Câu hỏi ôn tập thi học kì I Sinh học Lớp 11 - Năm học 2013-2014

docx2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập thi học kì I Sinh học Lớp 11 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP THI HKI – SINH 11 – 2013 – 2014
Câu 1 : Ứng động, hướng động là gì? Nêu vai trò của ứng động, hướng động đối với đời sống thực vật.
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Hướng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng
- Vai trò của ứng động, hướng động đối với đời sống thực vật: Giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển 
Câu 2: Trình bày cấu tạo của xinap bằng hình vẽ
Câu 3 Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới
- Nhóm động vật: đối xứng toả tròn, thuộc ngành Ruột khoang
- Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
- Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân.
- Phản ứng: nhanh, kịp thời nhưng chưa chính xác → tốn nhiều năng lượng.
Câu 4. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thàn kinh dạng chuỗi hạch
- Đối tượng : từ Ruột khoang trở lên đến Côn trùng (ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp).
- Cấu tạo chung : Các dây thần kinh tập trung theo chiều ngang và tập trung theo chiều dọc tạo nên các hạch thần kinh dạng bậc thang, dạng chuỗi hạch và dạng chuỗi hạch có hạch não.
- Hình thức hoạt động : Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể. (chủ yếu là phản xạ không điều kiện).
- Phản ứng: 
+ Giun: đã có phản ứng định khu, tuy chưa hoàn toàn chính xác nhưng đã tiết kiệm được năng lượng truyền xung thần kinh.
+ Thân mềm và Chân khớp: hạch (não, ngực, bụng) với hạch não đặc biệt phát triển.
Câu 5: Các tua quấn ở cây mướp, bầu, bí... là kiểu hướng động gì?
 Kiểu hướng động của các tua quấn ở cây mướp, bầu, bí .. là kiểu hướng tiếp xúc
Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. Ví dụ, cây đậu cô ve quấn quanh cọc rào: Thông thường thì tua quấn ( thực chất là một lá bị biến dạng ) mọc thẳng cho đến khi nó tiếp xúc với cọc rào. Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại (phía không tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh cọc rào. Phần lớn các cây nho, bầu bí, .... có tua quấn. Các loại cây này dùng tua quấn để quấn lấy các vật cứng khí nó tiếp xúc.
Câu 6: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ.
Ứng động sinh trưởng 
- Xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trên và mặt dưới của các cơ quan như phiến lá, cánh hoadưới tác động kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh gây nên.
 - Ví dụ: Ứng động nở hoa của cây hoa nghệ tây.
Ứng động không sinh trưởng
- Xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nước trong các tb và trong các cấu trúc chuyên hóa hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa chất gây ra.
- Ví dụ: Ứng động của cây trinh nữ khi bị va chạm
Câu 7: Khái niệm cảm ứng ở động vật? so sánh cảm ứng ở thực vật với cảm ứng ở động vật?
Cảm ứng ở thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng trả lời lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. 
VD: khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù long, co mạch máu, nằm co mình lại .
Câu 8: So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
Cơ sở 
thần kinh
Chuỗi phản xạ không điều kiện 
Trình tự của các phản xạ trong 
hệ thần kinh được gen quy định 
Chuỗi phản xạ có điều kiện  
Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối quan hệ mới (đường liên hệ thần kinh tạm thời )
Đặc điểm 
Bền vững ,không thay đổi 
Không bền vững ,phải thường xuyên được cũng cố, có thể thay đổi 
Câu 9 :  Khái niệm tập tính ? Là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại những kích thức của môi trường. 
Nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại 
Câu 10. So sánh sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin và sợi không có bao miêlin
Giống nhau: 
- Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác
Khác nhau: 
Trên sợi thần kinh không có miêlin Trên sợi thần kinh có miêlin
- Lan truyền liên tục
- Do mất phân cực à đảo cực à tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác
- Chậm (thần kinh giao cảm 5m/s) - Lan truyền theo kiểu nhảy cóc
- Do mất phân cực à đảo cực à tái phân cực từ eo ranvie này sang eo Ranvie khác
- Tốc độ nhanh (thần kinh vận động 120m/s)
Câu 11: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
 Điện thế nghỉ (là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 bên màng tế bào) có ở tế bào đang nghỉ (không bị kích thích). Ví dụ điện thế nghỉ ở tế bào cơ đang giãn nghỉ, ở tế bào thần kinh không bị kích thích
Câu 12: Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong việc truyền tin qua xináp?
- Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thuỷ phân axêtincholin thành axêtát và côlin. Hai chất này quay trở lại chuỳ xináp và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.
Câu 13. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều (từ màng trước đến màng sau)?
- Vì màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học
Câu 14. Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
- Chim di cư do thời tiết thay đổi và khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt.
- Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Ví dụ: cá hồi
- Khi di cư động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hường nhờ vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 15 Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau: 
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
- Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

File đính kèm:

  • docxon tap.docx