Câu hỏi trắc nghiệm phần văn học hiện đại học kì I

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm phần văn học hiện đại học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HKI
Tổng số :40 câu
Mức độ 1:24 câu
Mức độ 2: 8 câu
Mức độ 3: 8 câu
A/Câu hỏi mức độ 1

Câu1: Tác giả bài thơ “Đồng Chí” là:
 a. Phạm Tiến Duật
 b. Chính Hữu
 c. Tố Hữu
 d. Bằng Việt
câu 2: Bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ :
 a. Tự do
 b. Lục bát
 c. Thơ tám chữ.
 d. Thất ngôn bát cú Đường luật
câu 3:Bài thơ Ánh Trăng của tác giả là:
Huy Cận
Chính Hữu 
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Duy
Câu 4: Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy được sáng tác vào thời kỳ nào ?
Thời kỳ hòa bình thống nhất (sau năm 1975).
Thời kỳ chống Pháp.
Thời kỳ chống Mỹ.
Trước năm 1945.
câu 5: Tác phẩm Làng của Kim Lân được viết theo thể loại nào:
Truyện dài.
Hồi kí.
Tùy bút.
Truyện ngắn.
Câu 6: Nhân vật chính trong truyện Làng của Kim Lân là:
Ông Hai.
Bà chủ nhà.
Bà Hai.
Bác Thứ.
Câu 7: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật viết vào thời kì:
 a. Trước Cách mạng tháng Tám.
 b. Trong kháng chiến chống Pháp năm 1946.
 c. Trong kháng chiến chống Mĩ năm 1969.
 d. Sau đại thắng mùa xuân 1975.
câu 8: Tác giả giới thiệu những chiếc xe không kính trước những người lính lái xe nhằm mục đích:
 a. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trẻ trung.
 b. Làm nổi bật chiếc xe không kính.
 c. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mỹ.
 d. Cho thấy sự vất vả gian lao của người lính.
Câu 9: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào:
 a. Thanh Hóa.
 b. Quảng Ninh.
 c. Hải Phòng.
 d. Nghệ An.
câu 10: cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
Cảm hứng về lao động và chiến tranh.
Cảm hứng về lao động và thiên nhiên.
Cảm hứng về tình yêu thiên nhiên và chiến tranh.
Cảm hứng về con người lao động.
Câu 11: Nội dung của hai khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
Miêu tả sự phong phú của các loài cá biển.
Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển.
Miêu tả cảnh ra khơi.
Miêu tả cảnh kéo lưới trên biển.
Câu 12: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân làng chài:
Đêm ngày dệt biển muôn luồn sáng.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Câu 13: Có một động từ được nhắc nhiều lần trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thể hiện tinh thần sôi nổi, lạc quan của người dân làng chài là :
Hát.
Ra khơi.
Chạy.
Kéo lưới.
Câu 14: Nhân vật trữ tình trong Bài thơ Bếp lửa là:
Người cháu. 
Người mẹ.
Người bố.
Người bà.
Câu 15: Nội dung của bài thơ Bếp lửa:
Miêu tả vẻ đẹp của bếp lửa trong mỗi buổi sáng
Tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của cháu đối với bà
Tình yêu thương của bà dành cho cháu 
Nổi nhớ thương của con dành cho cha mẹ đi chiến đấu xa.
Câu 16: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi-Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện lịch sử đất nước ta vào:
Ngày giải phóng miền Nam
Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945.
Nạn đói năm 1945.
Những năm đầu 1954.
Câu 17: Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh :
Tác giả đang đi đánh giặc xa nhà nhớ về bà.
Tác giả đang đi làm ở nước ngoài.
Tác giả đang đi học ở nước ngoài.
Tác giả đang đi du lịch xa nhà.
Câu 18: Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc :
Chăm.
Tà-ôi.
Ba-na.
Ê-đê.
Câu 19: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ có mấy khúc ru?
Hai.
Ba.
Bốn.
Năm.
Câu 20: Nhân vật trữ tình trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là ai?
Người mẹ.
Em Cu Tai.
Nhà thơ.
Anh bộ đội.
Câu 21: Hình ảnh anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được khắc hoạ qua cái nhìn của:
Tác giả.
Bác lái xe.
Cô kĩ sư.
Ông họa sĩ già.
Câu 22: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là:
Công việc vất vả nặng nhọc.
Sự cô đơn, vắng vẻ
Thời tiết khắc nghiệt
Cuộc sống thiếu thốn.
câu 23: Lí do chính khiến bé Thu không nhận cha là ?
Anh Sáu già hơn trước.
Anh Sáu có thêm vết sẹo.
Anh Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha.
Anh Sáu đánh bé Thu.
Câu 24: Vì sao chiếc lược ngà có ý ‎nghĩa quý‎ giá thiêng liêng đối với anh Sáu:
Vì nó làm dịu bớt nỗi ân hận và chứa đựng bao nỗi nhớ thương của người cha dành cho con.
Vì nó chứng tỏ ông biết giữ lời hứa với bé Thu là khi về sẽ tặng Thu chiếc lược.
Vì ông đã mất bao nhiêu công sức để làm ra chiếc lược ngà ấy.
Vì có được cây lược ngà lúc bấy giờ là rất qúy‎ giá.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/A
B
A
D
A
D
A
C
A
B
B
C
B
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đ/A
A
A
B
C
C
B
B
A
D
B
B
A

B/Câu hỏi mức độ 2
Câu 1: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” gợi cho em liên tưởng về:
Sự âm u và trong sáng.
Hiện thực và lãng mạn.
Sự mạnh mẽ và dịu dàng.
Hiện tại và tương lai.
câu 2: Những chi tiết nào làm nỗi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Đoàn thuyền và người lao động.
Lao động, thiên nhiên và vũ trụ.
Những đoàn tàu và những bài ca.
Biểu cảm và những con số.
Câu 3: Nhận định nào không phù hợp về nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa?
Sáng tạo bếp lửa vừa thực vừa mang ‎ nghĩa biểu tượng.
Âm hưởng thơ khỏe khoắn. 
Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
Hình thức và giọng điệu phù hợp với hồi tưởng và suy ngẫm.
Câu 4: Theo em vào thời điểm bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời thì việc mơ thấy Bác Hồ hàm ‎ ‎‎yù điều gì:
Mơ cuộc kháng chiến nhanh chóng kết thúc.
Mơ cuộc sống sẽ trở nên no đủ.
Mơ nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp.
Mơ đứa con mau lớn để gặp Bác Hồ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ‎‎ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng?
Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.
Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
Biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
Biểu tượng của sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ.
Câu 6: Mục đích của việc Ông Hai trò chuyện với đứa con út:
Tỏ lòng yêu thương hết mực với đứa con gái.
Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai nói chuyện.
Để thổ lộ nổi lòng và làm vơi bớt nỗi khổ.
Để mong thằng Húc hiểu được lòng ông.
Câu 7: Nhân vật Anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa được miêu tả bằng cách:
Anh tự giới thiệu về mình.
Được tác giả miêu tả trực tiếp.
Được giới thiệu qua lời của ông họa sĩ.
Hiện ra qua sự nhìn nhận và đánh giá của các nhân vật khác.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà:
Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ hợp lí.
Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí.
Nghệ thuật tả cảnh và miêu tả nội tâm đặc sắc.
Xây dựng nhân vật người kể chuyện hợp lí.
Đáp án 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/A
C
A
B
C
D
C
D
C


C/Câu hỏi cấp độ 3
Câu 1: Em hiểu thế nào về sự đặc biệt của dòng thơ thứ 7 (đồng chí) cuả bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:
Đó là sự tách biệt giữa phần 1 và 2.
Đó là một phát hiện, một lời khẳng định về sự kết tinh tình cảm của những người lính.
Đó là sự ngẫu nhiên theo cảm hứng của nhà thơ.
Đó là do tác giả muốn xây dựng câu đặc biệt.
Câu 2: Tại sao trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính tác giả lại thêm vào trước tựa đề hai chữ “Bài thơ”:
Tác giả muốn khai thác chất thơ của hiện thực.
Tác giả muốn làm thơ về những chiếc xe không kính.
Tác giả muốn lí tưởng hoá cái hiện thực.
Tác giả ca ngợi những người lính lái xe thật đẹp.
Câu 3: Bài thơ Bếp lửa chứa đựng một triết lí sâu xa:
Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng nâng đỡ con người suốt cuộc đời.
Dù đi đến đâu người Bà cũng sẽ theo ta suốt cuộc đời.
Những kĩ niệm tuổi thơ là kỉ niệm đẹp nhất trong mỗi người.
Chiến tranh luôn tạo ra chia cắt đau khổ cho con người.
Câu 4: Câu thơ nào nói lên sự sáng tạo độc đáo về tình mẹ thương con trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm?
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
c. Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ.
d. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a-cay mẹ thương làng đói.
Câu 5: Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài Ánh trăng là:
Thiêu nhiên, cảnh vật thì vô hạn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
Con người thì có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt.
Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là bạn thân của con người.
Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đớn sống tinh thần là bất diệt.
Câu 6: Truyện ngắn Làng phản ánh hiện thực đất nước vào giai đoạn :
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 7: Khi chia tay với anh thanh niên, mọi người đều như cảm thấy nhận được từ anh một đoá hoa vô hình.Vậy đoá hoa vô hình ấy là gì?
Những nét đẹp ở con người anh.
Những màu sắc rực rỡ từ vườn hoa của anh.
Những món quà anh gửi.
Những hiểu biết về công việc mà anh kể cho họ nghe.
Câu 8: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể cảm thấy “khó thở như có hai bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó cho thấy tâm trạng gì ở người kể:
xúc động nghẹn ngào.
Sung sướng khó tả.
c. Đau đớn đến tột cùng.
Giận dữ, phẫn uất.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/A
B
A
A
A
B
A
A
A

 
 






File đính kèm:

  • doctrac nghiem VH hien dai HKI.doc
Đề thi liên quan