Câu hỏi trắc nghiệm - Chương I và II: Chuyển động thẳng

doc8 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm - Chương I và II: Chuyển động thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I VÀ II:	CHUYỂN ĐỘNG THẲNG.
1.	Chuyển động thẳng đều là chuyển động :
a.	Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
b.	Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc có giá trị không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
c.	Có vec tơ gia tốc bằng không.
d.	Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
2.	Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động:
A. Có quỹ đạo là đường thẳng, có vectơ gia tốc và vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
B. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc bằng không.
C. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
D. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
Xem dữ kiện và trả lời cho các câu 3,4.
Chất điểm chuyển động trên trục ox, bắt đầu chuyển động lúc t = 0. Có phương trình : x = -t2 + 10t + 8 (s,m).
Câu 3: Chất điểm chuyển động :
A. Nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương.
B. Chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều dương.
C. Nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm.
D. Chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều âm.
E. Chậm dần đều theo chiều dương rồi nhanh dần đều theo chiều âm.
Câu 4: Phương trình vận tốc của chất điểm là :
 A. v = 10+2t B. v = 10-t
 C. v = 10-2t D. v = 10+t
Xem dữ kiện và trả lời các câu 5,6,7.
Cho đồ thị vận tốc - thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới đây:
t(s)
40
0
15
Câu 5: Tính chất của chuyển động là:
A. Chuyển động chậm dần đều theo chiều dương rồi nhanh dần đều theo chiều âm.
B. Chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương rồi chậm dần đều theo chiều âm.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm.
Câu 6 : Gia tốc của 2 giai đọan tính được là :
A. a1 = 2 (m/s2 ) a2 = 1,2 (m/s2). B. a1 = 2 (m/s2) a2 = -0,75 (m/s2).
C. a1 = 2 (m/s2) a2 = 0,75 (m/s2). D. a1 =2 (m/s2) a2 = -1,2 (m/s2).
Câu 7: Biểu thức vận tốc cho mỗi giai đoạn là :
A. v1 = 2t v2 = 30-1,2t. B. v1 = 2t v2 = 30-1,2(t-15), đk: .
C. v1 = 2t v2 = 30-0,75t. D. v1 = 2t v2 = 30+ 0,75(t-15), đk: .
Câu 8: Tính chất chuyển động rơi tự do :
A. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu bằng không.
B. Là chuyển động nhanh dần đều có vận tốc ban đầu bằng không .
C. Là chuyển động có vận tốc ban đầu bằng không.
D. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 9: Chuyển động tròn đều là chuyển động :
A. Có quỹ đạo là một đường tròn, vectơ vận tốc có giá trị không đổi trong quá trình chuyển động .
B. Có quỹ đạo là đường tròn, vectơ vận tốc không đổi về hướng và độ lớn trong quá trình chuyển động.
C. Có quỹ đạo là đường tròn, vectơ vận tốc thay đổi về hướng, không thay đổi về độ lớn trong quá trình chuyển động.
D. Có quỹ đạo là đường tròn, có gia tốc hướng tâm.
Câu 10: Một chất điểm chuyển động tròn đều vận tốc dài v, vận tốc góc trên một đường tròn có bán kính R. Độ lớn của lực hướng tâm có biểu thức:
 A. F = m B. F = mR 
 C. F = mR D. F = m
Câu 11:Trong chuyển động tròn đều, gia tốc hướng tâm :
A. Đặc trưng cho sự biến đổi về phương của vec tơ vận tốc dài.
B. Đặc trưng cho sự biến đổi về phương và độ lớn của vec tơ vận tốc dài.
C. Là vectơ hằng số.
D. Đặc trưng cho sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc dài.
E. Cả A và C đều đúng.
Câu 12: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật sẽ dừng lại .
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng .
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
Câu 13: Một vật nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang.Chịu tác dụng của hai lực và :
 A. Bằng nhau. B. Trực đối nhau.
 C. Cân bằng nhau. D. Các câu trên đều sai.
Câu 14: Trọng tâm của một vật rắn trùng với tâm đối xứng của vật nếu :
 A. Vật đồng chất. 
 B. Vật có dạng đối xứng.
 C. Vật đồng chất, có dạng đối xứng.
 D. Vật là một khối cầu hay một khối chữ nhật.
Câu 15: Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu là v0. Tầm xa của vật là:
 A. C.
 B. D.
Câu 16:Ở độ cao nào trên trái đất, trọng lực tác dụng vào vật chỉ bằng nửa so với khi vật ở mặt đất?
 A. h = B. h = 
 C. h = D. h = 
Câu 17: Hai đoàn tàu chạy ngược chiều nhau . Một tàu chạy thẳng nhanh dần đều còn tàu kia chạy thẳng chậm dần đều.Vec tơ gia tốc của hai đoàn tàu:
A. B. và (Chú ý:ký hiệulà cùng chiều 
C. D. và ngược chiều) 
Câu 18: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Chọn gốc toạ độ tại nơi vật rơi, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu rơi.Quãng đường mà vật rơi được trong giây thứ 4 là :
 A. h = 80 m B. h = 35m
 C. h = 20m C. h = 5m
Câu 19: Định nghĩa khối lượng của một vật là :
 A. Lượng chất chứa trong mỗi vật.
 B. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của mỗi vật.
 C. Đại lượng vô hướng, dương, không thay đổi đối với mỗi vật.
 D. Đại lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật, tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật thu đượïc.
Câu 20: Gia tốc của một vật bằng không, điều đó có nghĩa là :
 A. Không có lực nào tác dụng vào vật đó.
 B. Vật đứng yên hoặc vật chuyển động thẳng đều.
 C. Các lực tác dụng lên vật đó cân bằng nhau.
 D.Không có lực nào tác dụng lên vật đó hoặc các lực tác dụng lên vật đó cân bằng nhau.
Câu 21:Một người đứng yên trên mặt đất nằm ngang.Lực tác dụng của mặt đất lên người thuộc loại lực gì?
 A. Trọng lực. B. Lực đàn hồi.
 C. Lực ma sát nghỉ. D. Trọng lượng.
Câu 22:Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60m. Cho. Độ cao h có giá trị:
 A. h = 271,25m B. h = 271,21m
 C. h = 151,25m D. Kết quả khác.
Xem dữ kiện và trả lời các câu 23,24,25,26.
Một lò xo có độ cứng k = 400N/m. Một đầu gắn vào trần thang máy . Đầu tự do mang khối lượng m = 2kg, lấy g = 10 m/s2. Tính độ giãn của lò xo khi:
Câu 23: Thang máy đứng yên:
 A. l = 5 cm B. l = 5,1 cm
 C. l = 4,9 cm D. l = 0,1 cm
Câu 24: Thang máy đi lên nhanh dần đều:
 A. l = 5cm B. l = 5,1 cm
 C. l = 4,9cm D. l = 0,1cm
Câu 25:Thang máy đi lên đều:
 A. l = 5cm B. l = 5,1 cm
 C. l = 4,9 cm D. l = 0,1cm
Câu 26: Thang máy đi lên chậm dần đều: 
 A. l = 5cm B. l = 5,1 cm
 C. l = 4,9 cm D. l = 0,1 cm
Xem dữ kiện và trả lời các câu 27,28,29.
Một xe đang chuyển động với vận tốc 1m/s thì tăng tốc sau 2s có vận tốc 3m/s. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều trong thời gian 1s rồi tắt máy, xe đi thêm 2s nữa rồi dừng lại.Biết m = 100kg và lực ma sát có giá trị không đổi.
Câu 27:Gia tốc của xe trong từng giai đoạn là:
 A. 1m/s2 0 1,5 m/s2
 B. -1m/s2 0 1,5m/s2
 C. 1m/s2 0 -1,5m/s2
 D. 1m/s2 1m/s2 -1,5m/s2 
Câu 28: Lực ma sát tác dụng vào xe là:
 A. Fms = 0 B. Fms = 150 N
 C. Fms = 100N D. Fms = 50 N 
Câu 29:Lực kéo của động cơ xe trong từng giai đoạn:
 A. F1 = 150N F2 = 0 F3 = 250N 
 B. F1 = 250N F2 = 0 F3 = 150N
 C. F1 = 150N F2 = 250N F3 = 0
 D. F1 = 250N F2 = 150N F3 = 0 
Câu 30: Khảo sát sự rơi tự do của một viên gạch và nửa viên gạch. Hãy cho biết câu nào đúng:
 A. Cả viên gạch rơi nhanh hơn nửa viên gạch, vì lực hấp dẫn của trái đất lên cả viên gạch lớn hơn.
 B. Cả viên gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch, vì mức quán tính của cả viên gạch lớn hơn.
 C. Cả viên gạch và nửa viên gạch rơi nhanh như nhau, vì chúng có chung một gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2 .
 D. Câu trả lời khác. 
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Trong các hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học đều xảy ra giống nhau, không phụ thuộc vào điều kiện ban đầu.
 B. Trong các hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học đều xảy ra giống nhau nếu điều kiện ban đầu giống nhau.
 C. Trong các hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học xảy ra theo những quy luật khác nhau.
Câu 32:Hai vật chuyển động với cùng vận tốc v đến va chạm vào nhau. Sau va chạm vật một đứng lại còn vật hai dội ngược lại với vận tốc v như cũ. So sánh khối lượng của hai vật .
 A. m1 = m2 B. m2 = 2m1
 C. m1 = 2m2 D. m1 < m2
Câu 33:Phát biểu nào đúng?
 A. Thế năng của hệ vật (hay 1 vật) là năng lượng mà hệ vật (vật) có được do các vật trong hệ (các phần của vật) có độ cao tương đối so với nhau.
 B. Thế năng của hệ vật (hay1 vật) là năng lượng mà hệ vật (vật) có được do tương tác giữa các vật của hệ (các phần của vật) và không phụ thuộc vào vị trí tương đối của các vật (các phần) ấy.
 C. Thế năng của hệ vật( hay 1 vật) là năng lượng mà hệ vật (hay vật) có được do tương tác giữa các vật trong hệ (các phần của vật) và phụ thuộc vào vị trí tương đối của các vật (các phần) ấy.
 D. Thế năng của hệ vật (hay 1 vật) là năng lượng mà hệ vật (vật) có được do chúng đứng yên và giữa các vật có một độ cao tương đối với nhau.
Câu 34: Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động năng của viên đạn đối với mặt đất là:
 A. B. 
 C. D. 
Câu 35: Khảo sát một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng hệ số ma sát giữa góc nghiêng và mặt phẳng nghiêng thỏa mãn điều kiện >k thì vật sẽ:
 A. Nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
 B. Trượt đều xuống mặt phẳng nghiêng.
 C. Trượt nhanh dần đều xuống mặt phẳng nghiêng.
 D. Nằm yên trên mặt phẳng nghiêng hoặc trượt đều xuống mặt phẳng nghiêng.
Câu 36: Chọn câu đúng:
 A. Giá trị năng lượng của một vật (hay hệ vật) ở trong một trạng thái nào đó bằng công cực đại mà vật (hay hệ vật) ấy có thể thực hiện được trong những quá trình biến đổi nhất định.
 B. Giá trị năng lượng của một vật (hay hệ vật) ở trong một trạng thái nào đó bằng công cực đại mà vật (hay hệ vật) ấy có thể thực hiện được trong bất kỳ quá trình biến đổi nào.
 C. Giá trị năng lượng của một vật (hay hệ vật) bằng tổng công cực đại mà vật ấy thực hiện được.
 D. Giá trị năng lượng của một vật (hay hệ vật) ở trong một trạng thái nào đó bằng tổng giá trị động năng và thế năng của vật (hay hệ vật) ở trạng thái đó.
Câu 37: Một vật rơi tự do 1 quãng đường h. Cũng vật ấy rơi quãng đường h trong chất lỏng nhớt, nhưng rơi đều.So sánh động năng và công của trọng lực của vật trong hai trường hợp:
 A. Động năng bằng nhau, công của trọng lực bằng nhau.
 B. Động năng bằng nhau, công của trọng lực khác nhau.
 C. Động năng khác nhau, công của trọng lực bằng nhau.
 D. Động năng khác nhau, công của trọng lực khác nhau.
Xem dữ kiện và trả lời các câu 38,39:
Một vật khối lượng m = 1kg, được kéo chuyển động ngang bởi lực hợp một góc = 30o với phương ngang, F = 2N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s vật đi được quãng đường 1,66m. ,.
Câu 38:Hệ số ma sát trượt k giữa vật và mặt sàn là:
 A. 0,09 B. 0,1
 C. 0,19 D. 0,173
Câu 39: Nếu vật chuyển động thẳng đều thì hệ số k phải bằng :
 A. 0,09 B.0,1
 C. 0,19 D.0,173
Câu 40:Một vật khối lượng m = 2kg, đặt trên mặt bàn nằm ngang. hệ số ma sát giữa vật và vật và bàn là k = 0,25.Tác dụng lên vật một lực song song với mặt bàn . Cho . Gia tốc chuyển động của vật khi nhận giá trị 4N, 6N là:
 A. 0 0,5 m/s2 B. 0 -0,5 m/s2
 C. -0,5 m/s2 0,5 m/s2 D. -0,5 m/s2 -0,5 m/s2
 Câu 41: Các chuyển động say đây, chuyển động nào không là chuyển động bằng phản lực?
 A. Tên lửa. 
 B. Pháo thăng thiên.
 C. Đạn của súng không giật. 
 D. Chuyển động của người trên mặt đất.
Câu 42:Một người chèo thuyền ngược dòng sông, nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không ?
 A. Có thực hiện công đối vơí nước, không thực hiện công đối với bờ.
 B. Có thực hiện công đối với nước và với bờ.
 C. Không thực hiện công đối với nước, có thực hiện công đối vơí bờ.
 D. Không thực hiện công đối với nước và với bờ.
Câu 43: Các lực sau, lực nào không phải là lực thế? 
 A. Lực ma sát. B. Trọng lực.
 C. Lực đàn hồi. D. Lực tĩnh điện.
Câu 44:Một quả bóng khối lượng m = 0,2 kg đập vuông góc vào tường với vận tốc và bật ngược trở lại với vận tốc . Tính lực trung bình tác dụng lên tường, giả sử thời gian va chạm là 0,1s.
 A. 18 N B. 20 N
 C. 10 N D. 16 N.
Câu 45:Một vật m = 2kg chuyển động tròn đều với v = 10m/s . Tìm độ biến thiên động lượng khi nó đi được ¼ vòng, ½ vòng, 1 vòng.
 A. 14 kgm/s 20 kgm/s 0 kgm/s
 B. 0 kgm/s 14 kgm/s 20 kgm/s
 C. 20 kgm/s 14 kgm/s 0 kgm/s
D. 0 kgm/s 20 kgm/s 14 kgm/s
Câu 46: Tính chất đặc biệt của trọng tâm vật rắn là:
 A. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá không đi qua trục quay, vật sẽ chuyển động vừa tịnh tiến vừa quay. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá đi qua trục quay, vật sẽ chuyển động tịnh tiến.
 B. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá đi qua trục quay, sẽ làm vật vừa chuyển động tịnh tiến vừa quay. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá không đi qua trục quay,vật sẽ chuyển động tịnh tiến.
 C. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá đi qua trục quay sẽ làm vật chuyển động tịnh tiến. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá không đi qua trục quay sẽ làm vật quay.
 D. Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá đi qua trục quay, sẽ làm vật chuyển động tịnh tiến . Khi hợp lực các lực tác dụng lên vật có giá không đi qua trục quay, sẽ làm vật vừa chuyển động tịnh tiến vừa quay. 
Câu 47 : Để tăng mức vững vàng của một vật có mặt chân đế ta phải:
 A.Tăng diện tích mặt chân đế.
 B. Hạ thấp trọng tâmvật.
 C. Tăng diện tích mặt chân đế và hạ thấp trọng tâm vật.
 D. Làm cho giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua mặt chân đế.
Câu 48 :Cân bằng bền là dạng cân bằng mà:
 A. Trọng tâm của vật ở vị trí thấp nhất.
 B. Trọng tâm của vật ở vị trí cao nhất.
 C. Trọng tâm của vật ở độ cao không đổi.
 D. Trọng tâm của vật nằm ở tâm đối xứng của vật.
Câu 49 : Cân bằng không bền là dạng cân bằng có:
 A. Trọng tâm của vật ở vị trí thấp nhất.
 B. Trọng tâm của vật ở vị trí cao nhất.
 C. Trọng tâm của vật ở vị trí không đổi.
 D. Trọng tâm của vật là tâm đối xứng của vật.
Câu 50 : Cân bằng phiếm định là dạng cân bằng có:
 A. Trọng tâm của vật ở vị trí thấp nhất.
 B. Trọng tâm của vật ở vị trí cao nhất.
 C. Trọng tâm của vật ở vị trí không đổi.
 D. Trọng tâm của vật là tâm đối xứng của vật.
Xem dữ kiện và trả lời các câu 52,52,53.
Giả sử tại một thời điểm nào đó, một tên lửa có M = 4 tấn, đang bay với vận tốc V= 100 m/s thì phụt ra phía sau tức thời một lượng khí có m = 2 tấn. Tính vận tốc cảu tên lửa ngay sau khi khí phụt ra trong các trường hợp:
Câu 51 : Vận tốc phụt khí là v1 = 400 m/s đối với trái đất
 A. 350 m/s B. 300 m/s
 C. 233,33 m/s D.250 m/s
Câu 52 : Vận tốc phụt khí là 400 m/s đối với tên lửa trước khi phụt.
 A. 350 m/s B. 300 m/s
 C. 233,33 m/s D. 250 m/s
Câu 53 : Vận tốc phụt khí là 400 m/s đối với tên lửa sau khi phụt.
 A. 350 m/s B. 300 m/s
 C. 233,33 m/s D. 250 m/s 
Câu 54 : Một vật có vận tốc ban đầu vo, chuyển động chậm dần đều trên sàn nằm ngang rồi dừng lại dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát là:
 A. B. 
 C. D. 

File đính kèm:

  • doc10 tracnghiem-K10.doc