Câu hỏi trắc nghiệm - Phần: Động học chất điểm

doc10 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 3423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm - Phần: Động học chất điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I 
Chương I:	ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A/ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT:
Câu1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học?
Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
Các phát biểu A,B và C đều đúng.
Câu2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm?
Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
Chất điểm là những vật có khích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể xem vật như 
	một chất điểm?
Tàu hoả đứng trong sân ga.
Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó.
Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Câu4: Điều nào sau đây đúng với vật chuyển động tịnh tiến?
Quỹ đạo của vật luôn luôn là đường thẳng.
Mọi điểm trên vật vạch ra những đường cá dạng giống nhau.
Vận tốc của vật không thay đổi.
Mọi điểm trên vật vạch ra những đường giiống nhau và đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.
Câu5: Trong các vật chuyển động sau đây, chuyển động của vật nào là chuyển động
	tịnh tiến?
	A.Chuyển động của ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra.
	B. Chuyển động của cánh cửa khi ta mở cửa.
	C. Chuyển động của ôtô trên đoạn đường vòng.
	D. Chuyển động Mặt Trăng quay xung quanh trái đất.
Câu6: Hệ quy chiếu là hệ gồm có:
Vật được chọn làm mốc.
Một hệ toạ độ gắn trên vật làm mốc.
Một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
Tất cả các yếu tố kể ở các mục A, B và C.
Câu7: Trong các cách chọn hệ toạ độ sau đây, cách chọn nào là hợp lý?
Vật chuyển động trên một đường thẳng: Chọn trục toạ độ Ox trùng ngay với đường thẳng đó.
Vật chuyển động trong một mặt phẳng: Chọn hệ trục toạ độ Đêcác vuông góc xOy nằm trong mặt phẳng đó.
Vật chuyển động trong không gian: Chọn hệ toạ độ Đêcác vuông góc Oxyz.
Các cách chọn A, B và C đều hợp lý.
Câu8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mốc thời gian?
Mốc thời gian luôn luôn được chọn là mốc 0 giờ.
Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một đối tượng.
Mốc thời gian là một thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng.
Mốc thời gian là thời điểm kết thúc một hiện tượng.
Câu9: Một xe ôtô khởi hành lúc 7 giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc thời gian là lúc7 giờ thì thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào trong các trường hợp sau:
	A). t0 = 7 giờ.	B). t0 = 14 giờ
	C). t0 = 0 giờ.	C). Một thời điểm khác.
Câu10: Điều nào sau đây là đúng với vật chuyển động thẳng đều?
Quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không thay đổi theo thời gian.
Véctơ vận tốc không đổi theo thời gian.
Quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng dường bằng nhau trong những khoản thời gian bằng nhau bất kì.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu11: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều?
Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Tại mọi thời điểm, véctơ vận tốc là như nhau.
Véctơ vận tốc có hướng không thay đổi.
Vận tốc luôn có giá trị dương.
Câu12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vận tốc của chuyển động?
Vận tốc của vật cho biết khả năng chuyển động của vật.
Vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn.
Vật nào có vận tốc lớn hơn thì trong cùng một khoảng thời gian, nó sẽ đi được quãng đường dài hơn.
Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc của vật được đo bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và khoảng thời gian để vật đi hết quãng đường đó.
Câu13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị của vận tốc?
Đơn vị của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động của vật.
Đơn vị của vận tốc luôn luôn là m/s.
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của độ dài đường đi và đơn vị của thời gian.
Trong hệ SI, đơn vị của vận tốc là cm/s.
Câu14: Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính đường đi của vật chuyển động thẳng đều? (trong đó s là quãng đường, v là vận tốc và t là thời gian chuyển động).
	A) 	B). 	C). 	D). 
Câu15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về toạ độ của một vật chuyển động thẳng đều?
Toạ độ của vật luôn thay đổi theo thời gian.
Toạ độ của vật có thể dương, âm hoặc bằng không.
Toạ độ của vật biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu16: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là: x = x0+vt (với x0 ¹0 và v ¹ 0).
	Điều khẳng định nào sau đây là chính xác:
Toạ độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian.
Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ.
Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ.
Vật chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ.
Câu17: Một vật chuyển động thẳng theo trục Ox, phương trình toạ độ của vật là: x = xo+v(t-to) với xo¹ 0, v >0 và t ¹ 0. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ.
B. Thời điểm ban đầu của chuyển động không trùng với thời điểm được chọn làm mốc thời gian.
C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ.
D. Các khẳng định A, B và C đều đúng.
	Theo các quy ước sau: ( I ) và ( II ) là các mệnh đề.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề có tương quan.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề không tương quan.
Mệnh đề I đúng, mệnh đề II sai.
Mệnh đề I sai, mệnh đề II đúng.
Trả lời các câu 18, 19, 20 và 21.
Câu 18: (I) Khi viên đạn ra khỏi nòng súng và bay tới mục tiêu, nó được xem là một chất điểm.
Vì ( II ) Một vật được xem là chất điểm nếu kích thước của vật là không lớn lắm.
Câu 19: ( I ) Chiếc bè nứa trôi trên sông theo một đường thẳng, chuyển động của chiếc bè là chuyển động tịnh tiến.
Vì ( II ) Chuyển động tụnh tiến là chuyển động mà trong đó mọi điểm trên vật đều vạch ra những đường giống nhau và đường nối hai điểm bất kì trên vật luôn song song với chính nó.
Câu 20: ( I ) Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì sẽ chuyển động nhỏ hơn.
Vì ( II ) Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động
Câu 21: ( I ) Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc của vật có thể thay đổi về hướng. 
10
O
25
x(m)
5
t(s)
(Hình 8)
Vì ( II ) Véctơ vận tốc không những cho biết độ lớn của vận tốc mà còn xác định cả hướng của chuyển động.
Câu 22: Trên hình 8 là đồ thị tọa độ-thời gian của 
một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin
nào sau đây là sai?
Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m.
Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m.
Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ.
Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách 
gốc toạ độ 10m.
Câu 23: Trong các đò thị (hình 9) sau đây, đồ thị nào có dạng đúng với vật chuyển động thẳng đều?
x
O
a)
t
x
O
b)
t
x
O
c)
t
x
O
d)
t
(Hình 9)
	Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
x(m)
(II)
(I)
(III)
O
Hình 10
A). Đồ thị a	 B). Đồ thị b và d	C). Đồ thị a và c	D).Các đồ thị a,b và c đều đúng
Trên hình 10 là đồ thị toạ độ - thời gian của
Ba vật chuyển động trên mmột đường thẳng,
đồ thị (I) và (III) là các đường thẳng song song.
	Sử dụng dự kiện trên để trả lời các câu 
hỏi 24, 25, 26, 27 và 28
(t(s)
Câu 24: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
Hai vật (I) và (II) chuyển động cùng hướng.
Hai vật (I) và (II) chuyển động ngược hướng.
Vận tốc của vật (I) lớn hơn vận tốc vật (II).
Hai vật (I) và (II) không gặp nhau.
Câu 25: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
Vận tốc của các vật (I) và (III) không bằng nhau.
Hai vật (II) và (III) gặp nhau.
Toạ độ ban đầu của các vật (II) và (III) đều dương.
Toạ độ ban đầu của vật (I) bằng không.
Câu 26: Kết luận nào sau đây là không phù hợp với đồ thị đã cho của các chuyển động?
Các vật chuyển động thẳng đều.
Vật (II) chuyển động ngược chiều so với các vật (I) và (III).
Phương trình chuyển động của các vật (I) và (III) giống hệt nhau.
Trong phương trình chuyển động, vận tốc của vật (II) có giá trị âm.
Câu 27: Kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh vận tốc v1, v2, v3 của các vật (I), (II) và (III)?
A). v1 = v3 v2 = v3.	C). v1 = v2 = v3.	D). v1 ¹ v2 ¹ v3.
Câu 28: Thông tin nào sau đây là sai khi so sánh quãng đường s1, s2 và s3 của các vật (I), (II) và (III) đi được trong một khoảng thời gian?
A). s1 > s2 = s3. B). s1 = s3 < s2.	 C) .s1 = s2 = s3.	D) .s1 ¹ s2 ¹ s3
Câu 29: Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục Ox.
Thông tin nào sau đây là chính xác?
Thời điểm ban đầu to=0.	B. Vận tốc v > 0.
C. Toạ độ của vật luôn dương.	D. Các thông tin A,B,C đều chính xác.
Câu 30: Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục Ox. 
 Tại các thời điểm t1=2s và t2=6s, toạ độ tương ứng của vật là x1=20m và x2=4m. Kết luận nào sau đây là không chính xác?
Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s.
Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox.
Thời điểm vật đến gốc toạ độ O là t=5s.
Phương trình toạ độ của vật là x = 28-4t (m).
B/ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.
Câu 31: Điều nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc trung bình:
Vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
Trong khoảng thời gian t vật đi được quãng đường s, vận tốc trung bình tính trên quãng đường là: vtb = ., 
Trong chuyển động biến đổi, vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau là như nhau.
Vận tốc trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
CHƯƠNG II:	ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM.
CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG.
A/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT:
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác giữa các vật?
Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng có tính chất hai chiều (gọi là tương tác)
Khi một vật chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc ấy.
Khi vật A tác dụng lên vật B thì ngược lại, vật B cũng tác dụng ngược lạo vật A.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc hay làm cho vật xuất hiện gia tốc.
Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cưa vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?
Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
Một vật chuyển động thẳng đều là vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
Hai lực cân bằng nhau là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng?
	A. Hai lực có cùng giá.	B. Hai lực có cùng phương.
	C. Hai lực ngược chiều nhau.	D. Hai lực có cùng độ lớn.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về định luật I Niutơn?
Đinh luật I Niutơn là định luật cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.
Nội dung của định luật I Niutơn là: Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không chịu một lực nào tác dụng, hoặc nếu các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
Định luật I Niutơn còn gọi là định luật quán tính.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
Vật rơi tự do.
Vật rơi trong không khí.
Xe ô tô đang chạy, khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng hẳn.
Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên sàn nằm ngang.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật II Niutơn?
Định luật II Niutơn cho biết mối quan hệ giữa khối lượng của vật, gia tốc mà vật thu được và lực tác dụng lên vật.
Đinh luật II Niutơn được mô tả bằng biểu thức .
Định luật II Niutơn khẳng đinh lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây có thể áp dụng định luật II Niutơn để tính gia tốc của vật?
Vật rơi tự do.
Một người kéo một vật vhuyển động bàng dây.
Một người đẩy một vật chuyển động bằng gậy.
Cả ba trường hợp A, B, C đều áp dụng được.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật III Niutơn?
Định luật III Niutơn cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác với nhau.
Nội dung định luật III Niutơn là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực cân bằng, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều”.
Nội dung định luật III Niutơn là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều”.
Định luật III Niutơn thể hiện mối quan hệ giữa lực tác dụng và phản lực.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực?
Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm khối lượng?
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho sức nặng của vật.
Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích trữ năng lượng của vật.
Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng?
Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không thay đổi đối với mỗi vật
Khối lượng có tính chất cộng được.
Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngươvj lại.
Khối lượng đo bằng đơn vị kilôgam (kg).
Sử dụng các cụm từ sau đây:
A) Gia tốc.	B.) Vận tốc.	C.) Cân bằng.	 D.) Trực đối.
Điền xào chỗ trống của các câu 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 cho đúng ý nghĩa vật lý.
Câu 13: Véctơ lực có hướng trùng với hướng của véctơmà lực đó truyền cho vật.
Câu 14:của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
Câu 15:Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn.của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
Câu 16: Lực và phản lực là hai lực.
Câu17: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực., nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều.
Câu 18: Hai lực.là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Câu 19: Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều gọi chung là trạng thái.
Câu 20: Khi một vật thay đổi.thì luôn có thể chỉ ra được những vật khác đã tác dụng lên nó.
B/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một vật có khối lượng 1kg, chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Lực tác dụng vào vật có thể nhận giá trị nào sau đây:
A.) F = 0,05N	B.) F = 0,5N	C.) F = 5N	 D.)Một giá trị khác.
Câu 2: Một vật có khối lượng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc là 0,7m/s.Lực đã tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây
A.) F = 35N	B.) F = 24,5N	C.) F = 102N	 D.)Một giá trị khác.
Câu 3: Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật có khối lượng 100kg, bắt đầu chuển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc 25,2km/2. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây:
A.) F = 0,49N	B.) F = 4,9N	C.) F = 49N	D.)Một giá trị khác.
Câu 4: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?
Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A.) a = 0,5m/s2	B.) a = 1m/s2	C.) a = 2m/s2 	D.) a = 4m/s2.
Câu 5: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng 100N/m để nó dãn ra 10cm.Lấy g = 10m/s2. Chộ kết quả đúng trong các kết quả sau:
A) . m = 1kg B.) m = 10kg	 C.) m = 0,1kg 	D.) Một kết quả khác.
Câu 6: Một đầu tàu kéo một toa xe khởi hành với gia tốc 0,1m/s2. Lực kéo của đầu tàu có thể nhận giá trị nào sau đây:
	A.) Fk = 1250N 	B.) Fk = 12500N	
	C.) Fk = 125000N 	D.) Một kết quả khác.
Câu 7: Một vật được đặt ở đỉnh mặt phẳng nghiêng, hệ số ma sát k = 0,5. 
Góc nghiêng a của mặt phẳng nghiêng phải nhận giá trị nào sau đây để vật nằm yên?
 A.) a = 6,560. B).a = 16,560.	A). a = 26,560.	B).a = 36,560.	
	Sử dụng dữ kiện sau:
	Một vật được ném theo phương nàm ngang với vận tốc vo = 30m/s ở độ cao h=80m. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s2.
Trả lời các câu hỏi:8, 9, và 10.
Câu 8: Chọn hệ xOy sao cho O trùng với vị trí ném, Ox nằm ngang theo chiều ném, Oy thẳng đứng từ trên xuống. Phương trình nào sau đây đúng với phương trình quỹ đạo của vật?
	A.) 	B.) 	
	C.) 	D.) Một phương trình khác 
Câu 9: Tầm bay xa của vật (tính theo phương ngang) nhận giá trị nào sau đây:
 A.) xmax = 80m	B.) xmax = 100m	C.) xmax = 120m	D.) xmax = 140m.
Câu 10: Giá trị nào sau đây đúng với vận tốc của vật lúc chạm đất?
 A.) v = 50 m/s	 B.) v = 75 m/s	C.) v = 100 m/s	D.) v = 150 m/s.

File đính kèm:

  • docde kiem tra 10.doc