Câu hỏi trắc nghiệm (phần tổng kết từ vựng)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm (phần tổng kết từ vựng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(PHẦN TỔNG KẾT TỪ VỰNG)







Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu1(M3): Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc.

Cháy nhà ra mặt chuột 
Ếch ngồi dáy giếng 
Mỡ để miệng mèo
Nuôi ong tay áo

Câu 2(M1): Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây ?

Nhỏ nhẻ
Nho nhỏ
Nhỏ nhắn
Nhỏ nhặt

Câu 3(M3): Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng-ồn ào” ?

Tĩnh mịch-huyên náo
Đông đúc-thưa thớt
Vắng lặng-ồn ào
Lặng lẽ-ầm ĩ

Câu 4(M1): Chữ “tử” trong từ nào sau đây không có nghĩa là con ?

Thiên tử
Phụ tử
Bất tử
Hoàng tử

Câu 5(M3): Nếu viết: “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ.” thì từ nào dùng không đúng nghĩa ?

Hương vị 
Giọt sữa
Man mác
Trắng xoá

Câu 6(M1): Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ?

Cơn gió
Thanh nhã
Thơm mát
Hoa cỏ

Câu 7(M1): Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ.

Con người
Môn học
Nghề nghiệp
Tính cách

Câu 8(M1): Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?

Hoạt động kinh tế
Hoạt động chính trị
Hoạt động văn hoá
Hoạt động xã hội

Câu 9(M1): Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản nào ?

Tự sự và nghị luận
Miêu tả và nghị luận
Tự sự và miêu tả
Biểu cảm và thuyết minh

Câu 10(M1): Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ?

Xôn xao
Rũ rượi
Xộc xệch
Xồng xộc

Câu 11(M1): Từ nào không phải là từ tượng thanh ?

Xơ xác
Rì rào
Róc rách
Rì rầm

Câu 12(M1): Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
Nặng lòng xót liễu vì hoa.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia.
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Câu 13(M2): Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

Tiếng Anh
Tiếng Hán
Tiếng Pháp
Tiếng Nga

Câu 14(M2): Trong các câu, câu nào sai về lỗi dùng từ ?
Khủng long là một loại động vật đã bị tuyệt tự.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần !
Câu 15(M1): Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
Vắt cổ chày ra nước.
Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Lanh chanh như hành không muối.
Câu 16(M1): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

So sánh và nhân hoá
Nói quá và so sánh
Ẩn dụ và nhân hoá
Chơi chữ và điệp từ

Câu 17(M3): Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người !
Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ.
Nhấn mạnh sự hiểu biết sâu rộng của Bác Hồ.
Câu 18(M2): Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ gì?

So sánh và hoán dụ
Nhân hoá và nói quá
Nói quá và so sánh
Ẩn dụ và hoán dụ
Câu 19(M2): Hai câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

So sánh và nói quá
So sánh và nói giảm
Nhân hoá và tượng trưng
So sánh và hoán dụ

Câu 20(M2): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Điệp ngữ và chơi chữ
Nói quá và hoán dụ
Ẩn dụ và tượng trưng
Nhân hoá và so sánh

ĐÁP ÁN :

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
D
C
B
C
D
B
C
A
C
A

Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
A
B
B
A
C
A
C
D
A
A

MA TRẬN ĐỀ THI :
Mức độ
Nhận biết(1)
Thông hiểu(2)
Vận dụng(3)
Tiếng Việt
C2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16
C13, 14, 18, 19, 20
C1, 3, 5, 17



File đính kèm:

  • doctrac nghiem Van 9.doc