Câu hỏi ôn tập Sinh học 9

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 9
Câu 1: Môi trường là gì? Nêu các loại môi trường? Nhân tố sinh thái là gì? Vì sao trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, con người được xếp vào nhóm sinh thái riêng?
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí, môi trường sinh vật.
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Nhân tố con người được xếp vào một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động con người khác với các sinh vật khác.Con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên môi trường thiên nhiên.
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
- Cây ưa sáng: thân cao, lá nhỏ xếp xiên, lá màu xanh nhạt, tầng cutin dày, mô giậu phát triển, cường độ quang hợp, hô hấp cao.
- Cây ưa bóng: Cây nhỏ, lá xếp ngang, lá màu xanh đậm, phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển, cường độ quang hợp, hô hấp yếu.
Câu 3: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật ?
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định ( 0 → 500C ). Tuy nhiên có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp. Sinh vật có 2 nhóm: hằng nhiệt và biến nhiệt.
Câu 4: Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ?
- Mật độ quần thể thường thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật. Khi nơi ở rộng, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh. Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh → mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
Câu 5: Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật khác nhau ở điểm nào?
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Quần thể
Quần xã
Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian xác định, có mỗi quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Đặc trưng của quần thể: tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.
Đặc trưng của quần xã là số lượng và tah2nh phần các loài sinh vật.
Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
Quan hệ hỗ trợ và đối địch
Câu 6: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Tháp dân số trẻ
Tháp dân số già
Đáy tháp rộng, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn.
Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
Đáy tháp hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh tháp không nhọn.
Tỉ lệ sinh và tử vong đều tháp, tuổi thọ trung bình cao.
Câu 7: thế nào là 1 hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần nào?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh ). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Các thành phần của hệ sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh.
+ Nhân tố hữu sinh: 
 . Sinh vật sản xuất ( là thực vật )
 . Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật )
 . Sinh vật phân giải ( vi khuẩn, nấm.. )
Câu 8: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bần, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Tác hại của ô nhiễm môi trường sống:
 .Làm mất các loài sinh vật, suy giảm hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái, gây nhiều hậu quả xấu như xói mòn, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ quét, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Các chất độc hóa học, chất phòng xạ ảnh hưởng hệ sinh thái gây bệnh di truyền, ung thư → Gây hại cho đời sống con người và sinh vật khác.
Câu 9: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ? 
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả.
- Bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật quý, hiếm có nguy cơ tiệt chủng.
-Giảm các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
- Giáo dục ý thức tự giác để mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.
Câu 10: Nêu đặc điểm mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài ?
Quan hệ
Đặc điểm
Cộng sinh
2 bên cùng có lợi
Hội sinh 
Một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại
Cạnh tranh
Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau
Kí sinh, nửa kí sinh
1 bên có lợi 1 bên bị hại
Sinh vật ăn sinh vật khác
1 bên có lợi 1 bên bị hại
Bài tập:
1. Từ bảng số liệu cá thể của các loài hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp tuổi đó thuộc dạng tháp gì?
2. Quan hệ khác loài.
→ GV sẽ cho bài tập để hs làm

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Sinh 9 HKII.doc
Đề thi liên quan