Câu hỏi tái hiện kiến thức thi đại học năm 2012

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi tái hiện kiến thức thi đại học năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC năm 2012

1. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.
 	2.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" (Thanh Thảo)?
3. Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của đôi bàn tay TNú ( Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ Văn lớp 12, tập hai NXB Giáo dục, 2008)
4. Anh/chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và nhận xét về cách sử dụng hai từ “mình” và “ta” trong bài thơ này.
5. Hãy trình bày ngắn gọn những thành tựu chủ yếu của thơ ca Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1975 qua các chặng đường sáng tác. 6. Một trong những đặc điểm của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên. 7. Một trong những đặc điểm của VHVN giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm ứng lãng mạn. Anh (chị ) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên. 8 .Trình bày những hiểu biết của anh(chị) về các đề tài chính trong sáng tác trước cách mạng tháng 8 của nhà văn Nam Cao. 9.Trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 10.Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, đối tượng và mục đích của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh. 11. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. 12. Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua các bài thơ: Tây Tiến, Vệt Bắc, Đất Nước (Mặt đường khát vọng).
 13. Anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng về nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
 14. Nhan đề của bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tên rất giàu sức gợi. Theo anh/ chị cần trả lời câu hỏi trên như thế nào cho thỏa đáng nhất?
 15.Anh/chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và nhận xét về cách sử dụng hai từ “mình” và “ta” trong bài thơ này.
 16.Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
 17. Anh chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
 18. Anh chị hãy trình bày quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
 19. Trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật cụ Mết nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.” Anh chị hiểu ý nghĩa cuả câu nói đó như thế nào?


21. (Khối C-2010) .Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
22. (Khối D-2010) . Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân , việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?
23. (Khối C-2011).Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
24.(Khối D-2011).Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc?
 	 Cao đẳng 2011: (2đ) Trong phần đầu đoạn trích “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nguyên nhân nào dẫn đên cái chết của Trương Ba? Kết thúc vở hồn Trương Ba đã quyết định về sự sống và cái chết của mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa câu nói “ Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”
25.(Khối C-2012). Trong TP Ai đã đặt tên cho dòng sông? của PHNT, ở phần nói về thượng nguồn, sông Hương được ví với hình ảnh hai người phụ nữ nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
26.(Khối D-2012). Trong TP VC A Phủ của Tô Hoài, hoàn cảnh diễn ra việc nhìn thấy dòng nước mắt A Phủ, ý nghĩa của sự việc ấy đối với tâm lí nhân vât Mị.
 Cao đẳng 2012: (2đ) Trong Chữ người tử tù (NT), nhân vật Huấn Cao đã khuyên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” có ý nghĩa như thế nào?























 CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC - NĂM 2013

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, nhà đò sau khi vượt thác đã làm gi? Hãy nêu ý nghĩa cuả chi tiết nghệ thuật đó.
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của con sông được nhà văn so sánh với những vẻ đẹp nào của người phụ nữ? Những chi tiết đó thể hiện sự nhất quán trong phong cách của Nguyễn Tuân như thế nào?
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, cảnh tượng vượt thác được miêu tả, so sánh với những lĩnh vực nào của đời sống, văn hóa để tạo nên phong cách độc đáo của văn Nguyễn Tuân?
Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả làm nổi bật nét đẹp văn hóa của con sông khi liên hệ tới câu chuyện tình yêu trong tác phẩm thơ nào? Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật đó.
Trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, trước ngày lên đường đánh giặc, chi em Chiến đã làm gì? Những chi tiết nghệ thuật đó thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào?
Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi? Nêu 
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, khi trò chuyện với chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã nói lên quan điểm sống tuyệt đẹp của đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam qua câu nói nào? Câu nói ấy giúp anh, chị hiểu gì về tâm hồn nhân vât người đàn bà hàng?
Nhân vật bà cụ Tứ,(Vợ nhặt, Kim Lân) vào buổi sáng hôm sau đã có những hành động và tâm trạng nào? Những chi tiết đó góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm như thế nào?
Đề bài cho một đoạn văn vài câu tả cảnh hoặc tả tâm trạng yêu cầu trình bày cách hiểu về các chi tiết đó.
 10. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phung, chi tiết “Đám cứ đi” lặp lại có tác dụng gì đặc biệt về mặt nghệ thuật? Miêu tả “đám ma gương mẫu”, nhà văn muốn chia sẻ với người đọc những điều gì?
















Câu hỏi tái hiện kiến thức thường rơi vào những dạng sau:
-         Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật (Cần học kỹ 5 tác giả lớn trong chương trình văn học 11 & 12 là: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao)
-         Câu hỏi về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
-         Câu hỏi về tái hiện kiến thức một giai đoạn văn học.
-         Câu hỏi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-         Câu hỏi về các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn xuôi.
-         Câu hỏi về giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.




Câu 2 điểm:
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 
Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu 
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng… (Phạm Văn Đồng) 
Chất cổ điển và hiện đại trong các bài thơ “Tràng giang”, “Chiều tối” 
Đoạn kết Hồn Trương Ba; đoạn kết Chí Phèo 
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Câu 3 điểm:
 1. Bạo lực học đường  
2. Bệnh vô cảm  
3. Nạn bạo hành  
4. Nghị lực sống
5.Học tập
Câu 5 điểm 
Tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” 
Bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu 
Chí Phèo – Nam Cao 
Đời thừa – Nam Cao 
Bài thơ Việt Bắc: Đoạn “Những đường VB của ta… đèo De, núi Hồng” 
Phân tích tác phẩm “Chiều tối” (Lưu ý: Chỉ ra vẻ đẹp cổ điển với hiện đại) 
Phân tích nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Lưu ý cả Tốt nghiệp THPT) 
Phân tích tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” 
Phân tích tác phẩm “Vĩnh biệt cửu trùng đài”
10. Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
11. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)







CÂU NLXH (3 điểm)
Vấn đề tư tưởng đạo lí:
Lý tưởng thanh niên : động cơ và mục đích sống, học tập, lao động.
Những quan điểm nhân sinh: gia đình, cách xử sự, lời xin lỗi cảm ơn.
Tình bạn, tình yêu tuổi trẻ và quan điểm chưa đúng.
 2 . Các hiện tượng đời sống:
 - 

File đính kèm:

  • docON THI VAN.doc
Đề thi liên quan