Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Lớp 11

doc18 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thượng kinh kí sự là của tác giả?
	A. Lê Văn Hưu. B. Ngô Sĩ Liên
	C. Lê Hữu Trác. D. Lê Thánh Tông

Câu 2: Thượng kinh kí sự là
	A. Tập thơ chứ Hán, viết năm 1782. B. Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782.
	C. Tập văn xuôi viết năm 1885. D. Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1885.

 Câu 3: Hải Thượng Lãn Ông là hiệu của ai ?
	A. Lê Hữu Trác. B. Ngô Sĩ Liên
	C. Lê Văn Hưu. D. Lê Thánh Tông.

Câu 4: Tâm trạng và cảm nghĩ của tác giả Lê Hữu Trác ( trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh ) khi vào khám bệnh cho thế tử có thể được diễn đạt như thế nào?
Có thể chữa lành bệnh cho thế tử ngay nhưng sợ bị ràng buộc vào đường công danh
Có thể chữa cầm chừng nhưng bị dằn vặt lương tâm, trái với y đức.
Gạt bỏ sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của một lương y.
Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 5: Ngôn ngữ chung là ?
Ngôn ngữ được cộng đồng xã hội thống nhất sử dụng để giao tiếp.
Ngôn ngữ được mọi dân cư trên một đất nước sử dụng
Ngông ngữ được cộng đồng dân tộc cùng sử dụng để giao tiếp.
Ngôn ngữ được đa số cư dân trong một cộng đồng sử dụng

Câu 6. Ngôn ngữ chung gồm có các thành phần :
Hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, các quy tắc cấu tạo và sử dụng, các định nghĩa ngôn ngữ 
Các chuẩn mực xác định về ngữ âm, chữ viết, từ vựng
Hệ thống các đơn vị ngôn ngữ , các quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, các chuẩn mực xác định về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp
Hệ thống các đơn vị ngôn ngữ , các quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ, các chuẩn mực ngôn ngữ.

Câu 7 : Ngôn ngữ chung bai gồm các yếu tố chung nào ?
Các âm và các thanh
Các tiếng do sự kết hợp của các âm và thanh theo quy tắc nhất định
Các từ và các ngữ cố định
Tất cả các yếu tố trên đều đúng

Câu 8 : Mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung đều có thể tạo ra được lời nói :
Nhờ vào các yếu tố và phương thức, quy tắc chung 
Nhờ có sắc thái riêng
Nhờ vào các yếu tố và phương thức, quy tắc chung, vừa có sắc thái riêng.
Nhờ vào ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói riêng.

Câu 9. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào ?
Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác .
Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ
Cá nhân dựa trên những nguyên tắc chung của ngôn ngữ cộng đồng
Ý A và B đúng

Câu 10 : Tên hiệu của Nguyễn Khuyến là 
	A. Cúc Đường B. Mẫn Hiên
	C. Quế Sơn. D. Hối Trai

Câu 11. Qua bài thơ Câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến
Tâm hồn cao khiết
Tấm lòng gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước ; yêu nước thầm kín nhưng sâu sắc , mãnh liệt.
Tâm hồn nhà thơ cảu làng cảnh Việt Nam, đặc biệt là cảnh đồng bằng Bắc Bộ
Tình yêu đất nước tha thiết ; gắn bó với thôn quê

Câu 12 ; Tại sao khi làm một bài văn nghị luận, ta phải phân tích đề
Để hiểu đề yêu cầu ta phải làm gì.
Để định hướng đi cơ bản cho bài văn
Để hiểu đúng, hiểu đủ đề văn
Để khỏi lạc đề.

Câu 13. Để đạt được mục đích của việc phân tích đề, người ta phải làm gì ?
Phải đọc kĩ đề
Phải đọc kĩ đề văn, tìm ra những từ then chốt để nhận diện loại đề
Xác địn các yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu mà đề văn đòi hỏi
Cả B và C đúng

Câu 14 : Ý trong bài văn nghị luận là gì ?
Là hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ
Là hệ thống luận điểm, luận cứ
Là hệ thống luận điểm, luận cứ với các cấp độ khác nhau
Là hệ thống các luận cứ với những cấp độ khác nhau

Câu 15 : Việc sắp xếp các ý phải dựa trên quy tắc nào ?
Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm
Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn,cânf trình bày các ý theo trình tự hợp lí, tránh trùng lặp
Tuỳ theo mức độ quan trọng để trình bày ý nào trước, ý nào sau ; các ý không được đồng đều và trình bày ngang nhau
Tất cả các quy tắc trên

Câu 16 : Phân tích là gì ?
là chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét, đánh giá.
Là chia tách sự vật, sự việ ra thành nhiều phần nhỏ để đánh giá
Là chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét một cách kĩ lưỡng đặc điểm nội dung, hình thức và mối quan hệ giữa các yếu tố
Là xem xét, đánh giá cái hay cái đẹp cảu một sự vật, hiện tượng về 2 mặt hình thức và nội dung.

Câu 17 :Mục đích của lập luận phân tích là ?
để thấy được sự mâu thuẫn hoặc thống nhất giữa lời nói hoặc việc làm, giữa bên trong và bên ngoài, giữa hình thức và nội dung… của một sự vật hiện tượng
Để làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ của một sự vật, hiện tượng từ đó thấy được ý nghĩa của chúng
Để thấy hết giá trị, ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng
Để thấy được sự liên hệ, tác động qua lại giữa các bộ phận.

Câu 18. Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương được viết bằng loại chữ nào ?
	A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm
	C. Chữ quốc ngữ D. Viết bằng chữ Hán rôid tự dích ra chữ Nôm.

Câu 19. Trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, từ mom sông chỉ một địa thế như thế nào?
là đầu sông Vị tiếp giáp với sông Nam Định, là nới buôn bán của giới tiểu thương
là nới có thuyền bè tập nập qua lại
là doi đất nhô ra phía lòng sông, nơi cheo leo, chênh vênh, nguy hiểm
Cả ba ý A, B, C đề đúng

Câu 20. Hình ảnh Thân cò trong 2 câu thực trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương gọi lên điều gì?
Một đời người, một sô kiếp
Thân phận vất vả của bài Tú
Nỗi vất vả gian truân một mình của bà Tú
Kiếp sống buồn tủi của bà Tú

Câu 21. Hai câu kết trong bài Thương vợ của Tú Xương muốn nói lên điều gì?
Mượn lời vợ để bày tỏ tâm sự
Muốn thay bà Tú nguyền rủa sỉ vả mình
Muốn tự nguyền rủa mình
Muốn chửi mình và chửi đời- chủ yếu là tự trách mình vô tâm, vô trách nhiệm
Câu 22: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả đã miêu tả quyền uy tột bậc của chúa như thế nào?	A. Khi tác giả vào phủ chúa có người đi trước dẹp đường
	B. Phải qua nhiều lần cửa, có vệ sĩ đứng gác, phải trình báo tên họ, có người túc trực để thực hiện mệnh lệnh của chúa. 
	C. Trong khuôn viên phủ chúa có người truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi
	D. Tất cả những chi tiết trên đều đúng

Câu 23: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả được thể hiện trong đoan trích Vào phủ chúa trịnh
	A. Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, chú ý miêu tả những chi tiết nhỏ nhặt để tạo cái thần cho cảnh và việc, kể chuyện khéo léo, hấp dẫn
	B. Quan sát tỉ mỉ, kể chuyện khéo léo, tả cảnh sinh động
	C. Tả cảnh ngụ tình
	D. Dùng thơ xen lẫn văn xuôi để thể hiện cảm xúc

Câu 24: Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, cảnh trong phủ chúa Trịnh được tác giả Lê Hữu Trác miêu tả qua điểm nhìn
	A. Từ gần đến xa C. Từ xa đến gần
	B. Từ ngoài vào trong D. Từ trong ra ngoài.

Câu 25: Nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ chung
	A. Mọi người sống trong cộng đồng phải có vốn liếng về ngôn ngữ chung
	B. Mọi thành viên của dân tộc , của cộng đồng phải có vốn hiểu biết tương tự về ngôn ngữ chung
	C. Tất cả các cư dân trong cộng đồng phải nói được ngôn ngữ chung
	D. Tất cả mọi người dân sinh sống trong một XH đầu phải hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ chung

Câu 26: tại sao mỗi cá nhân đều phải biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội
	A. Để giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng
	B. Để biểu hiện những nội dung mà mình muốn diễn đạt
	C. Để lĩnh hội được các nội dung của người khác biểu hiện
	D. Tất cả các lí do trên đều đúng.

Câu 27: Hãy cho biết nghĩa của từ Mọn mằn trong câu sau:
	“ Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc” 
 ( Báo Quân đội nhân dân, ngày 2-7-1995)
	A. Tầm thường, không có giá trị
	B. Nhỏ nhặt, không đáng quý.
	C. Nhỏ nhặt, tâm thường, không đáng kể.
	D. Thấp hèn, tầm thường.

Câu 28: Hãy cho biết nghĩa của từ “ giỏi giắn” trong câu sau:
“ Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trong công nghìn việc không biết mệt”
	A. Giỏi. C. Đáng khen.
	B. Khá giỏi. D. Rất giỏi

Câu 29: Nghĩa của câu thơ thứ ba “ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” ( Tự tình bài II - Hồ Xuân Hương) có nghĩa là:
A., KHông có cơn say nào không tỉnh
B. Say để quên hết nhưng vẫn tỉnh
C. Càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận
D. Không thể nào say được

Câu 30: Trong hai câu luận trong bài thơ Tự tình bài II của Hồ Xuân Hương , biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng
	 “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
	Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
	A. Đảo ngữ. B. So sánh
	C. Nhân hoá. D. Chơi chữ.

Câu 30: Câu thơ“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại“ có ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng của nghĩa sĩ?
	A. Thể hiện sự ngao ngán của nữ sĩ khi cảm thấy tuổi xuân trôi đi buồn tẻ
	B. Thể hiện sự ngán ngẩm, chán chường, buồn tủi trước sự ra đi của mùa xuân thời gian và mùa xuân đời người.
	C. Thể hiện sự luẩn quẩn, tuyệt vọng của nữ sĩ.
	D. Ý A và B đúng.

Câu 31: Nhan đề bài thơ “ Câu cá mùa thu” có nghĩa là mùa thu đi câu cá, Nguyễn Khuyến có chủ động câu cá không? Vì sao?
Có chủ định. Vì thế, tuy mùa thu lạnh nhưng vẫn thích đi câu
Buồn nên đi câu cá, chủ định giải trí
Không có chủ định câu cá. Đi câu chỉ là cái cớ để đón nhận trời thu, cảnh thu mà thôi.
Không có chủ định câu cá. Vì ông muốn chọn chỗ yên tĩnh để suy tư.
Câu 32: Việc tìm ý cho bài văn nghị luận đòi hỏi người viết phải là gì?
Tìm cho ra luận đề
Tìm các luận điểm
Biết đặt các câu hỏi có liên quan đến vấn đề đang bàn bạc
Biết đặt và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các vấn đề đang bàn bạc
Câu 33: lập luận phân tích cần phải liên kết với các thao tác lập luận nào?Vì sao?
Với thao tác tổng hợp, khái quát, để thấy rõ các ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
Với thao tác giải thích, chứng minh, để thấy rõ ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
Với thao tác tổng hợp, khái quát để thấy rõ ý nghĩa cảu sự vật, hiện tượng và tạo nên được sức thuyết phục
Với thao tác giải thích, chứng minh, để thấy rõ ý nghĩa của sự vật, hiện tượng và tạo nên được sức thuyết phục

Câu 34: tại sao liên hệ, đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng cũng được xem là một cách phân tích
Vì người viết phải đi sâu vào các sự vật, hiện tượng
Vì khi liên hệ , đối chiếu người viết phải đi sâu vào các bộ phận hay phương diện của sự vật, hiện tượng để chỉ ra mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó
Vì người viết phải liên hệ với các sự vật, hiện tượng để so sánh
Vì tất cả các sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ với nhau

Câu 35: Bài thơ Thương vợ của Tú Xương được sáng tác theo thể
Thơ bảy chữ. C. Thơ Đường luật
Thơ cổ phong. D. Thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 36: Giá trị nội dung cảu bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương là:
Tình yêu thương, quý trọng của tác giả đối với người vợ đảm đang, tần tảo
Sự thấu hiểu nỗi vật vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú
Tâm sự, tình cảm của một trí thức lỗi thời, cùng với nhân cách đẹp đẽ của chính nhà thơ
Cả A, B, C đều đúng

Câu 37. Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ thuộc những thể loại nào?
A. Thơ, văn tế. B. Thơ, phú, câu đối, hát nói.
C, Câu đối, thơ đường luật, văn tế. D. Thơ, phú văn tế, câu đối.

Câu 38: Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể loại nào?
A. Đường luật. B. Cổ thể.
C. Hát nói. D, Phú.

Câu 39: Câu mở đầu bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có nghĩa:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Việc gì trong vũ trụ cũng đều phải làm cả
Tất cả mọi người sống đều phải làm việc
Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào là không thuộc phận sự của ta.
Mọi việc trong vũ trụ đều là của người đàn ông.

Câu 40: Đối với Nguyễn Công Trứ thì ngày nghỉ hưu – “Đô môn giải tổ chi niên” là ngày như thế nào?
A. Buồn rầu. B. Bịn rịn.
C. Nuối tiếc. D. Hạnh phúc khi được tự do.

Câu 41: Câu kết trong bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được hiểu như thế nào?
“ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Tự nhận mình là một người không khom lưng, uốn gối
Tự cho là không ai thẳng thắn, tự do như mình
Tự nhận xét từ vua cho đến bọn quan lại cũng không ai có được cách sống như mình
Ý thức về cái tôi duy nhất, đầy bản lĩnh cá nhân trong mối qua hệ vua tôi

Câu 42. Nội dung tư tưởng nổi bật trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là gì?
Bày tỏ ý thức trách nhiệm của kẻ làm trai, muốn đem tài năng ra thi thố với đời để lưu danh sử sách
Thể hiệnh phong cách sống và bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực
Thể hiện tâm hồn khoáng đạt, ưa tự do, thích vùng vẫy cho thoả chí nam nhi, thái độ tự tin, có phần ngạo đời
Ý B và C đúng

Câu 43: Hãy cho biết ai là tác giả của Bài ca ngắn đi trên bãi cát
A. Nguyễn Công Trứ. B. Cao Bá Nha
C, Cao Bá Quát. D, Nguyễn Khuyến

Câu 44: Hãy cho biết ý nghĩa con đường được tác giả Cao Bá Quát khắc hoạ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát .
A, Đó là con đường trên bãi cát dài, rộng lớn, mù mịt, khó xác định phương hướng
B. Đó không phải là con đường có thật
C. Con đường mang ý nghĩa tượng trưng, chỉ con đường đầy chông gai
D. Con đường trong tâm tưởng

Câu 45: Hình ảnh con người trong bài ca ngắn đi trên bãi cát là ai?
là một con người cô độc
là chính nhà thơ
là một con người nhỏ bé giữa bãi cát mênh mông
Là tất cả mọi con người trong cuộc đời.

Câu 46 : Hình ảnh con người trong bài ca ngắn đi trên bãi cát mang ý nghĩa biểu tượng :
Con người đi tìm danh lợi
Con người đi tìm lí tưởng
Con người đi tìm chân lí trên con đường mù mịt, đầy bế tắc, tuyệt vọng
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 47 : Trong bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát thì vĩ sao đang đi trên đường mà tác giả lại ca bài « đường cùng »
Vì tác giả nhận ra sự mâu thuẫn trong nội tâm của mình
Vi phân vân không biết có nên đi tiếp hay không
Vì rơi vào tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng như đã rơi vào con đường cùng không lốí thoát
Vì lòng đầy nghi ngại. Nếu đi tiếp phải đi như thế nào ? Vid « Đường phẳng thì mờ mịt - Đường ghe sợ thì nhiều »
Câu 48 : Cho biết đoạn trích Lẽ ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu được trích từ đoạn nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên ?
Từ câu 473 đến câu 504
Từ câu 474 đến câu 505
Từ câu 475 đến câu 507
Từ câu 483 đến câu 514.
Câu 49 : Tác phẩm Lục Vân Tiên được tác giả Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trong khoảng thời gian nào ?
Sau năm 1858, khi Pháp xâm chiếm Việt Nam
Sau 1850, Khi Nguyễn Đình CHiểu mở trường dạy học
Sau 1859, khi Pháp đánh chiếm Gia Định
Sau 1867, khi Pháp biến Nam Kì thành thuộc địa
Câu 50 : Trong đoạn trích Lẽ ghét thương của tác giả Nguyễn Đìng Chiểu, vì sao ông Quán lại ghét bọn vua chúa nayf ?
Vì căm thù chế độ phong kiến nói chung
Vì thương dân nên căm ghét những ai làm khổ dân
Vi những hạng người này chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của mình và dòng họ mà gây ra muôn vàn nỗi khổ cho nhân dân
Tất cả những nguyên nhân trên đều đúng
Câu 51 : Qua đoạn trích Lẽ ghét thương , tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn giử đến người đọc điều gì ?
Phải sống cho đúng đạo lí làm người
Phải sống được lòng mọi người
Phải sống có nhân cách cao cả. Có tình cảm yêu ghét rạch ròi, phù hợp với đạo lí làm người, với lí tưởng thương dân
Hãy sống có ích
Câu 52 : Hai câu cuối của đoạn trích, gợi cho em suy nghĩ gì về quan niệm ghét, thương của Nguyễn Đình Chiểu
Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương


Ở đời có nhiều cái đáng ghét nhưng cũng có rất nhiều điều đáng yêu thương, trân trọng
Đây là một kết luận rất chính xác vì nó hai mặt đối lập mà thống nhất tron tình cảm con người. Đã thương cái tốt, cái đẹp tất phải biết ghét cái xâu, cái ác
Giữa thương và ghét không có gì tuyệt đối’
Thương và gét tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người









CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 53 ; Trong đoạn trích Lẽ ghét thương tác giả sử dụng tám từ « ghét » trên muời câu thơ. Điều đó có tác dụng như thế nào/
Để chỉ ra những đối tượng ông Quán ghét
Để vạch mặt những hạng người làm hại dân
Để ám chỉ bọn vua chúa hại dân hại nước của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ
Để thể hiện thái độ căm ghét sâu sắc đối với bọn người hại dân, hại nước, đồng thời bộ lộ lòng thương dân sâu sắc

Câu 54 : Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, theo em nguyên nhân vì sao ông Quán căm gét bọn vua chúa này ?
Vì căm thù chế độ vua chúa nói chung
Vì thương dân nên căm ghét những ai làm khổ nhân dân
Vì những hạng người này chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân minhg và dòng họ mà gây ra muôn vàn nỗi khổ cho nhân dân
Tất cả những nguyên nhân trên đều đúng
Câu 55 : Qua đoạn trích Lẽ ghét thương, tác giả Nguyễn Đình CHiểu muốn giử tới người đọc điều gì ?
Phải sống cho đúng đạo lí làm người
Phải sống được lòng mọi người
Phải sống có nhân cách cao cả, có tình cảm yêu ghét rạch ròi, phù hợp với đạo lí làm người, với lí tưởng thương dân
Hãy sống cho có ích.
Câu 56: Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, biện pháp điệp từ “ ghét, thương” được sử dụng liên tiếp đã có tác dụng như thế nào?
Tạo nên giọng thơ dồn dập , sôi nổi.
Diễn tả thái độ dứt khoát về hai lẽ ghét thương
Tạo được giọng điệu vừa trang nghiêm, vừa thống thiết, mãnh liệt
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 57: Nguyễn ĐÌnh Chiểu đã thi đỗ ở đâu?
Tú tài tại Gia Định
Tú tài tại Huế
Cử nhân tại Sài Gòn
Cử nhân tại Huế
Câu 58: Nguyễn Đình Chiểu sinh và mất năm nào ? Ở đâu?
1822 – 1885, Gia Định - Bến Tre
1822 – 1888, Gia Định - Bến Tre
1823 – 1888, Đồng Nai - Bến Tre
1822 – 1887, Ba Tri – Gia Định
Câu 59: Tác phẩm nào được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trước khi Pháp xâm lược?
Lúc Vân Tiên
Dườn Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp
Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu
Lục Vân Tiên và Ngư Tiều y thuật vấn đáp
Câu 60: Trong thời kì Thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác văn chương nhằm mục đích gì?
Bảo về đạo lí, chính nghĩa
Ca ngợi chính nghĩa
Ca ngợi tình yêu chung thuỷ
Lên án bọn gian tà
Câu 61: Sau khi thục dân Pháp xâm chiếm đất nước, tinh thần bảo vệ đạo lí ( trước đó) được chuyển hướng như thế nào trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu?
lên án mạnh mẽ quân xâm lược\
Phê phán triều đình nhu nhược và bọn bán nước
Ca ngợi nghĩa khí của các sĩ phu yêu nước và những tâm gương chiến đấu của nhân dân
Gồm tất cả các ý trên
Câu 62: Qua “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, tác giả đề cao ý nghĩa sự hy sinh của những người nghĩa binh nông dân Nam Bộ. Đó là:
Cái chết kiên cường, bất khuất với quyết tâm bảo vệ Tổ quốc
Cái chết vì nước, đồng thời để lưu danh sử sách
Sự hy sinh cao cả vì nghĩa lớn; có ý nghĩa bất tử
Cái chết đau thương mà anh dũng
Câu 63: Những yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức gợi cảm mạnh mẽ của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)?
Cảm hứng yêu nước, cảm hứng hào hùng, bi tráng
Cảm xúc chân thành, sau nặng, mãnh liệt; giọng văn bi tráng, thống thiết ; hiành ảnh sống động
Ngôn ngữ giản dị, dân dã, được chọn lọc tinh tế, giọng điệu thay đổi, lịnh hoạt theo dòng cảm xúc.
Ý B và C đúng
Câu 64: Vẻ đẹp nội dung nổi bật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) được thể hiện ở chỗ?
Vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài bất tử về người nông dân – nghĩa sĩ yêu nước, tự nguyện đánh giặc trong văn học trung đại
Tiếng khóc bi tráng về những người nghĩa sĩ nông dân
Tiếng khóc bi tráng về thời kì lịch sử đau thương nhưng anh dũng của dân tộc
Tiếng hát ca ngợi tinh thần yêu nước, đánh giặc tự nguyện của người nghĩa sĩ – nông dân.
Câu 65: Câu “ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc; linh hồn theo giúp cơ binh” ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu), mang ý nghĩa gì?
Một niền tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần yêu nước bất diệt của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, ca ngợi linh hồn bất tử của họ
Một lời thề sắc son của tác giả trước vong linh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Một lời thúc giục người còn sống phải nối tiếp tinh thần bất khuất của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đặt vấn đề trách nhiệm với vua quan nhà Nguyễn đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 66: Có mấy loại so sánh?
Một. C. Ba 
Hai. D. Bốn
Câu 67: Trong phân tích văn học, lập luận so sánh rất cần thiết. Vì:
Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực là một sáng tạo độc đáo của một tác giả, không thể giống với tác phẩm khác.
So sánh là để làm nổ bấth vẻ đẹp độc đáo của mỗi tác phẩm
So sánh điểm giống và khác nhau để từ đó đưa ra những nhận xét, đanhs giá đúng đắn về sự đóng góp và phong cách riêng của mỗi nhà văn
Tất cả lí do trên.
Câu 68: So sánh tương đồng là :
Chỉ ra những nét giống nhau của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Nhận xét, đánh giá về sự giống nhau của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Nêu bật được những vẻ đẹp giống nhau của hai hay nhiều sự vật hay các mặt trong cùng sự vật
Chỉ ra những giá trị đích thực của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Câu 69: So sánh tương phản là:
Nhận xét, đánh giá về sự khác nhau của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Chỉ ra những giá trị khác nhau của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Nêu bật được những vẻ đẹp khác nhau của hai hay nhiều sự vật hay các mặt trong cùng sự vật
Chỉ ra sự khác biệt của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng sự vật
Câu 70: Mục đích của lập luận so sánh:
A. Để thấy được sự giống và khác nhau của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật
B. Để thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật , hiện tượng, từ đó thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật hiện tượng.
C. Để thấy được đặc điểm và giá trị của hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 71: Lập luận so sánh là gì?
Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt trong cùng một sự vật
Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau của chúng
Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu các mặt trong cùng một sự vật
Là một thao tác lập luận nhằm phân biệt các sự vật với nhau
Câu 72: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng thánh Tám 1945, có những đặc điểm cơ bản nào?
Nền văn học được hiện đại hoá
Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 73: Văn học trung đại Việt Nam là văn học:
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Trước thế kỉ X
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Từ thế kỉ XII đến nửa đầu thế kỉ XIII
Câu 74: Khái niệm Hiện đại hoá trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tam 1945 có nghĩa là?
Là sự đối lập vơí hình thái văn học trung đaih và đối mới theo hình thức văn học Phươnng Tây
Là sự thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đạih và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
Là quá trình làm cho văn học Việt Nam có tính chất hiện đại hoá
Là quá trình hội nhập nền văn học trên thế giới
Câu 75; Nội dung Hiện đại hoá diễn ra trên những phương diện cơ bản nào?
A. Quan niệm văn chương
B. Ý thức cá nhân, tinh thần dân chủ của nhà văn
C, Hệ thống thi pháp
D. Cả 3 ý trên đều đúng 
Câu 76; Qúa trình hiện đại hoá văn học từ thế kỉ X đến Cách mạng tháng Tám 1945 được diễn ra theo mấy giai đoạn
Hai. C. Bốn
Ba. D. Năm
Câu 77: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ. Do đâu?
Do tiềm lực lớn về văn hoá của dân tộc được phát huy bởi phong trào Cách mạng liên tiếp nổ ra
Do người cầm bút giai đoạn này là trí thức tiểu tư sản Tây học, do ý thức cá nhân được thức tỉnh và lòng yêu nước của họ chỉ được phát huy trong sáng tác văn chương mà thôi
Do thời kì này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hoá và viết văn đã trở thành một nghề kiếm sống đã kích thích người viết sáng tạo
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 78: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có những bộ phận văn học nào?
Văn học công khai và văn học bí mật
Văn học công khai ( hợp pháp) và văn học không công khai ( bất hợp pháp)
Văn học phát triển hợp pháp và văn họcn phát triển bất hợp pháp
Văn học phát triển hợp pháp và văn học phát triển bất hợp pháp và văn học nửa hợp pháp
Câu 79: Quá trình hiện đại hoá của Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được diễn ra theo 3 giai đoạn, Theo em, trong 3 giai đoạn đó, giai đoạn văn học nào đạt được nhiều thành tựu nhất
Giai đoạn thứ nhất 
Giai đoạn thứ hai
Giai đoạn nào cũng đạt được thành tựu nhất định
Giai đoạn thứ ba
Câu 80: Văn học công khai, hợp pháp phân hoá thành những xu hướng:
Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa; xu hướng hiện thực trào phúng
Xu hướng hiện thực trào phúng; xu hướng lãng mạn cách mạng
Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa; xu hướng hiện thực chủ nghĩa
Xu hướng lãng mạn tích cực; xu hướng hiện thực phê phán
Câu 81: Đặc điểm của xu hướng lãng mạn chủ nghĩa trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, nghĩa là gì?
Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cai tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc
Phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả khát vọng và ước mơ
Đề cập đến những quan hệ riêng tư, đề cập đến số phận cá nhân với thái độ bất hoà và bất lực trước chính quyền thực dân, qua thơ văn trữ tình
Cả ba ý A, B, C đều đúng
Câu 82: Bộ phận văn học Không công khai, bất hợp pháp có những loại sáng tác nào?
Thơ văn Cách mạng bí mật, sáng tác của những chí sĩ trong nhà tù
Văn thơ cách mạng bí mật, thơ văn trong tù, văn thơ được lưu hành nửa hợp pháp

File đính kèm:

  • doccau hoi trac nghiem hoc ky I lop 11.doc
Đề thi liên quan