Câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 năm học: 2011-2012

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 6685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 năm học: 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TP BẾN TRE HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN CÔNG NGHỆ 6
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC NĂM HỌC: 2011-2012 
GV: LÊ THỊ NGỌC THÚY
I.TRẮC NGHIỆM
6 CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất 
 1.Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị bệnh?
Suy dinh dưỡng . C.Tiêu hóa.
Bệnh tim mạch. D.Bệnh hô hấp.
 2.Khoảng cách các bữa ăn trong ngày các nhau:
3 – 4 giờ. C. 2 - 3 giờ.
4 – 5 giờ. D. 6 - 7 giờ
 3.Vì sao phải phân chia số bữa ăn:
Cần ăn đủ chất, đủ thành phần dinh dưỡng.
Vì giúp hệ tiêu hóa làm việc điều độ và cung cấp năng lượng trong từng khoảng thời gian.
Do nhu cầu dinh dưỡng từng lúc khác nhau.
Cần phân chia để ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 4.Chế biến món ăn bao gồm các giai đoạn:
A.Bày các món ăn. B.Sơ chế thực phẩm, chế biến, trình bày các món ăn.
C.Sơ chế thực phẩm và trình bày các món ăn. D.Làm chín thực phẩm và bày món ăn ra dĩa.
 5.Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
 A.50 oC à 80 oC C.100 oC à115 oC
 B.0 oC à 37 oC D.-20 oC à-10 oC
6. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm: 
A. Tươi ngon, không bị khô héo. B. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc. 
C. Khỏi bị biến chất, ôi thiu. D. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. 
6 CÂU THÔNG HIỂU
 Hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng từ hợp cụm từ cho hợp nghĩa các câu sau:
sự pha trộn các thực phẩm động vật và thực vật.
.là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày
Sinh tố tan trong nước: ..
Trộn dầu giấm làm cho thực phẩm.
Sự nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của  vào thực phẩm.
Nhóm sinh tố tan trong chất béo:......................................
8 CÂU VẬN DỤNG
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất 
1.Để thực phẩm không bị mất các sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước cần chú ý:
Nên ngâm thực phẩm lâu trong nước.
Nên đun nấu thực phẩm lâu để thực phẩm chín.
Nên để cho thực phẩm kho héo.
Không ngâm thực phẩm lâu trong nước, không để thực phẩm khô héo, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, chế biến và bảo quản chu đáo.
2.Bảo quản đậu hạt khô, gạo:
A.Để nơi ẩm ướt để dễ nấu. B.Để phơi ngoài nắng.
C.Cần phải đậy kĩ, tránh ẩm móc, sâu mọt, nơi thoáng mát. D.Cần chăm sóc thường xuyên.
3.Rau, củ, quả ăn sống nên:
Không cần rửa, gọt, cắt, thái. C.Chỉ nên gọt không cần rửa.
Nên gọt vỏ, rửa bằng nước sạch trước khi ăn. D.Để khô héo rồi ăn.
4.Chất khoáng khi đun nấu:
Một phần chất khoáng sẽ hòa tan trong nước.
Một phần chất khoáng không hòa tan trong nước.
Sẽ làm biến thành chất khác.
Chất khoáng nở ra khi nấu.
5.Bày bàn ăn cần phải:
Bày tất cả các món ăn chất chồng lên nhau.
Bàn ăn cần phải trang trí lịch sự, đẹp mắt, món ăn được trình bày đẹp, hài hòa về màu sắc và hương vị.
Món ăn ngon, không cần trình bày.
Bàn ăn không cần trang trí.
6. Thực đơn cho các bữa ăn thường ngày cần:
A.Chọn nhiều thực phẩm cần nhiều chất đạm.
	B.Chọn nhiều rau và nhiều chất xơ cho đủ no.
	C.Chọn đủ các loại thực phẩm ở 4 nhóm thức ăn cần thiết cho cơ thể.
	D.Chọn nhiều thực phẩm nhiều chất béo và chất xơ.
7. Các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đường bột là:
	A.Gạo, rau, nhãn, cá	B.Cà chua, cua, sò, tôm....
	C.Vừng, lạc, phô mai..	D.Khoai lang, gạo, mía...
8.Cách thay thế thực phẩm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu 
phần không bị thay đổi: 
A. Thịt lợn thay bằng cá. B.Trứng thay bằng rau. 
 C. Lạc thay bằng sắn. D. Gạo thay bằng mỡ
TỰ LUẬN 
3 CÂU NHẬN BIẾT:
Câu 1:
Trình bày nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm? 
Cho ví dụ chứng minh chất đạm có chức năng tái tạo các tế bào chất?
Câu 2: Trình bày các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
Câu 3:Hãy nêu khái niệm thu nhập của gia đình? Gia đình em thường phải chi những những nguồn thu nào?
3 CÂU THÔNG HIỂU
Câu 1: Nêu vai trò của thúc ăn? Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng mà em biết?
Câu 2: Khi chế biến món ăn cần chú ý những điểm nào để hạn chế việc mất các chất dinh dưỡng?
Câu 3:Hãy nêu khái niệm chi tiêu trong gia đình.Gia đình em thường phải chi những khoản chi nào?
4 CÂU VẬN DỤNG
Câu1:
Em hãy xây dựng một thực đơn cho bữa tiệc sinh nhật của em? 
Phân tích cơ cấu thực thơn em vừa xây?
Phân tích thành phần dinh dưỡng có trong các món ăn có trong thực đơn trên?
Câu 2: Để phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm cần lưu ý những vấn đề gì? Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn như bị nôn, tiêu chảy nhiều lần, em xử lí như thế nào?
Câu 3:
Trình bày thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình?
Để tổ chức bữa ăn hợp lí cần dựa trên những nguyên tắc nào? 
Liên hệ bữa ăn gia dình em có đầy đủ dinh dưỡng và đủ năng lượng cho tất cả thành viên chưa?
Câu 4: 
Xây dựng thực đơn thường ngày? 
Phân tích thành phần chất dinh dưỡng có trong các món ăn trong thực đơn trên? 
Và chỉ rõ cơ cấu của thực.
ĐÁP ÁN:
I.TRẮC NGHIỆM
6 CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
1
2
3
4
5
6
A
B
B
B
C
D
6 CÂU THÔNG HIỂU
Trộn hỗn hợp
Thực đơn
C, B, PP
Giảm bớt mùi vị ban đầu (mùi hăng)
Chất độc
A, D, E, K
8 CÂU NHẬN BIẾT
1
2
3
4
5
6
7
8
D
C
B
A
B
A
D
A
II.TỰ LUẬN 
3 CÂU NHẬN BIẾT
Câu 1:
Nguồn cung cấp chất đạm:
Đạm động vật: thịt, cá, trứng,...
Đạm thực vật: hạt sen, hạt điều, các loại đậu,...
Chức năng:
Giúp cơ thể phát triển về thể chất, chiều cao, cân nặng, trí tuệ.
Tái tạo các tế bào chết.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cho ví dụ: 
Tóc rụng, tóc khác mọc lên.
Răng sữa trẻ em thay bằng răng trưởng thành.
Bị đứt tay, bị thương, sẽ bị lành lại sau một thời gian.
Câu 2: Trình bày 4 nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn:
 -Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Do thức ăn bị biến chất
- Do thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học,thuốc bảo vệ thực vật,phụ gia thực phẩm.
- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc ( như cá nóc, nấm độc, mầm khoai tây )
Câu 3:Thu nhập của gia đình là gì?
Là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Liên hệ gia đình và kể ra.
3 CÂU THÔNG HIỂU
Câu 1: 
Vai trò của thức ăn:
Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể làm việc, học tập, lao động, vui chơi,...
Kể các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng, sinh tố.
Câu 2:
 Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
	-Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
	-Khi nấu tránh khuấy nhiều.
	-Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
	-Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
	-Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
Câu 3:
 -Chi tiêu trong gia đình là chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
 -Nêu được các khoản chi của gia đình (ăn, mặc, ở,học tập )
4 CÂU VẬN DỤNG
Câu 1: 
a.Xây dựng thực đơn tiệc sinh nhật theo đúng cơ cấu từ 4- 5món.
b.Chỉ rõ cơ cấu thực đơn.
b.Phân tích chất dinh dưỡng có trong các món ăn. 
Câu 2: Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
Phòng tránh nhiễm trùng:
Rửa tay sạch trước khi ăn
Vệ sinh nhà bếp.
Rửa kĩ thực phẩm.
Nấu chín thực phẩm.
Đậy thức ăn cẩn thận.
Bảo quản thực phẩm chu đáo
Phòng tránh nhiễm độc:
Không dùng những thực phẩm có chất độc.
Không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng và những phẩm màu hóa học..
Không dùng thực phẩm bị biến chất.
Khi có dấu hiệu trên em cần báo ngay cho người thân biết hoặc đến cơ quan y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Câu 3: 
a.Thế nào là bữa ăn hợp lí:
Là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
b.Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
1/ Nhu cầu các thành viên trong gia đình
2/ Điều kiện tài chánh :
3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng 
4/ Thay đổi món ăn:
c. liên hệ thực tế:
Câu 4:
a.Xây dựng thực đơn thường ngày theo đúng cơ cấu từ 3- 4món.
b.Phân tích chất dinh dưỡng có trong các món ăn. 
b.Chỉ rõ cơ cấu thực đơn: món mặn, món xào, món canh.

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi HK II CN61112.doc
Đề thi liên quan