Câu hỏi ôn tập môn Khoa học Khối Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Khoa học Khối Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN KHOA HỌC ============= Câu 1: Con người cần gì để sống? Đáp: Con người cần ô-xy, nước và thức ăn để sống. Câu 2: Trong quá trình sống con người lấy từ môi trường những gì và thảy ra mội trường những gì? Đáp: Trong quá trình sống con người lấy từ môi trường nước, thức ăn và không khí đồng thời thảy ra mội trường những thừa, cặn bã. Câu 3: Chất dinh dưỡng được chia làm bao nhiêu nhóm? Đáp: Các chất dinh dưỡng được chia làm 4 nhóm: Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng. Câu 4: Hãy nêu vài trò chất đạm và chất bèo trong cơ thể người? Đáp: Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể; tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào bị hủy hoại trong hoạt động đời sống của con người. Câu 5: hãy nêu vai trò của vi-ta-min trong cơ thể? Đáp: Vi-ta-min là những chất rất cần cho hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min, cơ thể sẽ bị bệnh. Câu 6: Tại sao ta lại kết hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi? Đáp: Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Để có sức khỏe tốt ta cần kết hợp nhiều thức ăn trong cùng bã ăn và cũng thường xuyên thay đổi. Câu 7: Tại sao ta không nên ăn nhiều đạm động vật cũng đạm thực vật mà phải chia đều nhau? Đáp: Vì đạm động vật nhiều chất béo chất bổ dưỡng quý nhưng khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhựng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Câu 8: Nếu thiếu i-ốt, cơ thể mắc bệnh gì? Đáp: Nếu thiếu i-ốt cơ thể kém phát triển, đần độn. Câu 9: Ăn mặn sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể? Đáp: Ăn mặn dễ dẫn đến bệnh cao huyết áp. Câu 10: Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín? Đáp: Vì nhiều loại rau, quả có đủ các loại Vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Câu 11: Muốn bảo vệ thức ăn ta làm gì? Đáp: Có nhiều cách bảo quản thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu như: làm khô, ướng lạnh, đóng hộp, Câu 12: Nếu cơ thể trẻ em thiếu chất dinh dưỡng sẽ mắc những bệnh gì? Đáp: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng, đủ chất đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng; thiếu vi-ta-min A, mắt kém, có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu i-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ. Thiếu vi-ta-min D bị còi xương. Vì vậy ta cần ăn đủ các chất dinh dưỡng theo yêu cầu và không ăn quá thừa. Câu 13: Vì sao mắc bệnh béo phì? Phòng bệnh béo phì ta làm sao? Đáp: Mắc bệnh béo phì do ăn quá nhiều, ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, Muốn phòng bệnh béo phì ta nên ăn uống hợp lý, rèn thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kỹ, năng tập thể dục và rèn luyện thể thao. Câu 14: Bệnh tiêu hóa lây qua đường nào? Đáp: Bệnh tiêu hóa lây qua đường ăn uống như: Ăn phải thức ăn ruồi nhặng bám, nấu không chín, thức ăn ôi thiu, dùng các món gỏi, không vệ sinh trước khi ăn, Câu 15: Muốn phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ta làm sao? Đáp: Muốn phòng bệnh ây qua đường tiêu hóa ta nên: - Ăn uống hợp vệ sinh. - Giữ vệ sinh cá nhân. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 16: Khi mắc bệnh ta làm gì? Đáp: Khi mắc bệnh ta nên: - Thông tin cho gia đình biết để đưa đến trạm y tế gần nhất khám và điểu trị. - Ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Ăn các thức ăn đủ chất dinh dưỡng. - Ăn ít và chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. Câu 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước ta làm gì? Đáp: Muốn phòng tránh tai nạn đuối nước ta không chơi gần ao hồ kênh rạch, giếng nước phải có nắp đậy Chấp hành tốt an toàn giao thông đường thủy, tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ. Chỉ tập bơi hoặc bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. Câu 18: Nướccó tính chất gì? Đáp: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoàn tan được một số chất. Nước có ba thể: Thể rắn, thể lỏng và thể khí. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định, nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Câu 19: Thế nào gọi là “Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên”? Đáp: Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo mưa. Mưa rơi xuống đất chạy ra ao hồ, kênh rạch, bốc hơi lên cao thành mây, hiện tượng này lặp đi lặp lại gọi là “Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên”. Câu 20: Vì sao nước bị ô nhiễm? Đáp: Nước bị ô nhiễm do các nguyên nhân sau: Nước thảy từ các nhà máy, khu công nghiệp, bể ống dẫn nước từ nhà máy nước, dầu loan do chìm tàu, vứt rác, phân gia súc, gia cầm, xả nước tưới tiêu sau khi phun sịt trên ruộng vườn xuống sông, Câu 21: Ta làm gì để bảo vệ nguồn nước? Đáp: Đề bảo vệ nguồn nước ta cần vệ sinh sạch sẽ xung quanh giếng nước, hồ nước, không đục phá đường ống dẫn nước, thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước, không vứt rác, phân chuồng, không xả nước sau khi phun sịt thuốc trên ruộng vườn xuống sông. Xây nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Câu 22: Không khí có ở đâu và gồm có những tính chất gì? Gồm những thành phần nào? Đáp: Không khí có ở mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển. Tính chất của không khí: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. Trong không khí có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ.
File đính kèm:
- ON TAP KHOA LOP 4.doc