Câu hỏi thi học sinh giỏi Toán Lớp 5 (Có đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi thi học sinh giỏi Toán Lớp 5 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi thi chọn học sinh giỏi lớp 5 
 I. Hệ thống câu hỏi chọn phương án trả lời đúng, bằng cách ghi lại chữ cái in hoa đầu dòng.
 Câu 1: Số một trăm triệu có mấy chữ số ? 
 A. Có 8 chữ số
 	 B. Có 9 chữ số
 C. Có 10 chữ số
 Câu 2a: Số trung bình cộng của các số: 
 2002; 2003; 2004 và 2007 là bao nhiêu? 
 A. 2004
 	 B. 2005
 C. 2006
 Câu 2b: Viết số 8 bằng số La Mã, có 3 em học sinh ( Ta gọi tên các học sinh đó là A; B; C) viết như sau, ai viết đúng ai viết sai? 
 A. I I X
 	 B. V I I V
 C. V I I I
 Câu 3: Tính nhẩm giá trị của biểu thức sau, rồi chọn kết quả đúng?
 100 : 5 : 5 ´ 2
 A. 2
 B. 8
 C. 50
 Câu 4: Tổng sau đây có bao nhiêu số hạng? 
 1 + 3 + 5 + ... + 2005 + 2007
 A. 1003 số hạng
 B. 1003 số hạng
 C. 1004 số hạng
 Câu 5: Tích sau có tận cùng bởi chữ số nào?
 6 ´ 16 ´ 26 ´ 36 ´ ... ´ 1996 ´ 2006
 A. Chữ số 4
 B. Chữ số 5 
 C. Chữ số 6
 Câu 6: Tích của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 30 có bao nhiêu chữ số 0 tận cùng? 
 A. 4 chữ số
 B. 5 chữ số
 C. 6 chữ số
 Câu 7: So sánh giá trị của 2 biểu thức sau đây? 
 (24+8) ´ 7 và 24 ´ 7 + 8 ´ 7
 A. (24+8) ´ 7 > 24 ´ 7 + 8 ´ 7 
 B. (24+8) ´ 7 < 24 ´ 7 + 8 ´ 7
 C. (24+8) ´ 7 = 24 ´ 7 + 8 ´ 7
 Câu 8: Hãy xét xem hiệu sau đây có chia hết cho 9 hay không?
 123456789 - 1357911
 A. Có	B. Không
 Câu 9: Có bao nhiêu số có hai chữ số chia hết 
 cho 3?
 A. 29 số
 B. 30 số
 C. 31 số
 Câu 10: So sánh giá trị của 2 biểu thứcsau đây: 
 2007 ´ 2005 - 2006 và 2005 ´ 2006 
 A. 2007 ´ 2005 - 2006 = 2005 ´ 2006 
 B. 2007 ´ 2005 - 2006 < 2005 ´ 2006 
 C. 2007 ´ 2005 - 2006 > 2005 ´ 2006 
 Câu 11: Cho 4 chữ số: 0; 1; 2; 3. Hỏi có thể 
 viết được bao nhiêu số tự nhiên khác 
 nhau có 4 chữ số khác nhau ? 
 A. 18 số 
 B. 19 số
 C. 20 số
 Câu 12: Nếu tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ, thì tích của chúng có thể là một số lẻ được không?
 A. Có 
 B. Không
 Câu 13: Nếu tích của hai số tự nhiên là một số lẻ, thì tổng của chúng có thể là một số lẻ được không?
 A. Có 
 B. Không
 Câu 14: Tổng của 10 số tự nhiên liên tiếp có tận cùng là chữ số nào?
 A. Chữ số 3
 B. Chữ số 4
 C. Chữ số 5
 Câu 15: Số 2006 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp hay không?
 A. Có 
 B. Không
 Câu 16: Một số tự nhiên chia hết cho 9, thì chắc chắn chia hết cho 3 . Điều khẳng định này đúng hay sai?
 A. Đúng 
 B. Sai
 Câu 17: Một số tự nhiên chia hết cho 3, thì chắc chắn chia hết cho 9 . Điều khẳng định này đúng hay sai?
 A. Đúng 
 B. Sai
 Câu 18: Số 2007 có thể là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp hay không?
 A. Có 
 B. Không
 Câu 19a: Người ta viết liên tiếp nhóm chữ: 
 nguoi ha tinh thành một dãy như sau:
 nguoi ha tinh nguoi ha tinh nguoi ha tinh .....
 Và tô màu các chữ cái trong dãy từ trái sang phải theo thứ tự: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
 Hỏi chữ cái thứ 2007 được tô màu gì?
 Câu 19b: Một cuộc họp có 10 người, họ cùng quen biết và bắt tay nhau ( Mỗi người chỉ bắt tay nhau một lần). Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bắt tay? 
 A. 43 cái bắt tay 
 B. 44 cái bắt tay 
 C. 45 cái bắt tay
 Câu 20: Một trường Tiểu học có 367 em học sinh. Có thể khẳng định được chắc chắn rằng có:
 A. 2 em cùng ngày sinh 
 B. 3 em cùng ngày sinh 
 C. 4 em cùng ngày sinh 
 ( Hai em được gọi là cùng ngày sinh nếu họ sinh cùng ngày và cùng tháng)
 Câu 22: Kim phút và kim giờ của một đồng hồ trùng nhau lúc 12 giờ. Thời gian kể từ lúc đó cho 
 đến lúc hai kim lại trùng nhau lần tiếp theo là bao lâu?
 A. 1 giờ 5phút
 B. 1 giờ 5phút 30 giây
 C. 1 giờ 5 phút 
 Câu 23: Kim phút và kim giờ của một đồng hồ thẳng hàng với nhau lúc 6 giờ. Thời gian kể từ lúc đó 
 cho đến lúc hai kim lại thẳng hàng với nhau lần tiếp theo là bao lâu?
 A. 1 giờ 5phút
 B. 1 giờ 5phút 30 giây
 C. 1 giờ 5 phút
 II/ Hệ thống câu hỏi học sinh tự trả lời và ghi kết quả đúng vào chổ chấm.
 Câu 24: Tổng của hai số gấp đôi số thứ nhất. Tìm thương của hai số đó? 
 Thương của hai số đó là: ...............
 Câu 25: Hiệu của hai số bằng một nửa số bị trừ. Tìm thương của hai số đó? 
 Thương của hai số đó là: ...............
 Câu 26: Tích của hai số gấp 10 lần số thứ nhất. Tìm thừa số thứ hai? 
 Thừa số thứ hai là: ...............
 Câu 27: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho khi chia số này cho 2007 thì được số dư lớn nhất?
 Số đó là: .........................................
 Câu 28: Số 2345 sẽ thay đổi thế nào nếu:
 a. Xóa bỏ chữ số 5 ?
 Số đã cho sẽ................................. 
 b. Đổi chỗ hai chữ số 4 và 5 cho nhau?
 Số đã cho sẽ...............................
 Câu 29: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất xảy ra năm 1258. Năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy? 
 Năm đó thuộc thế kỷ thứ ...............
 Câu 30: Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Năm đó thuộc thế kỷ thứ mấy?
 Năm đó thuộc thế kỷ thứ ...............
 Câu 31: Tính giá trị của biểu thức sau:
 0 ´ 1 ´ 2 ´ 3 ´ 4 ´ 5 ´ 6 ´ 7 ´ 8 ´ 9 ´ 10 
 Giá trị của biểu thức bằng: .................
 Câu 32: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả
 tìm được ..................... thừa số kia.
 Câu 33: Cho một số tự nhiên (Bằng cách viết liên tiếp các số lẻ từ số 1007 đến số 2007) như sau:
 100710091011... 200320052007.
 a. Số tự nhiên đã cho nói trên có mấy chữ số?
 Số tự nhiên đã cho có: ..................chữ số
 b. Chữ số thứ 2004 là chữ số nào?
 Chữ số thứ 2004 là chữ số: ............. 
 Đáp án câu hỏi toán lớp 5
 Câu 1: Chọn phơng án B: Có 9 chữ số
 Câu 2a: Chọn phơng án A: 2004
 Câu 2b: Chọn phơng án C: V I I I
 Câu3: Chọn phơng án B: 8
 Câu 4: Chọn phơng án C: 1004 Số hạng 
 Câu5: Chọn phơng án C: Chữ số 6
 Câu 6: Chọn phơng án C: Chữ số 6
 Câu7: Chọn phơng án C: (24+8) ´ 7 = 24 ´ 7 + 8 ´ 7 ( Tính chất nhân một số với một tổng hai số)
 Câu 8: Chọn phơng án A: Có, vì số bị trừ chia hết cho 9 và số trừ cũng chia hết cho 9. Mà vì nếu một hiệu có số bị trừ 
 và số trừ cùng chia hết cho một số thì hiệu sẽ chia hết cho số ấy.
 Câu9: Chọn phơng án B: Có 30 số có hai chữ số chia hết cho 3. vì: Số 12 là số có hai chữ số bé nhất chia hết cho 3, số 99 là số có hai chữ số lớn nhất chia hết cho 3; Từ số 12 đếm cách 3 cho đến số 99 là những số có 2 chữ số chia hết cho 3; Ta có: (99-12) : 3 + 1 = 30
 Câu 10: Chọn phơng án B: 2007 ´ 2005 - 2006 < 2005 ´ 2006. Thật vậy từ định nghĩa phép nhân, ta có: 2005 ´ 2006 = 2005 ´ 2007 - 2005. 
 Câu11: Chọn phơng án A: 18 số khác nhau có 4 chữ số. Thật vậy, Nếu ta cố định một chữ số, chẳng hạn chữ số 1 đứng ở hàng nghìn, thế thì chữ số 1 này cùng với các chữ số 0;2;3 cho ta 6 số tự nhiên khác nhau. Có 4 chữ số nh thế cho ta: 6 ´ 4 = 24 ( Số). Nhng chữ số 0 không thể đứng đầu đợc, vì nếu vậy thì trở thành số có 3 chữ số, vì vậy: 24-6 = 18 (Số) 
 Câu 12: Chọn phơng án B: Không. Thật vậy, Vì tổng của 2 số là một số lẻ nên các số hạng của tổng chắc chắn có một số lẻ và một số chẵn, và vì thế tích của chúng không thể là mộtt số lẻ mà là một số chẵn 
 Câu13: Chọn phơng án B: Không. Vì tích là số lẻ thì các thừa số của tích đều phải lẻ, do đó tổng của hai số lẻ không thể là số lẻ đợc
 Câu 14: Chọn phơng án C: Chữ số5, vì tổng của 10 số tự nhiên liên tiếp nào thì các chữ số thuộc hàng đơn vị của cả 10 số đó luôn có: 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9. Mà tổng này bằng 45. Vậy chữ số tận cùng của tổng 10 số tự nhiên liên tiếp là chữ số 5
 Câu 15: Chọn phơng án B: Không. Thật vậy: số 2006 không chia hết cho 3 ( Vì tổng các chữ số của nó không chia hết cho 3). Mà 3 số tự nhiên liên tiếp thị nhất định có một số chia hết cho 3, nên tích của ba số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3. Số 2006 không chia hết cho 3. Vậy 2006 không thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp đợc.
 Câu16: Chọn phơng án A: Đúng. Vì Tổng các chữ số của một số mà chia hết cho 9, thì tổng đó chia hết cho 3, nên số đó chia hết cho 3.
 Câu 17: Chọn phơng án B: Sai. Vì Tổng các chữ số của một số mà chia hết cho 3, thì tổng đó cha hẵn đã chia hết cho 9, nên số đó cha hẵn đã chia hết cho 9. Vậy điều khẳng định là sai.
 Câu18: Chọn phơng án A: Có. Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp thì bằng số hạng thứ 2 nhân với 3, Nên tổng ấy phải chia hết cho 3. Số 2007 chia hết cho 3, nên 2007 chắc chắn là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp nào đó ( Đó là: 668;669;670)
 Câu 19a: Chữ cái thứ 2007 đợc tô màu Lam. thật vậy: 2007: 7 d 5, Do đó màu thứ 5, màu lam là màu cần tìm
 Câu19b: Chọn phơng án C: 45 cái bắt tay. Ta có: 9+8+7+6+5+4+3+2+1= 45
 Câu 20: Chọn phơng án A: Có 2 em cùng một ngày sinh. 
 Câu 21: Chọn phơng án C: 1 giờ 5 phút . Thật vậy, đây là 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau nên muốn tìm thời gian đuổi kịp nhau ( trùng nhau) ta chỉ việc lấy hiệu độ dài của hai quảng đờng chia cho hiệu của hai vận tốc. Mà hiệu của hai quảng đờng là: 1 ( Vòng) và hiệu của hai vận tốc là: 1 - 1/12 = 11/12 ( Vòng/ giờ). Do đó thời gian cần tìm để kim phút đuổi kịp kim giờ là: 1 : 11/12 = 12/11 (giờ) = 1 giờ 5 phút
 Câu 22: Chọn phơng án C: 1 giờ 5 phút ( Giải thích nh câu 21)
 Câu 23: Thơng bằng 1 vì hai số đó bằng nhau
 Câu 24: Thơng bằng 2 vì khi đó số bị trừ gấp đôi số trừ
 Câu 25: Thừa số thứ hai bằng 10
 Câu 26 : Số đó là 2006 . Thật vậy: Số d của một phép chia bao giờ cũng bé hơn số chia, nên số d lớn nhất khi chia 
 một số cho 2007 phải là 2006. Vậy số 2006 là số tự nhiên bé nhất khi chia cho 2007 đợc số d lớn nhất.
 Câu 27: a. Số đã cho sẽ giảm đi 5 đơn vị và giảm đi 10 lần 
 b. Số đã cho sẽ tăng thêm 9 đơn vị. Thật vậy: 2354 - 2345 = 9
 Câu 28: Năm đó thuộc thế kỷ thứ 13
 Câu 29: Năm đó thuộc thế kỷ thứ 11
 Câu 30: Giá trị của biểu thức bằng 0. Vì bất cứ số nào nhân với 0 cũng bằng 0
 Câu 31: Chia tiếp cho
 Câu 32: a. 2004 chữ số. Thật vậy: (2007 -1007 ) : 2 + 1 = 501; 4 ´ 501 =2004 ( Chữ số).
 b. Chữ số thứ 2004 là chữ số: 7 ( Từ câu hỏi a ta có ngay kết quả câu b) 
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Môn: Toán
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: D ( Vì 2 số đo không cùng một đại lượng. ) 
Câu 4: C
Câu 5: B
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: D
Câu 9: A
Câu 10: A
Câu 10: B
Câu 11: B
Câu 12: B
Câu 13: a. 15000 b. 31200 c. 87
Câu 14: a. m 
 b. n, m
Câu 15: D
Câu 16: C
 Vì: - Các số trên lập thành 1 dãy số lẻ cách đều nhau 2 đơn vị.
 - Số số hạng trong dãy là số lẻ nên trung bình cộng của các số trên chính bằng số ở giữa . Vậy trung bình cộng của các số đó là 409.
Câu 17: A
 Vì: - Các số trên lập thành 1 dãy số chẵn cách đều nhau 2 đơn vị.
 - Số số hạng trong dãy là số chẵn nên trung bình cộng của các số trên bằng trung bình cộng của một cặp số cách đều 2 đầu dãy số. Vậy trung bình cộng của các số đó là : ( 502 + 512 ) : 2 = 507
Câu 18: C
 Vì các số có 3 chữ số lập được không yêu cầu các chữ số khác nhau nên từ 3 chữ số 1, 2 và 3 ta có thể có:
 - 3 cách chọn chữ số hàng trăm.
 - 3 cách chọn chữ số hàng chục.
 - 3 cách chọn chữ số hàng đơn vị.
 Vậy ta có thể lập được:
 3 3 3 = 27 ( số )
Câu 19: B
 Vì các số có 3 chữ số lập được có các chữ số khác nhau nên từ 3 chữ số 1, 2 và 3 ta có thể có:
 - 3 cách chọn chữ số hàng trăm.
 - 2 cách chọn chữ số hàng chục.
 - 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị.
 Vậy ta có thể lập được:
 3 2 1 = 6 ( số )
Câu 20: C
 Trước lúc chuyển, bao I hơn bao II là:
 6 2 = 12 ( kg )
Câu 21: C
 Nhận xét: 3 = 1 + 2
 5 = 2 + 3
 8 = 3 + 5
 ..
 Quy luật: Trong dãy số trên, bắt đầu từ số hạng thứ 3 trở đi thì số hạng liền sau bằng tổng 2 số hạng lền trước.
 Số cần điền là: 5 + 8 = 13
Câu 22: B
 Các số có 3 chữ số là: 100; 101; 102; 103; ; 998; 999.
 Vậy số số có 3 chữ số là:
 ( 999 – 100 ) : 1 + 1 = 900 ( số )
Câu 23: C
 Vì bao I hơn bao II số kg là: 2 2 + 3 = 7 ( kg ) 
Câu 24: C
 Vì : Gạch bỏ chữ số 0 tận cùng ở số bị chia và số chia.
 Lần 1: Ta phải lấy 67 : 8 được chữ số thứ nhất của thương.
 Lần 2: Hạ chữ số 2 xuống bên phải số dư và chia số đó cho 8 ta được chữ số thứ 2 của thương.
 Lần 3: Hạ chữ số 0 xuống bên phải số dư và tiếp tục chia ta được chữ số thứ 3 của thương.
Câu 25: Số học sinh của lớp đó là 47.
 ( Lập luận như sau: Theo bài ra số học sinh lớp đó là số có 2 chữ số và chữ số hàng chục là 4. Vì số đó chia cho 5 dư 2 nên chữ số hàng đơn vị là 2 hoặc 7. Mặt khác số đó chia 3 dư 2 nên chữ số hàng đơn vị là 7. Vậy số đó là 47. )
Câu 26: Chữ số cần gạch bỏ là chữ số 5
 ( Để A 9 thì tổng các chữ số của A phải chia hết cho 9.
 Mà 9. Vậy chữ số cần gạch bỏ là chữ số 5. )
Câu 27: B
 Ta thấy: 
 Tích 5 6 7 8 có chữ số tận cùng là 0 ( Vì 5 8 có chữ số tận cùng là 0).
 Tích 7 8 9 10 có chữ số tận cùng là 0 ( Vì 10 có chữ số tận cùng là 0).
 Vậy 6 7 8 9 = 3024
Câu 28: a = 4
 Vì tích 4 5 6 7 8 9 9 hay 60a80 9
 nên (6 + 0 + a + 8 + 0 ) 9 ; vậy a = 4.
Câu 29: A
Câu 30: B
 ( 1 + 2 + 3 +  + 99) ( 2006 – 1003 2 ) = 0
 Nên biểu thức ban đầu có dạng:
 0 + 2 42 = 84
Câu 31: B
 93
 CS tận cùng là 1 CS tận cùng là 1
 Vậy tích trên có chữ số tận cùng là 3.
Câu 32: y = 14
 ( Vì: Biểu thức 2007 – 2006 : ( 15 – y ) có giá trị bé nhất khi 2006 : ( 15 – y ) có giá trị lớn nhất.
 Để 2006 : ( 15 – y ) có giá trị lớn nhất thì ( 15 – y ) có giá trị bé nhất. Vì số chia khác 0 nên 15 – y = 1 ( bé nhất ). Vậy y = 14. )
 Người soạn: Phạm Thị Hồng Vân
 Đơn vị: Phòng Giáo dục Đức Thọ

File đính kèm:

  • docBo cau hoi HSG lop 5.doc