Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1.1. Tế bào lông hút của rễ có khả năng hút nước theo cơ chế: 1. thẩm thấu 2. điện thẩm 3. chủ động 4. ẩm bào Tổ hợp câu trả lời là : A. 1, 2 và 3 B. 1 và 3 C. 2, 3 và 4 D.1, 2, 3 và 4 Câu 1.2. Con đường vận chuyển nước chủ yếu từ rễ lên thân, lá ở thực vật có mạch là : A. mạch rây B. qua tế bào chất C. mạch gỗ D. cả A và B Câu 2.1. Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây vì A. các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn. B. các phân tử H2O có tính lưỡng cực. C. các phân tử H2O có độ nhớt cao. D. các phân tử H2O có độ nhớt thấp. Câu 2.2. Khí khổng của thực vật có khả năng đóng mở chủ động nhờ A. cấu tạo thành của khí khổng khác nhau. B. sự thay đổi sức trương nước. C. hàm lượng nước trong cây. D. cấu tạo thành của khí khổng khác nhau và sự thay đổi sức trương nước. Câu 3.1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng vì A. chúng gia vào thành phần cấu trúc các chất hữu cơ. B. chúng tham gia vào thành phần cấu trúc và hoạt động chính của các enzim. C. chúng là một thành phấn của các bào quan. D. chúng cần cho quá trình sinh trưởng. Câu 5.1. Điều nhận xét nào sau đây là không đúng ? A. Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch bằng thân – lá thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho. B. Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch lấy củ thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho. C. Con người có khả năng bổ sung các chất khoáng cho thực vật bằng cách phun bổ sung các dung dịch khoáng lên lá. D. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cần bón đủ các loại phân khoáng. Câu 7.1. Chọn các câu a, b, c, ... ở cột B để ghép với các câu 1, 2, 3, ... ở cột A Cột A Cột B 1. Pha sáng a. là sác tố chủ yếu trong quang hợp 2. Pha tối b. diễn ra trong Stroma 3. Diệp lục c. là sắc tố làm cho lá có màu vàng 4. Carôtennoit d. diễn ra ở grana Câu 7.2. Chọn câu trả lời đúng/ sai đối với mỗi câu sau : A. Trong quang hợp H2O là chất khử. B. Trong quang hợp CO2 là chất ôxy hoá. C. O2 giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ CO2. D. O2 trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O. Câu 8.1. Chọn các câu a, b, c, … ở cột B để ghép với câu 1, 2, 3, … ở cột A cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Sản phẩm đầu tiên của thực vật C3 a, thực vật C4 2. Điểm khác biệt giữa quá trình cố định CO2 của thực vật C4 và CAM là b, thực vật C3 3. Chất nhận CO2 của thực vật C4 là c, là axit phôtpho glixêric 4. Hô hấp sáng thường thấy ở d, axit ôxalô axetic e, diễn ra vào ban đêm g, diễn ra vào ban ngày h, phôtpho enolpyruvic Câu 9.1. Chọn câu đúng – sai đối với mỗi câu sau : A. Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng. B. Cây C3 không có điểm bão hoà ánh sáng. C. Trong quang hợp H2O cung cấp H+ và e D. Nồng độ CO2 tối đa để đạt được cường độ quang hợp tối đa gọi là điểm bão hoà CO2. Câu 10.1. Yếu tố quyết định đến năng suất cụ thể của một số giống cây trồng là A. kiểu gen của giống. B. kĩ thuật chăm sóc. C. nhiệt độ môi trường. D.chế độ nước. Câu 10.2. Điều nhận xét nào sau đây là không đúng ? A. Khả năng cố định CO2 phụ thuộc vào đặc điểm của giống. B. Cây lúa có góc lá rộng thường năng suất trên một diện tích là cao. C. Năng suất kinh tế còn phụ thuộc vào Kf. D. Năng suất kinh tế còn phụ thuộc vào diện tích lá. Câu 11.1. Sản phẩm của chặng đường phân là 1. CH3COCOOH 2.CO2 và H2O 3.ATP 4. NADH 5. axit lactic Tổ hợp câu trả lời đúng là : A. 1, 2 và 3 B. 1, 2, 3 và 4 C. 1, 3, 4 và 5 D. 1, 3 và 4 Câu 11.2 . Năng lượng ATP được giải phóng chủ yếu ở A. chặng đường phân. B. trên chuỗi vận chuyển êlêctron. C. trong chu trình Crep. D. chặng đường phân và chu trình Crep. Câu 12.1. Chọn câu đúng – sai trong các câu sau : A. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ. B. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp. C. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2 Câu 16.1 Hãy ghép các câu a, b, ... ở cột A với các câu 1, 2, 3 ... ở cột B sao cho đúng nghĩa. Cột A Cột B a. Quá trình tiêu hoá cơ học ... 1. nhờ hệ thống enzim b. Quá trình tiêu hoá hoá học ... 2. sau tiêu hoá cơ học và trước tiêu hoá hoá học c. Quá trình tiêu hoá sinh học xảy ra ... 3. sau tiêu hoá hoá học và trước tiêu hoá cơ học. 4. nhờ hoạt động của bộ răng và co bóp của dạ dày Câu 18.1. Loài chỉ có 1 vòng tuần hoàn là : 1. Châu chấu ; 2. Cá ; 3. Mực ống ; 4. Gà ; 5.Thỏ ; 6. Ếch. Tổ hợp câu trả lời đúng là A. 1, 2 và 4 B.1,3 và 5 C.4,5 và 6 D.1,2 và 3 E.1,2,3 và 6 Câu 19.1. Nhận xét nào sau đây là không đúng về hoạt động của tim ? A. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha là co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung. B. Tim hoạt động suốt đời không mỏi vì ở tim có hệ dẫn truyền là nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. C. Do một nửa chu kì hoạt động của tim là pha dãn chung vì vậy tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi. D. Ở đa số động vật, nhịp tim/ phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.. Câu 20.1. Điền cụm từ thích hợp thay thế các số : 1, 2, 3, 4 trong các sơ đồ sau. Nồng độ glucôzơ giảm dần 1 Nồng độ glucôzơ bình thường (0,1%) 2 Tuyến tụy Glucozơ tăng Nồng độ glucôzơ tăng dần 3 Nồng độ glucôzơ bình thường (0,1%) 4 Tuyến tụy Glucôzơ giảm Nồng độ glucôzơ tăng dần Tiết glucagon ( hoocmon tăng đường huyết) Nồng độ glucôzơ bình thường (0,1%) Gan chuyển glicogen thành glucôzơ Tuyến tụy Glucôzơ giảm Câu 23.1. Chọn phương án trả lời đúng. Hướng động có liên quan tới. các nhân tố môi trường. sự phân giải sắc tố. đóng khí khổng. thay đổi hàm lượng axit nuclêic. Câu 24.1. Cho các kiểu cảm ứng của thực vật sau : 1. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ . 2. Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây. 3. Hiện tượng đóng mở khí khổng. 4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt ruồi. 5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây. Tính hướng động của thực vật là : A. 1, 2 và 3 B. 1, 3 và 4 C. 5 D. 1 và 4 Câu 24.2. Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hướng động và ứng động là 1. tốc độ cảm ứng 2. liên quan đến sinh trưởng 3. tính chất thuận nghịch Tổ hợp câu trả lời đúng là : A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 1, 2 và 3 Câu 28.1. Điều nhận xét nào sau đây là không đúng ? A. Tốc độ lan truyền xung thần kinh ở sợi có bao miêlin nhanh hơn sợi không có bao miêlin. B. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin thực hiện theo kiểu “nhảy cóc”. C. Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn : mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. Câu 29.1. Chọn câu trả lời đúng/ sai với mỗi câu sau : A. Trong cung phản xạ, xung thần kinh được dẫn truyền theo một chiều. B. Ở màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nên xung thần kinh chỉ truyền qua xináp theo một chiều. C. Xung thần kinh chỉ được truyền từ màng trước qua màng sau xináp theo một chiều nhờ các chất trung gian hóa học. Câu 30.1. Tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ? A. Mèo rình và vồ chuột. B. Chim làm tổ. C. Chó sủa khi thấy người lạ. D. Tất cả đều đúng. Câu 30.2. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là A. phản xạ không điều kiện. B. một chuỗi phản xạ không điều kiện được di truyền từ bố mẹ. C. một chuỗi phản xạ có điều kiện. D. cả A, B và C. Câu 30.3 Cơ sở thần kinh của tập tính học được là A. một chuỗi phản xạ có điều kiện do học tập rèn luyện. B. một chuỗi phản xạ có điều kiện. C. một chuỗi phản xạ không điều kiện D. cả A, B và C. Câu 31.1. Phần lớn tập tính kiếm ăn – săn mồi là A. tập tính bẩm sinh. B. phản xạ không điều kiện. C. tập tính học được. D. cả A, B và C. Câu 31.2. Phần lớn tập tính sinh sản là A. phản xạ có điều kiện . B. tập tính bẩm sinh. C. tập tính học được. D. cả A, B và C. Câu 32.1 Hãy sắp xếp các tập tính sau đây thành hai nhóm Tập tính bắt chuột của mèo. Tập tính bú sữa của đứa trẻ. Tập tính chạy trốn của con mồi. Tập tính đánh răng ở người. Tập tính đi tiểu của cháu bé mới sinh. Tập tính rình mồi của con thú. Tập tính di cư của một số loài chim Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Câu 34.1 Điều nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Đa số cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thức cấp. B. Cây 2 lá mầm vừa có sinh trưởng sơ cấp vừa có sinh trưởng thứ cấp. C. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. D. Phát triển là quá trình biến đổi về lượng (tăng khối lượng, kích thước). Câu 34.2 Chọn các cụm từ phù hợp cho mỗi chỗ trống Sinh trưởng là quá trình ……….........(1-tăng thuận nghịch/ 2-tăng không thuận nghịch) về ………......….... (3-kích thước / 4-kích thước và khối lượng) ; kèm theo sự đổi mới các cơ quan. Câu 35.1. Hoocmôn đóng vai trò điều khiển đóng mở khí khổng là: A. auxin B. gibêrelin C. axit abxixic D. êtilen Câu 35.2. Hoocmôn kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là A. auxin B. xitôkinin C. êtilen D. gibêrelin Câu 36.1. Điều nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Cây trung tính có thể ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn. B. Cây thanh long chỉ ra hoa vào mùa thu. C. Hoocmôn florigen gồm gibêrilin và antezin. D. Cây cà rốt chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài. Câu 37.1. Loài nào dưới đây phát triển không qua biến thái ? A.Sâu đục thân lúa. B.Rùa. C.Châu chấu. D. Ếch nhái. Câu 37.2. Loài nào dưới đây phát triển qua biến thái hoàn toàn A.Gà. B.Cá sấu. C.Tằm. D. Rầy nâu. Câu 38.1. Ở người hoocmôn điều hoà sự sịnh trưởng là A. Ơstrôgen. B. GH và tirôxin. C. Testostêrôn. D. cả A, B, C. Câu 38.2. Hoocmôn sinh dục cái là A.Ơstrôgen. B.Tirôxin. C.Testôstêrôn. D. cả A, B, C. Câu 39.1. Để nâng cao năng suất chăn nuôi người ta đã áp dụng biện pháp A. lai kinh tế, lai cải tạo giống, thụ tinh nhân tạo, công nghệ cấy phôi B. nhập nội giống C. cải tạo môi trường thích hợp tối ưu với từng giai đoạn. D. cả A, B, C Câu 39.2 Dùng bao cao su có tác dụng A. ngăn cản sự tiếp xúc của tinh trùng và trứng B. hạn chế sự rụng trứng C. ngăn cản sự làm tổ của hợp tử D. Tất cả đều đúng. Câu 41.1 Trồng cây ăn quả bằng cành chiết thường sớm ra quả hơn trồng bằng hạt vì : A. Cây trồng bằng cành chiết thấp hơn trồng bằng hạt. B. Cành chiết đã có sẵn hoocmôn ra hoa. C. Cành chiết đã có tuổi nhất định. D. Cành chiết không qua sinh trưởng sinh dưỡng. Câu 42.1. Muốn cải tiến một số đặc điểm của cây trồng trong sản xuất người ta thường A. chiết cành. B. cho sinh sản vô tính. C. cho sinh sản hữu tính. D. giâm cành. Câu 45.1. Cơ sở tế bào học của sinh sản hữu tính là A. phân bào nguyên phân. B. phân bào giảm phân. C. kết hợp cả ba quá trình : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. cả A, B, C. Câu 46.1.Điều nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Buồng trứng có thể tiết ra hoocmôn ơstrogen và prôgestrôgen có vai trò ức chế quá trình tiết FSH và LH của tuyến yên. B. Tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết ra hoocmôn testostêrôn. C. Hoocmôn testosterôn có vai trò tác động ngược lên vùng dưới đồi. D. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, sinh trứng qua tác động lên hệ thần kinh và nội tiết. Câu 46.2. Đối với con cái FSH có tác dụng A. làm bao noãn chín, gây rụng trứng. B. kích thích thể vàng tiết hoocmôn prôgesterôn. C. tạo thể vàng D. kích thích sự phát triển của bao noãn. Câu 46.3. Đối với con cái LH có tác dụng A. kích thích sự phát triển của bao noãn. B. tạo thể vàng và kích thích thể vàng tiết hoocmôn prôgestêrôn. C. làm bao noãn chín, gây rụng trứng. D. cả B và C. Câu 46.4. FSH và LH là hoocmôn của : A. vùng dưới đồi. B. tuyến yên. C. tuyến giáp. D. buồng trứng. Câu 47.1. Cơ sở khoa học của biện pháp dùng thuốc tránh thai là A. ngăn cản tinh trừng gặp trứng. B. ức chế sự rụng trứng. C. ngăn cản phôi làm tổ ở niêm mạc tử cung. D. cả A, B và C. Câu 47.2. Trong nuôi tằm để thu được nhiều tơ người ta chọn : A. trứng nở ra toàn tằm cái. B. trứng nở ra toàn tằm đực. C. chọn nuôi cả tằm đực và tằm cái. D. cả A, B và C. ĐÁP ÁN Câu 1.1. D Câu 1.2. C Câu 2.1. B Câu 2.2. D Câu 3.1. B Câu 5.1. B Câu 7.1. 1- d ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – c. Câu 7.2. A – Sai ; B – Đúng ; C – Đúng ; D – Đúng. Câu 8.1. 1 – c ; 2 – g ; 3 – d ; 4 – b. Câu 9.1. A – Sai ; B – Đúng ; C – Đúng ; D – Đúng Câu 10.1. B Câu 10.2. D. Câu 11.1. D Câu 11.2. B Câu 12.1. A – Sai ; B – Sai ; C – Sai Câu 16.1 a – 4 ; b – 1 ; c – 2. Câu 18.1. D Câu 19.1. B Câu 20.1. Nồng độ glucôzơ tăng dần Tiết glucagon ( hoocmon tăng đường huyết) Nồng độ glucôzơ bình thường (0,1%) Gan chuyển glicogen thành glucôzơ Tuyến tụy Glucôzơ giảm Bộ phận điều khiển (TW thần kinh, tuyến nội tiết) Kết quả đáp ứng (Liên hệ ngược) Bộ phận đáp ứng kích thích Bộ phận tiếp nhận kích thích (Thụ quan) Kích thích của môi trường 1- Tiết insulin ( hoocmon hạ đường huyết) ; 2- Gan chuyển glucôzơ thành glicogen 3- Tiết glucagon (hoocmon tăng đường huyết) ; 4- Gan chuyển glicogen thành glucôzơ Câu 23.1. A Câu 24.1. C Câu 24.2. D Câu 28.1. B Câu 29.1. A – Đúng ; B – Sai ; C – Đúng. Câu 30.1. B Câu 30.2. B Câu 30.3. A Đáp án : Câu 30.1 : B ; Câu 30.2 : B ; Câu 30.3 : A. Câu 31.1. C Câu 31.2. B Câu 32.1. Tập tính bẩm sinh : B, E và G ; Tập tính học được : A, C, D và F. Câu 34.1 D Câu 34.2. 2 và 4. Câu 35.1. C Câu 35.2. A Câu 36.1. B Câu 37.1. B Câu 37.2. C Câu 38.1. B Câu 38.2. A Câu 39.1. D Câu 39.2 A Câu 41.1 C Câu 42.1. C Câu 45.1. C Câu 46.1. C Câu 46.2. D Câu 46.3. D Câu 46.4. B Câu 47.1. B Câu 47.2. B
File đính kèm:
- tn 11.doc