Câu hỏi trắc nghiệm tháng 3

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm tháng 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÁNG 3

Câu 1: Tác phẩm Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn viết theo thể loại nào?
Thể lục bát. C. Thể trường đoản cú
Thể Thất ngôn. D. Thể song thất lục bát.

Câu 2: Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể nào?
A.Thể lục bát. C. Thể trường đoản cú
B.Thể Thất ngôn. D. Thể song thất lục bát.

Câu 3: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn, nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiệnbtâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôibvốn ít được thơ văn thời kì trước chú ý. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.

 Câu 4: Qua đoạn trích tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nào?
Tả nội tâm qua nghoại hình, qua hành động.
Tả ngoại cảnh, miêu tả các hành động
Độc thoại nội tâm, đối thoại.
Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Lập dàn ý là gì?
là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục 3 phần của văn bản
Là công việc phân phối thời gian làm bài hợp lí.
Là công việc giúp được người viết bao quát được nội dung chủ yếu
Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Tác dụng cảu việc lập dàn ý là gì?
Giúp được người viết bao quát được nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận.
Tránh được những tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý.
Trách được việc bỏ sót hoặc triển khai không cân xứng, phân phối thời gian làm bài hợp lí.
Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Hãy sắp xếp lại các dòng sau đây cho đúng trình tự về cách lập dàn ý bài văn nghị luận
Đọc kĩ đề bài.
Xác định yêu cầu của đề bài.
Lập dàn ý.

Câu 8: Tìm ý cho bài văn là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn. Đúng hay sai?
	A. Đúng. B. Sai.
Câu 9: Dàn ý bài văn nghị luận gồm mấy phần?
Hai phần: Mở bài, thân bài.
Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Ba phần: Định hướng đề, triển khai các luận điểm, luận cứ cho bài văn, nhấn mạnh vấn đề
Bốn phần; Định hướng đề, triển khai các luận điểm, luận cứ cho bài văn, nhấn mạnh vấn đề, mở rộng vấn đề.

Câu 10: Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
Thanh Hiên. C. Tố Như. 
Ức Trai. D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 11: Tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du là:
	A. Thanh Hiên thi tập. B. Đoạn trường tân thanh
	C. Văn tế thập loại chúng sinh. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
	A. Nam trung tạp ngâm. B. Bắc hành tạp lục.
	C. Thanh Hiên thi tập. D. Đoạn trường tân thanh.

Câu 13: Tập thơ “Thanh Hiên thi tập” được Nguyễn Du viết trong thời gian nào?
Những năm tháng trước khi làm quan cho nhà Nguyễn.
Trong chuyến đi xứ Trung Quốc.
Giai đoạn cuối đời.
Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Cảm hứng chủ đạo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đúng hay sai?
	A. Đúng. B. Sai.

Câu 15: Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu cuả văn học Việt Nam vào giai đoạn nào?
Thế kỉ XVIII
Nửa cuối thế kỉ XVIII.
Nửa đầu thể kỉ XIX
Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.

Câu 16: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong:
	A. Các văn bản nghệ thuật. B. Các tác phẩm văn chương.
	C. Các giấy tờ hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
	A. Tính hình tượng. B. Tính truyền cảm.
	C. Tính cá thể hoá. D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 18: Ngôn ngữ nghệ thuật mang đặc điểm gì sau đây?
	A. Tính đơn nghĩa. B. Tính đan nghĩa.
	C. Tính hàm xúc. D. Cả A và B đề đúng

Câu 19: Tính cá thể hoá của ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng thể hiện giọng điệu riêng, một phong cách riêng của từng tác giả, không dễ bắt chước, pha trộn. Đúng hay sai?
	A. Đúng. B. Sai.

Câu 20: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có bốn đặc trưng cơ bản: tình hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá, tính hàm xúc. Đúng hay sai.
	A. Đúng. B. Sai.

Câu 21: Điền từ đúng vào câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Cậy em em có….
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
	A. Vâng lời. B. Chịu lời.
	C. Nhận lời. D. Trao lời.

Câu 22: Trong đoạn trích Trao duyên ( trích: Truyện Kiều cảu Nguyễn Du), Thuý Kiều đã trao cho Thuý Vân những kỉ vật gì?
A. Chiếc thoa. B. Tờ mây.
C. Chiếc vành. D. Cả A và B đều đúng.

Câu 23: Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích Nỗi thương mình ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều giặp phảI khi rơI vào lầu xanh.
Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
Sự đau khổ của Kiều khi trao duyên cho em.

Câu 24: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) là:
	A. Tả cảnh. B. Tả tình.
	C. Tả cảnh ngụ tình. D, Miêu tả nội tâm nhân vật


CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
C
D
A
D
A
D
A
A
B
C
A
D

CÂU
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
ĐA
A
A
D
B
A
D
A
A
B
D
D
A





File đính kèm:

  • docbai tap trac nghiem cuc hay.doc