Câu hỏi trắc nghiệm ADN

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ADN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Gen là một đoạn ADN
A.Mang thông tin cấu trúc của mọi phân tử protein.
B. Mang toàn bộ thông tin di truyền của tế bào.
C. Chứa các bộ ba mã hóacác axit amin của phân tử poolisaccarit.
D. Mang thong tin mã hóa một chuỗi poolipeptit hay một phân tử ARN.
Câu 2: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử:
A. Pôlipeptit	B . rARN	C. tARN	D. mARN, tARN, rARN.
Câu 3: Mỗi gen cấu trúc có thứ tự các vùng trình tự nuclêôtit từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc là:
	A. Điều hòa, mã hóa, kết thúc.	B. Khởi đầu, mã hóa, kết thúc.
	C. Điều hòa, vận hành, kết thúc.	D. Điều hòa, mã hóa, vận hành.
Câu 4: Gen không phân mãnh có vùng mã hóa
	A. Không liên tục.	B. Cả êxon và intron.	
C. Liên tục.	 	D. Đoạn intron.
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực
	A. Phần lớn các gen có vùng mã hóa không liên tục.
	B. Các gen có vùng mã hóa liên tục.	C Các gen không có vùng mã hóa liên tục.
	D. Phần lớn các gen không có vùng mã hóa liên tục.
Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ:
	A. Các gen có vùng mã hóa liên tục.	B. Các gen không có vùng mã hóa liên tục.
	C. Phần lớn các gen có vùng mã hóa không liên tục.
D. Phần lớn các gen không có vùng mã hóa liên tục.
Câu 7: Bản chất của mã di truyền:
A.Một bộ ba mã hóa một axit amin.
B. Ba nulêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axit amin.
C.Trình tự sắp xếp các nuclêootit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.
D.Các axit amin được mã hóa trong gen.
Câu 8: Tại sao nói mã di truyền có tính thoái hóa:
	A. Vì nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một axit amin.
	B. Vì có nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.
	C. Vì nhiều bộ ba mã hóa đồng thời nhiều axit amin.
	D. Vì một bộ ba mã hóa một axit amin.
Câu 9: Một phân tử ADN ở tế bào nhân thực có số nuclêôtit loại xitôzin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêootit loại timin của phân tử ADN là:
	A. 10%.	B. 20%.	C. 30%.	D. 40%.
Câu 10: Gen phân mãnh có vùng mã hóa
	A. Liên tục.	B. Không chứa đoạn êxôn.	
C. Không liên tục.	D. Không chứa đoạn intron.
Câu 11: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
	A. Bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.	B. Giữ lại một mạch của ADN mẹ.
	C. Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
	D. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
Câu 12: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện theo cơ chế
	A. Tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.	B. Tổng hợp ADN, ARN.
	C. Tổng hợp ADN, dịch mã.	C. Tự sao, tổng hợp ADN.
Câu 13: Tính phổ biến của mã di truyền thể hiện ở
A. Nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.B. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin. D. Mọi sinh vật thường có chung bộ mã di truyền.
Câu 14: Trong cơ chế nhân đôi ADN, enzim ADN poolimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều:
A. 3’ " 5’ .	B. 5’ " 3’ .
C. 3’ " 5’ ở mạch này, 5’ " 3’ ở mạch kia.	D. Tùy thuộc vào sự di chuyển của enzim.
Câu 15: Trong cơ chế nhân đôi ADN, đoạn Okazaki là:
A.Đoạn intron của gen phân mãnh.	B.Đoạn êxôn của gen phân mãnh.
C. Đoạn pôlinuclêôtit tạo ra từ mạch khuôn 3’ " 5’ .
D. Đoạn pôlinuclêôtit tạo ra từ mạch khuôn 5’ " 3’ .
Câu 16: Các đoạn mã hóa axit amin trên gen cấu trúc của tế bào nhân thực được gọi là
A. Intron.	B. Côđôn.	C. Êxon.	D. Anticôđôn.
Câu 17: Ý nghĩa của cơ chế nhân đôi ADN trong tế bào:
A. Cơ sở để tổng hợp ARN.	B. Cơ sở để tổng hợp protein.
Cc. Cơ sở để tự nhân đôi nhiễm sắc thể.	D. Cơ sở để tổng hợp ribôxôm.
Câu 18: Một phân tử ADN tự nhân đôi k lần liên tiếp thì tạo ra số ADN mới là
A. k.	B. 2k.	C. 2k	D. k2
Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza có vai trò:
A. Tháo xoắn phân tử ADN.	B. Cắt đứt liên kết hidro giữa hai mạch ADN.
C. Cắt đứt các liên kết hóa trị giữa các nuclêootit.
D. Lắp ráp các nuclêootit tự do theo nguyên tắc bổ sung với một mạch khuôn của ADN.
Câu 20: Một phân tử ADN tự nhân đôi k lần liên tiếp thì tạo ra số ADN hoàn toàn mới là
A. k - 1.	b. 2k – 1.	c. 2k – 2.	d. k2 – 1.
Câu 21. Cô don là bộ ba mã hóa nằm trên
	A.ADN	B.mARN	C.tARN	D.rARN
Câu 22. Quá trình phiên mã tổng hợp nên các loại phân tử 
	A.ADN	B.ARN	C.Protein	D.Lipit
Câu 23.Chức năng chính của mARN là 
	A.Làm khuôn trực tiếp tổng hợp mARN.	B.Vận chuyển aa để tổng hợp protein
	C.Cấu tạo nên mARN	D.Xúc tác phản ứng tổng hợp ADN
Câu 24.Anticodon là bộ ba nằm trên 
	A.ADN	B.tARN	C.mARN	D.rARN
Câu 25.Ở vi khuẩn, aa mở đầu chuổi polypeptit là 
	A.metionin	B.Lisin	C.foomin metionin 	D.Glutamic.
Câu 26.Các bước tổng hợp mARN ở tế bào nhân thực là	A.gen---> mARN sơ khai ---> loại bỏ intron ---> nối exon ----> mARN
	B. gen---> mARN sơ khai ---> loại bỏ exon ---> nối intron ----> mARN
	C. gen---> mARN sơ khai ---> nối exon ---> loại bỏ intron ----> mARN
	D. gen---> mARN sơ khai ---> nối intron ---> loại bỏ exon ----> mARN 
Câu 27.Quá trình dịch mã để tổng hợp các loại phân tử 
	A.ADN	B.ARN	C.Protein	D.Lipit
Câu 28.Quá trình dịch mã gồm các giai đoạn
	A.Tự sao ---> phiên mã -----> dịch mã	B.Phiên mã ---> dịch mã
	C.sao mã ---> dịch mã	D.hoạt hóa aa ---> dịch mã
Câu 29. Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều
	A.3’ ----> 5’ ở mạch này, 5’ ----> 3’ ở mạch kia	B. 3’ ----> 5’
	C.chiều tùy thuộc vào sự di chuyển của enzim	D.5’ ----> 3’
Câu 30. Sơ đồ thực hiên đúng mối quan hệ giữa gen, ARN , protein và tính trạng là 
	A.ADN ---> mARN ---> protein ---> tính trạng	
B.mARN --->ADN ---> protein ---> tính trạng
	C. ADN ---> protein ---> mARN ---> tính trạng	
D. Protein---> mARN --->ADN---> tính trạng
Câu 31.Điểm giống nhau giữa nhân đôi ADN và phiên mã là
	A.đều tuân theo nguyên taws bổ sung	B.đều cần một đoạn gen làm khuôn
	C.đều có ADN polymeraza xúc tác	D.Cả A, B, C đều đúng
Câu 32.Mạch khuôn chọn làm mạch gốc trong phiên mã là 
	A.mạch 5’---> 3’ của gen 	B. mạch 3’---> 5’ của gen 	
	C.Cả 2 mạch của gen	D.mạch phù hợp với chiều di chuyển của enzim
Câu 33. Trong quá trình dịch mã, vai trò chính của tARN là
	A.làm khuôn trực tiếp tổng hợp protein	B.vận chuyển aa để tổng hợp protein
	C.cấu tạo nên riboxom	D. xúc tác phản ứng tổng hợp ADN
Câu 34. Trong quá trình dịch mã liên kết peptit đầu tiên được hình thành là liên kết giữa 
	A.aa mở đầu và aa thứ nhất	B.aa thứ nhất với aa thứ hai
	C.metionin và aa thứ hai	D.foocmin metioni và aa thứ nhất.
Câu 35.Quá trình dịch mã hoàn tất khi riboxom tiếp xúc với 1 trong các codon nào sau đây
	A.AUG, UGA, UAG	B.UAA, UAG, UGA
	C.UUA, UAG, UGA	D.AUG, UAA, UGA
Câu 36.Phiên mã ngược là quá trình
	A.tổng hợp ADN từ ARN ( gặp ở 1 số loài virut)	
B.tổng hợp ADN từ protein (gặp ở 1 số loài virut)
	C.tổng hợp ARN từ ADN (ở mọi sinh vật)	D.tổng hợp protein từ mARN (ở mọi sinh vật)
Câu 37.Phân tử đóng vai trò quan trong nhất trong cơ chế di truyền cấp phân tử là 
	A.ADN vì mang mã gốc quy định cấu trúc ARN và protein
	B.Các loại ARN, vì mỗi loại đều tham gia tổng hợp protein
	C.Protein vì biểu hiện tính trạng
	D.các enzim, vì xúc tác để các cơ chế di truyền diễn ra.
Câu 38. Polyxom là 
	A.tập hợp tất cả riboxom đang tổng hợp protein	
B. Nhóm các riboxom đang cùng trượt trên 1 mARN
C.tập hợp các riboxom trong 1 tế bào.
D.nhóm các riboxm trên lưới nội chất hạt
Câu 39. Hoạt động của polyxom có ý nghĩa
	A.Tăng hiệu suất tổng hợp ADN	B.Tăng hiệu suất phiên mã của 1 gen
	D.Tăng hiệu suất dịch mã của 1 mARN	D.biểu hiện nhanh tính trạng
Câu 40. Một mARN trưởng thành dài 5100 A0 tham gia dịch mã thì tạo được polypeptit (không kể aa mở đầu ) là 
	A.500	B.499	C.498	D.497
Câu 41. Thực chất của điều hòa hoạt động gen là:
A. điều hòa phiên mã.	B. điều hòa dịch mã.
C. điều hòa biểu hiện tính trạng.	D. điều hòa sản phẩm của gen.
Câu 42. Nhà khoa học đầu tiên xây dựng mô hình điều hòa hoạt động gen ở vi khuẩn là:
A. Lamac và Đacuyn.	B. Menđen và Moocgan.
C. Jaccôp và Mônô.	D. Oatxơn và Cric.
Câu 43. Ở sinh vật nhân thực, điều hòa hoạt động của gen ở mức độ phiên mã nghĩa là:
A. điều hòa số mARN được tổng hợp trong tế bào.
B. điều hòa lượng prôtêin được tạo ra.
C. làm biến đổi prôtêin sau khi được tổng hợp.
D. điều hòa thời gian tồn tại của mARN.
Câu 44. Ở sinh vật nhân thực, điều hòa hoạt động của gen ở mức độ dịch mã nghĩa là:
A. điều hòa số mARN được tổng hợp trong tế bào.
B. điều hòa lượng prôtêin được tạo ra.
C. làm biến đổi prôtêin sau khi được tổng hợp.
D. điều hòa thời gian tồn tại của mARN.
Câu 45. Ở sinh vật nhân thực, điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn sau dịch mã nghĩa là:
A. điều hòa số mARN được tổng hợp trong tế bào.
B. điều hòa lượng prôtêin được tạo ra.
C. làm biến đổi prôtêin sau khi được tổng hợp cho phù hợp với chức năng.
D. điều hòa thời gian tồn tại của mARN.
Câu 46. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra chủ yếu ở giai đoạn:
A. tự sao.	B. phiên mã.	C. dịch mã.	D. sau dịch mã.
Câu 47. Ở sinh vật nhân thực điều hòa hoạt động gen diễn ra:
A. ở giai đoạn phiên mã.	B. ở giai đoạn dịch mã.
C. ở giai đoạn sau dịch mã.	D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.
Câu 48. Cấu trúc của một opêron Lac ở vi khuẩn E.coli gồm các vùng theo thứ tự đúng là:
A. vùng khởi động, vùng vận hành, vùng gen cấu trúc.
B. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng gen cấu trúc.
C. vùng khởi động, vùng điều hòa, vùng gen cấu trúc.
D. vùng khởi động, vùng gen cấu trúc, vùng vận hành.
Câu 49. Một gen không thuộc opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động các gen của opêron là:
A. gen khởi động.	B. gen điều hòa.	C. gen cấu trúc.	D. gen vận hành.
Câu 50.Gen điều hòa có vai trò:
A. tổng hợp prôtêin khởi động phiên mã.	
B. tổng hợp prôtêin từ gen cấu trúc.
C. tổng hợp prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành.
D. hoạt hóa gen cấu trúc phiên mã.
Câu 51. Vai trò của chất cảm ứng trong hoạt động của opêron là:
A. kích thích vùng khởi động.
B. hoạt hóa gen cấu trúc phiên mã.
C. gắn vào prôtêin ức chế để vô hiệu hóa prôtêin ức chế.
D. gắn vào gen điều hòa để ngăn cản tạo prôtêin ức chế.
Câu 52. Gen cấu trúc của opêron Lac có vai trò là:
A. quy định tổng hợp prôtêin khởi động phiên mã.
B. quy định tổng hợp enzim phân giải lactozơ.
C. quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
D. hoạt hóa gen vận hành.
Câu 53. Khi môi trường không có lactozơ thì:
A. gen điều hòa tạo prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành ngăn cản gen cấu trúc phiên mã.
B. ARN polimeraza gắn vào vùng khởi động và gen cấu trúc tiến hành phiên mã.
C. enzim phân hủy lactôzơ được tổng hợp với số lượng lớn.
D. chất cảm ứng gắn vào và làm biến đổi prôtêin ức chế.
Câu 54. Vì sao môi trường có lactôzơ thì prôtêin ức chế mất tác dụng?
A. Vì gen điều hòa bị ức chế.	B. Vì nó bị phân hủy bởi lactôzơ.
C. Vì gen cấu trúc tiến hành phiên mã.	D. Vì nó bị lactôzơ làm mất cấu hình không gian.
Câu 55. Ý nghĩa của sự điều hòa hoạt động gen là:
A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hòa.
Câu 56. Đột biến gen là:
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. những biến đổi vị trí của gen trong tế bào.
C. những biến đổi số lượng của gen trong tế bào.
D. những biến đổi về cấu trúc, vị trí, số lượng gen.
Câu 57. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến sự biến đổi của:
A. một cặp nuclêôtit.	B. một gen.
C. một số cặp nuclêôtit.	D. một đoạn nuclêôtit.
Câu 58. Thể đột biến là:
A. cá thể mang gen đột biến.
B. cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
C. cá thể mang gen đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
D. cá thể mang vật chất di truyền đã bị biến đổi.
Câu 59. Nguyên nhân gây đột biến là:
A. Chất độc hóa học, tia phóng xạ.	
B. một số loại virut xâm hại trong cơ thể.
C. biến đổi sinh lí, hóa sinh trong cơ thể.	
D. tác nhân bên ngoài (lí, hóa, sinh) và bên trong cơ thể.
Câu 60. Tần số đột biến gen dao động trung bình từ:
A. 10-8 đến 10-6.	B. 10-6 đến 10-4.	C. 10-4 đến 10-2.	D. 10-3 đến 10-1.
Câu 61. Các dạng đột biến điểm là
A. Thay thế hay thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
B. Đảo hay thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
C.Thay thế hay thêm hoặc mất hai cặp nuclêôtit
D. Thay thế hay thêm hoặc mất một vài cặp nuclêôtit
Câu 62. Loại đột biến ít gây hại nhất thường là dạng đột biến 
 A. Mất 1 cặp nuclêôtit không ở ba mở đầu.
 B. Thêm 1 căp nuclêôtit ở cuối gen.
 C. Thay thế một cặp nuclêôtit không ở bộ ba mở đầu.
 D. Đảo một cặp nuclêôtit ở vị trí đầu gen.
Câu 63. Tác nhân hóa học như 5-brôm uraxin gây đột biến theo sơ đồ 
 A. A-T→A-5BU→G-5BU→X-G.	 B. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X.
 C. T-A→T-5BU→X-5BU→G-X.	 D. A-T→T-5BU→X-5BU→XG.
Câu 64. Vì sao 5BU cókhả năng gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X ?
 A. Vì 5BU là chất đồng đẳng của ađênin, tinin.
 B. Vì 5BU là chất đồng đẳng của guanin	, ađênin.
 C. Vì 5BU là chất đồng đẳng của xitôzin,guanin.
 D. Vì 5BU là chất đồng đẳng của timim,xitôzin.
Câu 65. Khi gen bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ .
 	A. Giảm1 B. Giảm 2 C. Tăng1 D. Tăng 2
Câu 66. Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
 	A. Đầu gen	B. Giữa gen	C. 2/3 gen	D. Cuối gen
Câu 67. Guanin dạng hiếm(G*) kết hợp với timin trong quá trình nhân đôi ADN gây ra
	A. Đột biến thay thế cặp A- T→ G*- X	A. Đột biến thay thế cặp G*- X→ A- T
	C. Đột biến mất cặp A- T
	D. 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN gắn nối với nhau
Câu 68. Dạng đột biến có thể không làm thay đổi chiều dài và số liên kết hiđro của gen là
	A. Thay thế 1 cặp và đảo 1 căp nuclêôtit	B. Thêm 1 cặp và đảo 1 căp nuclêôtit
	C. Thay thế 1 cặp và mất 1 căp nuclêôtit	D. Thay thế 1 cặp và thêm 1 căp nuclêôtit
Câu 69. Vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa là
	A. Hình thành loài mới 	B. Có thể tuyệt chủng loài
	C. Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc	D. Tạo biến dị có lợi cho sinh vật
Câu 70. Trong nông nghiệp, đột biến gen có vai trò
	A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống
	B. Tạo giống mới
	C. Tạo kiểu hình thích nghi với nhu cầu của con người
	D. Cải tạo giống tốt hơn
Câu 71. Loại đột biến nào xảy ra làm tăng hay giảm 1 liên kết hidro của gen
	A. Mất hoặc thêm 1 căp nuclêôtit	B. Thay thế 1 căp nuclêôtit
	C. Thay thế cặp A- T→ T- A	D. Thay thế cặp A- T→ G- X
Câu 72. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào
	A. Tổ hợp gen	B. Điều kiện môi trường
	C. Tổ hợp gen và điều kiện môi trường	D. Kiểu hình của cơ thể mang đột biến
Câu 73. Gen A có 3900 liên kết hidro, bị đột biến ở 1 căp nuclêôtit thành alen a có 3899 liên kết hidro. Vậy đó là dạng đột biến nào?
	A. Mất hoặc thêm 1 căp nuclêôtit	B. Thay thế 1 căp nuclêôtit
	C. Thay thế cặp A- T→ G- X	D. Thay thế cặp G- X→ A- T
Câu 74. Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng lien kết hidro của gen?
	A. Mất 1 căp nuclêôtit	B. Thêm 1 căp nuclêôtit
	C. Thay thế cặp G- X→ X- G	D. Thay thế cặp G- X→ A- T
Câu 75. Gen B 3600 liên kết hidro và tỉ lệ A: G = 3: 2 bị đột biến ở 1 căp nuclêôtit thành alen bcó 3599 liên kết hidro nhưng chiều dài không đổi. Số lượng từng loại nuclêôtit trong gen b là
	A. A= T= 600; G = X = 900	B. A= T= 900; G = X = 600
	C. A= T= 901; G = X = 599	D. A= T= 601; G = X = 899
 * Một phân tử AND dài 1,02mm thực hiện nhân đôi 3 đợt. Sử dụng dự kiện này để trả lời từ câu 76 đến 81
Câu 76. Số lượng các ADN con được hình thành là
	A. 2 phân tử	B. 4 phân tử	C. 6 phân tử	D. 8 phân tử
Câu 77. Số lượng các ADN con trong cấu trúc còn chứa mạch đơn của ADN mẹ là
 	A. 1 phân tử	B. 2 phân tử	C. 3 phân tử	D. 4 phân tử
Câu 78. Tổng số ADN được cấu tạo hoàn toàn từ các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào cung cấp cho các đợt nhân đôi là
	A. 2 phân tử	B. 4 phân tử	C. 6 phân tử	D. 8 phân tử
Câu 79. Số lượng đơn phân có trong mỗi phân tử ADN là
	A. 3. 103 nuclêôtit	B. 3. 106nuclêôtit	C. 6. 103 nuclêôtit	D. 6. 106 nuclêôtit
Câu 80. Số lượng nuclêôtit tự do môi trường cung cấp khi ADN mẹ hoàn thành đợt nhân đôi lần thứ nhất là
	A. 6. 103 nuclêôtit	B. 6. 106nuclêôtit	C. 12 103 nuclêôtit	D. 12. 106 nuclêôtit
Câu 81. Tổng số nucleotit tự do môi trường nội bào cần cung cấp khi hoàn thành các đợt nhân đôi là 
	A. 42.106 nucleotit	B. 42.103 nucleotit
	C. 48.106 nucleotit	D. 48.103 nucleotit
* 000Cho biết một phần trình tự nucleotit của mạch mã gốc trong gen là 5'...ATXXXGGAAGAXAXXXXT...3'. Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 82 đến câu 85.
Câu 82. Trình tự nucleotit của mạch bổ sung với mạch mã gốc trong gen là
	A. 5'...UAGGGXXUUXUGUGGGGA...3'
	B. 5'...TAGGGXXTTXTGTGGGGA...3'
	C. 3'...UAGGGXXUUXUGUGGGGA...5'
	D. 3'...TAGGGXXTTXTGTGGGGA...5'
00003 Câu 83. Trình tự ribonucleotit của ARN được phiên mã từ gen là
	A. 5'...AGGGGUGUXUUXXGGGAU...3'
	B. 5'...AGGGGTGTXTTXXGGGAT...3'
	C. 3'...AGGGGUGUXUUXXGGGAU...5' 
	D. 3'...AGGGGTGTXTTXXGGGAT...5' 	
00004 Câu 84. Số lượng mã di truyền tương ứng trên mARN là
	A. 5 côđon	B. 6 côđon	C. 18 côđon	D. 36 côđon
00005 Câu 85. Số lượng axit amin tương ứng có trong chuỗi polipeptit hình thành sau dịch mã là
	A. 5 axit amin	B. 6 axit amin	C. 19 axit amin	D. 20 axit amin
00006 * Một đoạn mARN chứa trình tự các ribônucleotit là
5'...XAXUXAUXAUAUGGG...3'
Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 86 đến câu 89.
Câu 86. Trình tự các nucleotit của gen B đã tổng hợp đoạn mARN là
	A. 3'...XXXATAGTATGAGTG...5'
	 5'...GGGTATXATAXTXAX...3'
	B. 5’...XAXTXATAXTATGGG...3’
	 3’...GTGAGTATGATAXXX..5’
	C. 5’...XXXATAGTATGAGTG...3’
	 3’...GGGTATXATAXTXAX...5’
	D. 5’...GTGAGTATGATAXXX...3’
	 3’...XAXTXATAXTATGGG...5’
00007 Câu 87. Cho rằng gen B khi đột biến ở một điểm tạo thành gen b không làm thay đổi thành phần mỗi loại nucleotit của gen B. Dạng đột biến gen đã xảy ra là
	A. mất một cặp nucleotit	B. tăng một cặp nucleotit
	C. thay thế một cặp nucleotit cùng loại	D. thay thế một cặp nucleotit khác loại
00008 Câu 88. Trình tự đoạn mARN được phiên mã từ gen b có khả năng thay đổi như sau.
	A. 5’...XAXUXAUAXUAUGGG...3’
	B. 5’...GGGUAUGAUAXUXAX...3’
	C. 3’...XAXUXAUAXUAUGGG...5’
	D. 3’...GGGUAUGAUAXUXAX...5’
00009 Câu 89. Cấu trúc chuỗi polipeptit được dịch mã từ gen b không thể
	A. giữ nguyên trình tự axit amin	B. đổi mới một loại axit amin
	C. giảm bớt nhiều axit amin	D. đổi mới nhiều loại axit amin
00010 Gen A gồm 1500 cặp nucleotit, trong đó có 600 nucleotit loại X. Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 90 đến câu 98.
Câu 90. Chiều dài gen A là
	A. 2550A0	B. 3000A0	C. 4500A0	D. 5100A0
00011 Câu 91. Số lượng từng loại nucleotit trong gen A là
	A. A = G = 900; T = X = 600	B. A = G = 450; T = X = 300
	C. A = T = 900; G = X = 600	D. A = T = 450; G = X = 300
00012 Câu 92. Số lượng liên kết hyđro hình thành giữa hai mạch đơn trong gen A là
	A. 3900 liên kết	B. 3600 liên kết
	C. 1950 liên kết	D. 1800 liên kết
00013 Câu 93. Khi phân tử ADN có chứa gen A nhân đôi một lần. Số nucleôtit tự do được cung cấp từ môi trường nội bào là
	A. 600 nucleotit	B. 750 nucleotit
	C. 1500 nucleotit	D. 3000 nucleotit
00014 Câu 94. Số lượng từng loại nucleotit của các gen con là
	A. A= T = 900; G = X = 600	B. A= T = 1800; G = X = 1200
	C. A= T = 450; G = X = 300	D. A= T = 600; G = X = 900
00015 Câu 95. Khi gen A phiên mã tạo mARN có chiều dài và số đơn phân là
	A. 5100A0, 1500 ribônucleotit	B. 5100A0, 3000 ribônucleotit
	C. 10200A0, 1500 ribônucleotit	D. 10200A0, 3000 ribônucleotit
00016 Câu 96. Gen A phiên mã hình thành phân tử mARN có số lượng mã di truyền là
	A. 1500 côđon	B. 1000 côđon
	C. 750 côđon	D. 500 côđon
00017 Câu 97. Số lượng tARRN tham gia dịch mã khi mỗi ribôxôm trượt qua mARN một lần là
	A. 498 phân tử	B. 998 phân tử
	C. 499 phân tử	D. 999 phân tử
00018 Câu 98. Chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen A có số lượng đơn phân là
	A. 498 axit amin	B. 499 axit amin
	C. 998 axit amin	D. 999 axit amin
*/00019 Gen B dài 4080 A0 xảy ra đột biến tạo thành gen b có 2400 nucleotit. Sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 99 đến câu 105.
Câu 99. Chiều dài của gen b là
	A. 4080A0	B. 4076A0	C. 2040A0	D. 2046A0
Câu 100. Đột biến làm thay đổi cấu trúc gen b thuộc dạng
	A.Tăng . nucleotit	 B. Thay thế 1 nucleotit
	C.Giảm 1 cặp nucleotit	 D.Thay thế 1 cặp nucleotit
Câu 101. Gen b phiên mã tạo ra mARN có số lượng mã di truyền là 
	A.400 codon	B.800 codon	C.1306 codon	D.2720 codon
Câu 102.Khi có 5 riboxom cùng tham gia trượt trên mARN được phiên mã từ gen b. Số lượng các chuổi polypeptit được hình thành là 
	A. 1 polypeptit	B. 5 polypeptit	C.10 polypeptit	D. 32 polypeptit	
Câu 103. Trình tự các axitamin của các chuổi polypeptit được dịch mã từ gen b gồm
	A. 1 loại	B. 2 loại 	C. 5 loại 	D 10 loại 
Câu 104. Số lượng axitamin tụ do môi trường nội bào cần thiết cung cấp cho toàn bộ quá trình dịch mã của polyxom là
	A.398	B.1995	C.399	D.2000
Câu 105, Số lượng axitamin cấu trúc nên mỗi chuổi polypeptit hoàn chỉnh là 
	A.1900	B.990	C.399	D.398
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 ----10
D
A
B
C
A
A
C
A
B
C
11 ----20
A
A
D
B
D
C
C
B
D
C
21 ----30
B
B
A
B
C
A
C
D
D
A
31 ----40
A
B
B
A
B
A
A
B
C
C
41 ----50
D
C
A
B
C
B
D
A
B
C
51----60
C
B
A
D
D
A
A
B
D
B
61----70
A
C
B
D
C
A
B
A
C
A
71 ---80
D
C
D
D
C
D
B
C
D
B
81 ---90
A
D
A
B
B
C
C
D
D
D
91 --100
C
B
D
B
A
D
C
A
A
D
101---
A
B
A
B
D

File đính kèm:

  • docBAI TAP CO CHE DI TRUYEN.doc
Đề thi liên quan