Câu hỏi trắc nghiệm môn: sinh học 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn: sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONTHIONLINE.NET
PGD-ĐT HUYỆN LẬP THẠCH CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
TRƯỜNG THCS Thái Hòa Môn: SINH HỌC 9
Câu 1. Giả thuyết của Men Đen có nội dung là:
	a. Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định 
 b. Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố trong cặp phân li về một giao tử 
 c. các nhân tố di truyền được tổ hợp với nhau trong quá trình thụ tinh 
 d . Phương án a,b,c
Câu 2.yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin là:
	a. tARN.
	b. mARN.
	c. rARN.
	d. Cả a, b, c.
Câu 3. Men Đen giải thích sự tạo giao tử và hợp tử bằng cơ chế.
	a. Cơ chế di truyền các tính trạng.
 b. Cơ chế phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trinh phát sinh giao tử 
 c. Cơ chế tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh 
 d. cả ,b,c đúng 
câu 4. Quy luật phân li có nội dung là:
	a. Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
	b. Khi lai hai cơ thể khác nhau về một hoặc một vài tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
	c. Khi lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 hoa đỏ về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 thì tỉ lệ là 3 trội : 1 lặn.
	d. Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li và giữ nguyên bản chất như là ở cơ thể thuần chủng P
Câu 5. Lai phân tích nhằm mục đích:
	a. Nhằm kiểm tra kiểu gen.
	b. Nhằm kiểm tra kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
	c. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
	d. Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội 
Câu 6. Để xác định kiểu hình trội ở F1 có kiểu gen đồng hợp tử hay dị hợp tử ta phải tiến hành:
	a. Lai F1 với bố hoặc mẹ
	b. Lai một cặp tính trạng.
	c. Lai kinh tế.
	d. Lai phân tích
Câu 7. Bằng kết quả lai nào sau đây mà Men Đen kết luận có sự phân li độc lập các nhân tố di truyền 
	a.9 vàng, trơn :3 vàng , nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh ,nhăn
	b. 3 vàng 1 xanh.
	c. 3 trơn : 1 nhăn.
	d. 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng 
Câu 8. Biến dị nào sau đây là biến di tổ hợp :
a. Do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lai các tính trạng của P xuất hiện các biến dị tổ hợp.
	b. Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lai các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. Kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.
	c. Kiểu hình vàng, nhăn, xanh trơn những kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
	d. Bên cạnh kiểu hình giống P. Còn kiểu hình khác P gọi là biến dị tổ hợp.
Câu 9. Men Đen giải thích cơ thể F1 của lai hai cặp tính trạng tạo được 4 loại giao tử bằng cơ chế:
	a. Khi F hình thành giao tử do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng (khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b) đã tạo ra 16 loại giao tử ngang nhau.
	b. Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng (khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b) đã tạo ra 4 loại giao tử ngang nhau: 	AB, Ab, aB, ab.
	c. Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.tạo ra 4 loại giao tử 
	d. Cả a, b, c đúng
Câu10. F2 của lai hai cặp tính trạng tạo được 16 tổ hợp là vì:
	a. Do lai hai cặp tính trạng tương phản.
	b. Do biến dị tổ hợp nếu F2 xuất hiện nhiều kiểu hình khác P.
	c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực với4 loại giao tử cái.
	d. Do tích các tỉ lệ tính trạng hợp thành chúng.
Câu 11. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài thể hiện là:
	a. Đặc trưng về hình thái, kích thước.
	b. Đặc trưng về nguồn gốc từ bố và nguồn gốc từ mẹ.
	c. Đặc trưng về số lượng 
	d. a và c
Câu 12. Trong quá trình phân chia tế bào NST điển hình ở kì nào ?
	a. Kì đầu.
	b. Kì giữa.
	c. Kì sau.
	d. Kì cuối.
Câu 13. Chức năng cơ bản của NST là:
	a.Lưu giữ thông tin di truyền 
	b. Chứa đựng prôtêin
	c. Chứa đựng mARN
	d. Chứa đựng các đặc điểm của sinh vật 
Câu 14. Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:
	a. Do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôi.
	b. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.
	c. Do NST luôn ở trạng thái kép.
	d. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
Câu 15. Sự biến đổi hình thái NST qua chu kì tế bào được thể hiện ở đặc điểm:
	a. Nhân đôi và phân chia.
	b. Tách rời và phân li.
	c. Mức độ đóng xoắn và mức độ duỗi xoắn.
	d. Cả a, b, c.
Câu 16. Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể là:
	a. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
	b. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
	c. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
	d.Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi.
Câu 17. Giảm phân diễn ra ở tế bào của cơ quan nào trong cơ thể ?
	a. Cơ quan sinh dưỡng.
	b. Cơ quan sinh dục.
	c. Cơ quan sinh dưỡng hoặc cơ quan sinh dục.
	d. Cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục 
Câu 18. Đặc điểm cơ bản về cách sắp xếp NST ở kì giữa của lần phân bào 2 là:
	a. Các NST kép xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .
	b. NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
	c. Các cặp NST đơn 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .
	d. cả a ,b, c 
Câu 19. Kết quả giảm phân tế bào con có bộ NST là:
	a. n 
	b. 2n
	c. 3n
	d. 4n.
Câu 20. Từ một tế bào mẹ sau giảm phân ở cơ thể lưỡng bội cho ra mấy tế bào con.
	a. 2 tế bào con.
	b. 4 tế bào con.
	c. 6 tế bào con.
	d. 8 tế bào con.
Câu 21. Từ noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 và giảm phân 2 tạo ra sản phẩm là 
	a. Noãn bào bậc 2 thế cực thứ nhất, trứng và thế cực 2.
	b. Noãn bào bậc 1, noãn bào bậc 2, trừng thế cực thứ 2.
	c.Noãn nguyên bào, noãn bào bậc1, noãn bào bậc 2,trừng thế cực thứ 
	d. Noãn nguyên bào, noãn bào bậc 1, noãn bào bậc 2 thế cực thứ nhất.
Câu 22. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
	a. Sự kết hợp tế bào chất của giao tử đực với một giao tử cái.
	b. Sự hình thành một cơ thể mới.
	c. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
	d. Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.
Câu 23. Trong tế bào NST giới tính tồn tại :
	a. Thành cặp tương đồng
	b. Tồn tại với 1 số lượng lớn trong tế bào sinh dưỡng.
	c. Tồn tại thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY và thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
	d. Tồn tại thành cặp tương đồng XX, không tương đồng XY tồn tại với nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.
Câu 24. Sự mang gen quy định tính trạng của NST giới tính khác nhau cơ bản so với sự mang gen quy định tính trạng của NST thường là
	a. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể 
	b. Mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính 
	c. Mang gen quy định tính trạng thường và 1 số ít liên quan đến giới tính.
	d. Mang gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính và tính trạng thường.
Câu 25. Con gái phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?
	a. Y
	b. X
	c. XX
	d. XY.
Câu 26. Ứng dụng di truyền giới tính vào lĩnh vực chăn nuôi với mục đích đặc biệt.
	a. Tăng năng xuất nuôi trồng.
	b. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
	c. Điều khiển tỉ lệ đực cái.
	d. Điều khiển khả năng sinh sản của bố mẹ.
Câu 27. Phép lai phân tích của Moocgan nhằm mục đích:
	a. Kiểm tra kiểu gen của Ruồi cái thân đen, cánh cụt.
	b. Xác định kiểu gen kiểu hình của đời con.
	c. Xác định kiểu gen của Ruồi đực F1.
	d. Kiểm tra kiểu gen kiểu hình của phép lai.
Câu 28. Di truyền liên kết là:
	a. Hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
	b. Hiện tượng nhiều nhóm tính trạng di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
	c. Hiện tượng các gen trên nhiều NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
	d. Cả a và b
câu 29. Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để lựa chọn tính trạng di truyền cùng nhau là:
	a. Tính trạng xấu.
	b. Tính trạng tốt.
	c. Tính trạng trội.
	d. Tính trạng lặn.
Câu 30. Nguyên nhân tạo tính đa dạng của ADN là:
	a. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit
	b. Do số lượng các nuclêôtit
	c. Do thành phần các nuclêôtit.
	d. Cả a,b,c
Câu 31. Nguyên tắc bổ sung là:
	a. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp A liên kết với T, G liên kết với X.
	b.. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp A liên kết với G, T liên kết với X.
	c.Tỉ lệ A +G = T + X và tỉ số A+T /G +X là khác nhau 
	d. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hyđro.tạo thành từng cặp 
Câu 32. Quá trình nhân đôi của ADN theo nguyên tắc:
	a. Khuân mẫu.
	b. Bổ sung.
	c. Bán báo toàn
	d. Cả b và c.
Câu 33. Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì:
	a. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.
	b. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.
	c. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
	d. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
Câu 34. Các nuclêôtit liên kết với nhau trong quá trình tổng hợp để tạo thành ARN.
	a. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường theo nguyên tắc bổ sung A với U, G với X.ngược lại T – A , X - G
	b. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào A với T, G với X.
	c. Liên kết theo nguyên tắc bổ sung A môi trường liên kết với U mạch khuân và ngược lại, G môi trường liên kết với X mạch khuân 
	d. Cả a và c.
Câu 35. Trong quá trình hình thành chuỗi axit amin các loại Nucleotit ở mARN và tARN khớp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là:
	a. A với T và G với X.
	b. A với G và T với X
	c. A liên kết với U, G liên kết với X.
	d. A liên kết với X và G liên kết với T.
ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 9
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
d
11
d
21
a
31
a
2
b
12
b
22
c
32
d
3
d
13
a
23
c
33
b
4
a
14
d
24
b
34
a
5
c
15
c
25
b
35
c
6
d
16
a
26
c
7
a
17
b
27
c
8
b
18
b
28
a
9
b
19
a
29
b
10
c
20
b
30
a

File đính kèm:

  • docDe thi hk2 mon sinh 9.doc