Câu hỏi ôn tập về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập về Nguyễn ái quốc - Hồ Chí Minh
A.Trắc nghiệm:
Câu 1:Bác không tham gia sáng lập tổ chức nào dưới đây?
A. Đảng cộng sản Pháp	B. Hội các liên hiệp bị áp bức
C. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 2: Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã suy tôn HCM là “ Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn” vào năm nào?
A. 1980	B. 1985
C. 1990	D. 1995
Câu 3: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, HCM đặc biệt chú ý đến điều gì?
A. Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị.
B. Văn chương phải chú ý đến đối tượng thưởng thức.
C. Văn chương phải chú ý đến hình thức nghệ thuật.
D. Cả A, B và C.
Câu 4. Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc văn chính luận của HCM?
A. Bản án chế độ thực dân pháp.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Con người biết mùi hun khói.
D. Tuyên ngôn độc lập.
Câu 5: HCM quan niệm như thế nào về hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương?
A. Hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn.
B. Ngôn từ phải chọn lọc.
C. Phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6: Bác đã sáng tác văn học bằng thứ văn tự nào?
A. Tiếng Pháp, Hán và tiếng Việt.
B. Tiếng Pháp, N gavà tiếng Việt.
C. Tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt.
D. Tiếng Anh, Nga và tiếng Việt.
Câu 7: Mục đích những tác phẩm chính luận của HCM là gì?
A. Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù.
B. Phục vụ những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.
C. Thể hiện chất trữ tình đằm thắm và sự hài hước.
D. Gồm A và B.
Câu 8: “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM ra đời vào thờ điểm nào?
A. Sau ngày chiến thắng thực dân Pháp.
B.Sau ngày chiến thắng phát xít Nhật.
C. Sau ngày chiến thắng đế quốc Mĩ.
D. Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.
Câu 9: “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM được đánh giá là:
A. Một bài văn chính luận mẫu mực.	 B. Một áng văn “ Vô tiền khoáng hậu”
C. Một áng văn nghệ thuật tuyệt tác.	 D. Cả A, B, C đều đúng.
câu 10: “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM hướng tới đối tượng nào?
A. Quốc dân đồng bào.	B. Thế giới.
C. Bọn đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.	D. Cả A, B, C.
Câu11: Từ ngữ “ Suy rộng ra”được đánh giá rất cao.Vì sao?
A. Vì Bác tỏ ra là một cây bút nghệ thuật độc đáo.
B. Vì Bác tỏ ra là một người chiến sỹ kiên cường.
C. Vì Bác đã có những đóng góp cho nghệ thuật dùng từ trong văn nghị luận.
D. Vì Bác đã có một đóng góp có giá trị to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 12: Việc trích dẫn lời lẽ trong 2 bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mĩ và “ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm 1791 nhằm:
A. Khẳng định điều mà thực dân Pháp trước kia tuyên bố về Đông Dương là hoàn toàn đúng.
B. Đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập ngang hàng nhau.
C. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 13: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “ Tuyên ngôn độc lập” của HCM đều giống nhau ở điểm nào?
A. Đều được đánh giá là áng” Thiên cổ hùng văn”.
B. Đều được đánh giá là hình tượng nghệ thuật phong phú.
C. Đều được đánh giá là văn bản “ Văn sử bất phân”.
D. Đều được đánh giá là áng văn bất hủ của văn học hiện đại.
Câu14: Câu văn nào sau đây khái quát đầy đủ nhất nội dung và tinh thần của bản “ Tuyên ngôn độc lập” - HCM?
A. “ Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập”.
B. “ Toàn dân Việt nam trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.
C.”......dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
D. “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. 
Câu 15: Người viết “ Tuyên ngôn độc lập” luôn láy đi, láy lại hai chữ “ Sự thật”nhằm tạo được tác dụng gì?
A. Làm cho kẻ thù không chối cãi được.
B. Làm nên những điệp khúc nối tiếp nhau, tăng thêm âm hưởng hùng biện.
C. Làm cho nội dung vạch tội của thực dân Pháp dường như không dứt.
D. Làm cho nghệ thuật tăng cấp cứ tăng lên mãi.
 Câu 16: HCM đã đánh giá như thế nào khi hoàn thành xong bản “ Tuyên ngôn độc lập” 
A. Người chưa hài lòng ở một số lập luận trong bài.
B. Người đánh giá đây là một thành công thứ ba khiến Người cảm thấy “sung sướng”.
C. Người tạm hài lòng với văn bản này.
D. Người mãn nguyện vô cùng khi viết văn bản này.
Câu 17: 

File đính kèm:

  • dockiem tra 15moi.doc