao gấp 5 lần đèn sơi đốt.
Tuổi thọ của đèn cao khoảng 8000 giờ , lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
Câu6: Vận dụng So sánh đặc điểm cấu tạo của đèn sợi đốt với đèn huỳnh quang.
Đèn sợi đốt
Đèn huỳnh quang
Đèn phát ra ánh sáng liên tục
Hiệu suất phát quang thấp chỉ 4%đến 5% điện năng chuyển thành quang năng.
Tuổi thọ đèn thấp 1000 giờ 
Đèn phát ra ánh sáng không liên tục 
Hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt 5 lần. Khoảng 20% đến 25% điện năng biến đổi thành quang năng.
Tuổi thọ đèn cao 8000 giờ
Câu7: Nhận biết Em hãy cho biết nguyên lí làm việc của bàn là điện?
Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là và sử dụng để làm gì?
	Nguyên lí làm việc của bàn là điện: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
Nhiệt năng là năng lượng đầu ra của bàn là, và nhiệt năng sử dụng để làm phẳng vải hay là áo quần.
Câu8: Thông hiểu Cấu tạo bàn là điện gồm những bộ phận chính nào? Nêu chức năng của chúng?
	Cấu tạo bàn là:
Dây đốt nóng: Làm bằng hợp kim niken – crom chiệu nhiệt cao.
Vỏ bàn là: 
 + Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom.
 + Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt.
	Ngoài ra bàn là còn : Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ.
Câu9: Vận dụng Khi sửng dụng bàn là cần chú ý tới điều gì?
Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
Khi đóng điện không để đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên áo quần.
Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải cần là .
Giữ gìn mặt bàn là sạch và nhẵn.
Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
Câu10: Thông hiểu Động cơ điện sử dụng để làm gì? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện?
Động cơ điện dùng để biến điện năng thành cơ năng. VD: làm cánh quạt quay.
ứng dụng quạt điện, máy bơm nước. máy giặt, máy hút bụi.
Câu11:Vận dụng Trên vỏ của lồng quạt điện có ghi các giá trị sau:
 220V - 300W .Các giá trị đó chỉ ý gì?
- Điện áp định mức là: 220V
- Công suất định mức là: 300W
Câu12: Nhận biết Máy biến áp giảm áp có U1= 220V , U2 = 110v, số vòng dây N1 = 270 vòng, số vòng dây N2 = 330 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 = 180V để giữ U2 = 110 V không đổ số vòng dây N2 không đổi thì số vòng dây N1 bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Ta có U1 = N1 => N1 = U1 . N2 = 180. 330 = 540 (vòng)
U2 N2 U2 110
Câu13: Thông hiểu Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Khi máy biến áp làm việc điện áp đưa vào đầu dây quấn (1)là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có (2).điện từ dây quấn sơ cấp và từ dây quấn
(3).điện áp lấy ra ở hai đầu dây quấn thứ cấp (4).
Đáp án:
1. Sơ cấp 2. Thứ cấp 3. Cảm ứng 4. U2.
Câu14: Vận dụng Đưa vào cuộn sơ cấp có 4400 vòng của máy biến áp nguồn điện 220 V thì thu dược ở cuộn thứ cấp có 240 vòng một điện áp là bao nhiêu?
Nếu có điện áp là 9V ở cuộn sơ cấp thì phải cuốn bao nhiêu vòng ở cuộn này?
Đáp án:
Điện áp thu được ở cuốn thứ cấp là:
 U1 = N1 => U2 = U1 . N2 = 220.224 = 12(V)
U2 N2 N1 4400 
Số vòng phải cuốn ở cuộn thứ cấp là:
U1 = N1 => N2 = U2 . N1 = 4400.9 = 180(Vòng)
U2 N2 U1 220 
Câu15: Thông hiểu Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình và xã hội và môi trường?
Tiết kiệm tiền điện cho gia đình em.
Đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả cho các vật dụng điện.
Giảm bớt gánh nặng cho môi trường tránh ô nhiễm cho môi trường, giảm khí than nhà máy nhiệt điện.
Tiết kiệm tiền cho việc xây dựng nâng cấp các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
Câu16: Vận dụng Gia đình em đã có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng?
Tắt điện khi ra khỏi bàn học.
 Tắt thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
Hạn chế dùng các thiết bị điện trong giờ cao điểm.
 Thường xuyên mở của để lấy ánh sáng mặt trời.
Lắp các thiết bị tiết kiệm điện như thái dương năng, đèn com pác. 
Câu17: Vận dụng Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V- 60W trong một tháng. Mỗi ngày bật đèn 6 giờ.
Đáp án:
Công suất của bóng đèn là: p = 60W
Thời gian sử dụng bóng đèn trong một tháng là: t = 6.30 = 180 h
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng là:
A = P.t = 180. 60 = 10800Wh = 10,8 kWh
Câu18: Thông hiểu Mạng điện trong nhà có đặc điểm gì?
Đáp án:
Có điện áp định mức là 220 V
Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rât đa rạng .
Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
Câu19: Vận dụng Mạng điện trong nhà gồm các phần tử nào?
Đáp án:
Mạng điện trong nhà gồm các phần tử là:
Công tơ điện 
Dây dẫn điện 
Các thiết bị điện: đóng cắt bảo vệ và lấy điện.
Đồ dùng điện.
Câu20: Thông hiểu Quan sát mạng điện trong nhà em thấy có những thiết bị đóng - cắt và lấy điệnnào?
Đáp án:
Thiết bị đóng cát mạng điện trong nhà gồm: cầu dao, công tắc, nút ấn
Thiết bị lấy điện của mạng điện gồm: Phích cắm điện và ổ điện.
Câu21: Vận dụng Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như : Bàn là, quạt bàn Vào đường dây mà phải dùng các thiết bị lấy điện như phích cắm, cầu chì?
Đáp án:
Người ta không nối trực tiếp lên mạng điện mà phỉa lấy qua các thiết bị điện: 
sử dụng dược ở nhiều nơi.
Dễ sử lí khi có sự cố.
Dễ tháo ra khi muốn vệ sinh hay sửa chữa.
An toàn cho người dùng.
Câu22: Thông hiểu Em hãy cho biết ưu điểm của aptomat so với cầu chì?
Đáp án:
Aptomat là thiết bị phối hợp cả chức năng cầu chì và cầu dao, tự động bảo vệ mạng điện khi nắng mạch hoặc quá tải.
Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải vì núm điều khiển chuyển về OFF, khi sủa xong ta bật núm điều khiển ON mạch điện lại có điện.
 Câu23: Nhận biết Em hãy cho biết các bước vẽ sơ đồ lắp mạch điện.
Đáp án:
Các bước vẽ sơ đồ mạch điện sau:
Vẽ mạch nguồn
Xách định vị trí lắp đặt của các thiết bị đóng cắt bảo vệ, lấy điện và vị trí đồ dùng điện.
Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí 
Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lí.
Câu24: Thông hiểu Em hãy cho biết các bước phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện.
Đáp án:
 Các bước phân tích sơ đồ nguyên lí là:
Có bao nhiêu phần tử trong mạch điên.
Vị trí giữa các phần tử.
Mối quan hệ giữa các phần tử đó.
Câu25: Vận dụng Cho nguồn điện và một cầu chì, 2 bóng đèn sợi đốt, 1công tắc thường em hãy vẽ sơ đồ mạch điện. Theo yêu cầu sau: 2 bóng nắc song song với nhau.
Đáp án:
 220V
Câu 26: Nhận biết Em xử lí thế nào nếu mạch điện không làm việc hoặc làm việc không theo đúng yêu cầu thiết kế.
Đáp án:
Cần phải kiểm tra lại đui đèn
Cần phải kiểm tra chỗ nối dây.
Cần phải xem lại mạch điện có chỗ bị sai.
Cần phải kiểm tra để phát hiện phần tử hỏng để thay thế.
Câu27: Thông hiểu Em cần lắp một mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt được điều khiển đóng - cắt riêng biệt đểchiếu sáng bàn học và giữa phòng. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện.
Đáp án:
 Sơ đồ mạch điện.
 220V
Câu28: Thông hiểu Máy biến áp giảm áp có U1= 220V , U2 = 100V, số vòng dây N1 = 270 vòng, số vòng dây N2 = 330 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 = 180V để giữ U2 = 100 V không đổ số vòng dây N2 không đổi thì số vòng dây N1 bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Ta có U1 = N1 => N1 = U1 . N2 = 180. 330 = 594 (vòng)
U2 N2 U2 100
Câu 29: Vận dụng Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V- 60W và bàn là điện 220V – 100W trong một tháng. Mỗi ngày bật đèn 6 giờ, bàn là bật 50 phút.
Đáp án:
Công suất của bóng đèn là: p = 60W
Thời gian sử dụng bóng đèn trong một tháng là: t = 6.30 = 180 h
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng là:
A = P.t = 180. 60 = 10800Wh = 10,8 kWh
Công suất của bàn là: p = 100W
Thời gian sử dụng bàn là trong một tháng là: t = 0,5.30 = 15 h
Điện năng tiêu thụ của bàn là trong một tháng là:
A = P.t = 100. 15 = 1500Wh = 1,5 kWh
Vậy điện năng tiêu thụ của 2 vật dụng trong một tháng là:
10,8 + 1,5 = 12,3 kWh.
Câu30: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống?
- Là nguồn động lực cho các máy
- Nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị
- Tạo điều kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con người

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKI CN8.doc