Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10

doc17 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỏI Và BàI TậP TRắC NGHIệM NGữ VĂN 10
Bài 1
Tổng quan văn học Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào?
A. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam.
B. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam.
C. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
D. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.
2. Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
A. Văn học dân gian và văn học viết.
B. Văn học dân gian và văn xuôi.
C. Văn học dân gian và thơ.
D. Văn học dân gian và kịch.
3. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.
B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
D. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức.
4. Thể loại nào dưới đây không phải của văn học dân gian?
A. Thần thoại.
B. Ca dao.
C. Kịch nói.
D. Chèo.
5. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết?
A. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết.
B. Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức.
C. Văn học viết là những sáng tác của người trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.
D. Cả A & B.
6. Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào?
A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp.
C. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh.
D. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.
7. Theo sách giáo khoa, văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay đã vận động qua mấy thời kì?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
8. Hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt Nam được quy ước gọi là gì?
A. Văn học cổ đại và văn học hiện đại.
B. Văn học cổ đại và văn học trung đại.
C. Văn học trung đại và văn học cận đại.
D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
9. Nền văn học viết Việt Nam chính thức hình thành vào thời gian nào?
A. Thế kỉ I, khi hai bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định, xưng vương và đóng đô ở Mê Linh.
B. Thế kỉ X, khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành được độc lập cho dân tộc.
C. Thế kỉ XI, khi Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.
D. Cả A, B, C đều sai.
10. Nối các cột sau để có được hệ thống thể loại của văn học trung đại?
A. Văn xuôi
1. Thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc.
B. Văn biền ngẫu
2. Truyện, kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi.
C. Thơ
3. Phú, cáo, văn tế.

Bài 3
Chiến thắng Mtao- Mxây
Văn bản
1. Định nghĩa nào sau đây là đúng với sử thi?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
C. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận các nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc...qua đó, thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
D. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
2. Chọn hai trong các cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: sử thi, sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi Tây Nguyên.
A. .............tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hoá( người có công xây dựng và phát triển cộng đồng )
B...................có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng.
3. Nối hai cột để có kết quả đúng?
Về tác phẩm thuộc tiểu loại sử thi anh hùng, mỗi tộc người Tây Nguyên có cách gọi khác nhau:
A. Người Ê - đê
1. hơ-mon
B. Người Gia - rai
2. ót-nơ-rông
C. Người Ba - na
3. khan
D. Người Mơ - nông
4. hơ- ri
4. Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh xã hội Tây Nguyên thời kì nào?
A. Công xã nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ 
C. Tiền giai cấp, tiền quốc gia
D. Phong kiến
5. Quan hệ con người trong tác phẩm sử thi là quan hệ gì?
A. Cá nhân đứng trên cộng đồng thị tộc
B. Cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc
C. Cá nhân đứng bên ngoài cộng đồng thị tộc
D. Cá nhân xung đột với cộng đồng thị tộc
6. Chiến tranh giữa các nhóm đồng tộc được miêu tả trong các tác phẩm sử thi thường là loại chiến tranh nào?
A. Chiến tranh xâm lược
B. Giải quyết hận thù thị tộc
C. Tranh giành của cải, đất đai, quyền lực
D. Cả A, B, C đều đúng
7. Dòng nào không đúng với nhân vật anh hùng sử thi?
A. Nhân vật anh hùng sử thi là nhân vật có thật trong lịch sử cộng đồng
B. Tính cách, số phận của nhân vật anh hùng trong sử thi phản ánh rõ nét tính cách, số phận của cả tộc người
C. Tính cách, số phận của nhân vật anh hùng trong sử thi là tập trung đến mức cao nhất của những gì thuộc về cộng đồng
8. Trong những tác phẩm sử thi dưới đây, tác phẩm nào không phải của người Ê- đê?
A. Đăm-săn
B. Xinh- nhã
C. Đăm Di
D. Khinh Dú
9. Sự kiện nào không có trong sử thi Đăm san?
A. Đăm san cưới hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị
B. Đăm san đánh thắng Mtao Grư và Mtao Mxây
C. Đăm san chặt cây thần Smuk
D. Đăm san lên trời xin thuốc cứu sống lại vợ
E. Đăm san cưới con gái thần mặt trời về làm vợ
10. Đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần nào của sử thi Đăm san?
A. Phần đầu
B. Phần giữa
C. Phần cuối
11. Đăm san đánh Mtao Mxây vì lí do gì?
A. Mtao Mxây cướp nô lệ củ Đăm san
B. Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm san
C. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm san
D. Mtao Mxây cướp Hơ Bhị, vợ của Đăm san
12. Nhân vật nào không có trong đoàn quân của Đăm san đi đánh Mtao Mxây?
A. Tôi tớ của Đăm san
B. Các tù trưởng có mối thù với Mtao Mxây
C. Các tù trưởng nhà giàu người Bi, người Mơ- nông.
D. Anh em nhà Hơ Nhị
13. Trước khi báo cho Mtao Mxây biết mình đã đến, Đăm san có hành động gì?
A. Chặt ống tre đựng nước uống làm ba khúc.
B. Chặt gãy cầu thang nhà Mtao Mxây.
C. Xô đổ hàng rào nhà Mtao Mxây.
D. Đốt cây cột ở mái hiên nhà Mtao Mxây.
14. Đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây đẽo hình gì?
A. mặt trăng.
B. mặt trời.
C. hoa lá.
D. đầu sư tử.
15. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn sau đây?
Họ đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng, khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời. Thân hình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường.
A. So sánh.
B. ẩn dụ.
C. Phóng đại.
D. Cả A và B.
E. Cả A và C.
16. Trong những sự việc sau, sự việc nào không có trong cảnh Đăm san đối đầu với Mtao Mxây?
A. Đăm san và Mtao Mxây nói những câu châm chọc, khiêu khích nhau.
B. Đăm san và Mtao Mxây múa khiên. 
C. Mtao Mxây chém Đăm San nhưng không trúng.
D. Đăm Săn chém trúng Mtao Mxây.
17. Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đăm Săn?
A. Tiếng gió khiên như bão.
B. Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bằng, chiêng núm.
C. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên đồng.
D. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên kênh.
18. Vũ khí của Đăm Săn là gì?
A. Giáo.
B. Kiếm.
C. Đao.
D. Cung tên.
19. Chiếc áo giáp của Mtao Mxây được làm bằng gì?
A. Sợi mây rừng.
B. Đồng.
C. Sắt.
D. Da trâu rừng.
20. Đăm Săn hạ gục Mtao Mxây bằng vũ khí gì?
A. Ngọn lao
B. Cái chày
C. Hòn đá
D. Cột nhà 
21. Sau khi giết chết Mtao Mxây, Đăm Săn làm gì?
A. Cho voi giày xác Mtao Mxây.
B. Vứt xác hắn ra ngoài rừng cho thú dữ ăn thịt.
C. Cắt đầu đem bêu ngoài đường.
D. Đốt xác.
22. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả sự đông đảo của đoàn quân Đăm Săn khi thắng trận trở về?
A. như đàn châu chấu
B. như bầy hươu sao
C. như đàn kiến, đàn mối
D. như ong đi lấy nhuỵ hoa
23. Dòng nào sau đây không phải là lí do để Đăm Săn ăn mừng sau khi chiến thắng Mtao Mxây?
A. Hơ Nhị chưa bị Mtao Mxây làm nhơ bẩn
B. Giành lại được Hơ Nhị trở về
C. Bắt được tôi tớ và chiếm đất của một tù trưởng lớn
D. Trở thành một tù trưởng oai hùng và giàu mạnh khắp vùng không ai bằng.
bài 4.
truyện an dương vương và mị châu trọng thuỷ.
lập dàn ý bài văn tự sự.
1. Truyền thuyết là gì?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc...qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
2. Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?
A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì
B. Phản ánh lịch sử
C. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
D. Nói lên tâm tình thiết tha của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
3. Truyền thuyết tồn tại chủ yếu ở dạng nào?
A. Tồn tại ở dạng hoà lẫn với những lễ hội tưởng niệm các nhân vật và các sự kiện lịch sử
B. Tồn tại trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
4. Truyền thuyết và các lễ hội có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Truyền thuyết là lời minh giải cho những lễ thức cùng các di tích lịch sử, đồng thời làm tăng thêm tính thiêng cho các lễ hội.
B. Lễ hội trở thành môi trường nuôi dưỡng cho truyền thuyết sống mãi trong lòng dân tộc.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
5. Hãy nối cột A và cột B cho phù hợp:
A
B
A. AN DƯƠNG VƯƠNG
1. Hoàng tử nước Nam Việt
B. TRIệU đà
2. Công chúa nước Âu Lạc
C. Mị CHÂU
3. Vua nước Nam Việt
D. TRọNG THUỷ
4. Vua nước Âu Lạc
6. Truyền thuyết về thành Cổ Loa được xây dựng trên cái nền lịch sử cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của Triệu Đà. Cuộc kháng chiến ấy diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỉ I TCN
B. Thế kỉ II TCN
C. Thế kỉ III TCN
D. Thế kỉ IV TCN
7. Truyền thuyết này lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm nào?
A. Lĩnh Nam chích quái
B. Việt điện u linh
C. Đại Việt sử kí
D. Đại Việt sử kí toàn thư
8. Nối những dòng ở cột A và cột B để có được bố cục của truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ theo văn bản sách giáo khoa:
 A
 B
A. Đoạn 1
1. Hành vi đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thuỷ
B. Đoạn 2
2. Kết cục bi kịch của Trọng Thuỷ cùng chi tiết ngọc trai - giếng nước
C. Đoạn 3
3. Diễn biến của cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước
D. Đoạn 4
4. Thuật lại vắn tắt nửa đầu của truyện kể hoàn chỉnh về thành Cổ Loa
9. ý nghĩa quan trọng nhất của câu chuyện An Dương Vương - Mị Châu, Trọng Thuỷ là gì?
A. Tình cảm cha con
B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Bài học dựng nước
D. Bài học giữ nước
10. Chi tiết nào không có trong câu chuyện kể về An Dương Vương?
A. ADV nhận lời cầu hoà của Triệu Đà.
B. ADV nhận lời cầu hôn, gả con gái cho Trọng Thuỷ - con trai Triệu Đà.
C. ADV cho Trọng Thuỷ ở rể trong Loa Thành.
D. ADV cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.
E. Giặc đến, ADV vẫn điềm nhiên đánh cờ, không bố trí chống cự.
11. Tại sao ADV lại kết tình thông hiếu với kẻ thù?
A. Vì thương con gái là Mị Châu.
B. Vì quý mến Trọng Thuỷ.
C. Vì mệt mỏi sau thời gian dài chiến tranh.
D. Vì mong muốn hoà bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bản chất tham lam, xảo trá của kẻ thù.
12. Chi tiếtnào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mị Châu?
A. Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần
B. Mị Châu không nhận ra sự bất thường trong lời nói của Trọng Thuỷ khi từ biệt
C. Mị Châu rắc lông ngỗng trên đường chạy cho Trọng Thuỷ đuổi theo
D. Mị Châu chết bên bờ biển, máu nàng chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu
13. Sắp xếp lại các chi tiết sau theo trình tự đúng để thấy được kế hoạch của Trọng Thuỷ?
A. Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu
B. Ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa vàng
C. Dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần
D. Mang lẫy nỏ thần về nước
E. Giả cách xin về phương bắc thăm nhà
14. Bi kịch của Trọng Thuỷ xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con
B. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu
C. Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu
D. Cả ba ý trên
15. Trong âm mưu xâm lược của Triệu Đà, Trọng Thuỷ là :
A. Thủ phạm
B. Nạn nhân
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
16. Chi tiết An Dương Vương rút gươm chém chết Mị Châu nói lên điều gì?
A. Tính tình dứt khoát của ADV
B. Thái độ nghiêm khắc của nhân dân khép Mị Châu vào tội phản quốc
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
17. Hình ảnh ngọc trai- giếng nước có ý nghĩa gì?
A. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của MC
B. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, mong muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
18. Chi tiết nào dưới đây không có yếu tố hoang đường, thần kì ?
A. Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước
B. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc
C. Trọng Thuỷ lấy cắp lẫy nỏ thần
D. Thần Kim Quy hiện lên hét lớn: Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó...Vua cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa vàng rẽ nước xuống biển.
E. Những biến hoá kì diệu tạo thành tình tiết ngọc trai - giếng nước
19. Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết Mị Châu- Trọng Thuỷ?
A. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia - dân tộc
B. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình
C. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước
D. Cả A, B , C đều đúng
20. ý nghĩa tư tưởng của truyền thuyết ADV và MC- TT là gì?
A. Truyện đề cao truyền thống yêu nước của nhân dân ta
B. Truyện đề cao truyền thống nhân đạo của nhân dân ta
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
21. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết MC- TT?
A. Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù
B. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung
C. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng
D. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con
Thêm
22. Chi tiết nào sau đây là chi tiết đặc sắc và tiêu biểu nhất khi viết về tình yêu Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ trong truyện ADV và MC-TT?
A. MC cho TT xem nỏ thần
B. MC rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn
C. MC chết hoá thành ngọc trai
D. MC cùng ADV chạy về phương Nam
23. Giá trị nhân đạo của việc mô tả cuộc chiến tranh giữa Đam Săn và Mtao Mxây là gì?
A. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc chiến thắng những người anh hùng khác
B. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc thể hiện mình là người tù trưởng có nhiều nô lệ và tài sản
C. Lẽ sống của con người chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự hạnh phúc và sự yên vui cho mọi người
D. Lẽ sống của con người chỉ có được khi mình là người đứng đầu của một bộ tộc hùng mạnh
24. Thành Cổ Loa được xây dựng ở địa phương nào?
A. Gia Lâm-Hà Nội
B. Sóc Sơn-Hà Nội
C. Đông Anh-Hà Nội
D. Ba Đình-Hà Nội
25. Chi tiết nào sau đây không là chi tiết nghệ thuật kì ảo?
A. Nhân vật cụ già xuất hiện một cách thần bí
B. Thần Kim Quy từ biển Đông lên giúp ADV xây thành chế nỏ
C. Thần Kim Quy thông tỏ việc trời đất âm dương, quỷ thần
D. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc
26. Hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ về nghĩa của từ trượng?
A. Là đơn vị đo chiều dài
B. Là đơn vị đo chiều dài thời cổ, dài khoảng 3m
C. Là đơn vị đo chiều rộng
D. Là đơn vị đo chiều rộng, rộng khoảng 3m
27. Giải nghĩa từ thần linh?
A. Là đứa trẻ thông minh khác thường, có năng khiếu đặc biệt
B. Là người hoàng tộc được phong tước vương
C. Là lực lượng siêu nhiên được tôn thờ, coi là linh thiêng, có thể gây hoạ hoặc làm phúc cho người đời, theo quan niệm duy tâm hoặc theo quan niệm của tôn giáo
D. Là lực lượng siêu nhiên có khả năng hiểu thấu mọi sự và biến hoá khó lường
Tự luận
Câu 1( 2 điểm ): Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn bản.
Câu 2( 6 điểm ): Cho hai đoạn văn bản sau:
a) " Bên cạnh ý chí, thơ Hồ Chủ tịch còn chứa đựng rất nhiều tình cảm, đặc biệt là tình yêu nước".( Trần Huy Liệu )
b) Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. ( Hoàng Trung Thông )
Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung, cách 
diễn đạt trong hai đoạn trên.








Họ tên HS:
Lớp:
kiểm tra văn 
thời gian 15 phút
I. TRắC NGHIệM ( 2 ĐIểM )
1. Chọn hai trong các cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: sử thi, sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi Tây Nguyên.
A. .............tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hoá( người có công xây dựng và phát triển cộng đồng )
B...................có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng.
2. Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh xã hội Tây Nguyên thời kì nào?
A. Công xã nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ 
C. Tiền giai cấp, tiền quốc gia
D. Phong kiến
3. Quan hệ con người trong tác phẩm sử thi là quan hệ gì?
A. Cá nhân đứng trên cộng đồng thị tộc
B. Cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc
C. Cá nhân đứng bên ngoài cộng đồng thị tộc
D. Cá nhân xung đột với cộng đồng thị tộc
4. Chiến tranh giữa các nhóm đồng tộc được miêu tả trong các tác phẩm sử thi thường là loại chiến tranh nào?
A. Chiến tranh xâm lược
B. Giải quyết hận thù thị tộc
C. Tranh giành của cải, đất đai, quyền lực
D. Cả A, B, C đều đúng
5. Nhân vật nào không có trong đoàn quân của Đăm san đi đánh Mtao Mxây?
A. Tôi tớ của Đăm san
B. Các tù trưởng có mối thù với Mtao Mxây
C. Các tù trưởng nhà giàu người Bi, người Mơ- nông.
D. Anh em nhà Hơ Nhị
6. Trước khi báo cho Mtao Mxây biết mình đã đến, Đăm san có hành động gì?
A. Chặt ống tre đựng nước uống làm ba khúc.
B. Chặt gãy cầu thang nhà Mtao Mxây.
C. Xô đổ hàng rào nhà Mtao Mxây.
D. Đốt cây cột ở mái hiên nhà Mtao Mxây.
7. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn sau đây?
Họ đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng, khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời. Thân hình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường.
A. So sánh.
B. ẩn dụ.
C. Phóng đại.
D. Cả A và B.
E. Cả A và C.
8. Trong những sự việc sau, sự việc nào không có trong cảnh Đăm san đối đầu với Mtao Mxây?
A. Đăm san và Mtao Mxây nói những câu châm chọc, khiêu khích nhau.
B. Đăm san và Mtao Mxây múa khiên. 
C. Mtao Mxây chém Đăm San nhưng không trúng.
D. Đăm Săn chém trúng Mtao Mxây.
9. Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đăm Săn?
A. Tiếng gió khiên như bão.
B. Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bằng, chiêng núm.
C. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên đồng.
D. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên kênh.
10. Vũ khí của Đăm Săn là gì?
A. Giáo.
B. Kiếm.
C. Đao.
D. Cung tên.
11. Chiếc áo giáp của Mtao Mxây được làm bằng gì?
A. Sợi mây rừng.
B. Đồng.
C. Sắt.
D. Da trâu rừng.
12. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả sự đông đảo của đoàn quân Đăm Săn khi thắng trận trở về?
A. như đàn châu chấu
B. như bầy hươu sao
C. như đàn kiến, đàn mối
D. như ong đi lấy nhuỵ hoa
13. Truyền thuyết về thành Cổ Loa được xây dựng trên cái nền lịch sử cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của Triệu Đà. Cuộc kháng chiến ấy diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỉ I TCN
B. Thế kỉ II TCN
C. Thế kỉ III TCN
D. Thế kỉ IV TCN
14. Tại sao ADV lại kết tình thông hiếu với kẻ thù?
A. Vì thương con gái là Mị Châu.
B. Vì quý mến Trọng Thuỷ.
C. Vì mệt mỏi sau thời gian dài chiến tranh.
D. Vì mong muốn hoà bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bản chất tham lam, xảo trá của kẻ thù.
15. Chi tiết nào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mị Châu?
A. Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần
B. Mị Châu không nhận ra sự bất thường trong lời nói của Trọng Thuỷ khi từ biệt
C. Mị Châu rắc lông ngỗng trên đường chạy cho Trọng Thuỷ đuổi theo
D. Mị Châu chết bên bờ biển, máu nàng chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu
16. Bi kịch của Trọng Thuỷ xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con
B. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu
C. Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu
D. Cả ba ý trên
17. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết MC- TT?
A. Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù
B. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung
C. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng
D. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con
18. Chi tiết nào sau đây là chi tiết đặc sắc và tiêu biểu nhất khi viết về tình yêu Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ trong truyện ADV và MC-TT?
A. MC cho TT xem nỏ thần
B. MC rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn
C. MC chết hoá thành ngọc trai
D. MC cùng ADV chạy về phương Nam
19. Giá trị nhân đạo của việc mô tả cuộc chiến tranh giữa Đam Săn và Mtao Mxây là gì?
A. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc chiến thắng những người anh hùng khác
B. Lẽ sống của con người chỉ có được qua việc thể hiện mình là người tù trưởng có nhiều nô lệ và tài sản
C. Lẽ sống của con người chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự hạnh phúc và sự yên vui cho mọi người
D. Lẽ sống của con người chỉ có được khi mình là người đứng đầu của một bộ tộc hùng mạnh
20. Hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ về nghĩa của từ trượng?
A. Là đơn vị đo chiều dài
B. Là đơn vị đo chiều dài thời cổ, dài khoảng 1, 2m
C. Là đơn vị đo chiều rộng
D. Là đơn vị đo chiều rộng, rộng khoảng 1, 2m
II. tự luận ( 8 điểm )
Câu 1( 2 điểm ): Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn bản.
Câu 2( 6 điểm ): Cho hai đoạn văn bản sau:
a) " Bên cạnh ý chí, thơ Hồ Chủ tịch còn chứa đựng rất nhiều tình cảm, đặc biệt là tình yêu nước".( Trần Huy Liệu )
b)	 Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. ( Hoàng Trung Thông )
Hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung, cách diễn đạt trong hai đoạn trên.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….




Bài 5: Uylít xơ trở về
1. Ai thường được coi là tác giả của hai sử thi Iliat và Ôđi xê?
A. Hô me rơ
B. La Phông ten
C. Ê dốp
D. An đéc xen
2. Tác giả của hai sử thi nói trên sống vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X- I X TCN
B. Thế kỉ I X-VIII TCN
C. Thế kỉ VIII-VII TCN
D. Thế kỉ VII- VI TCN
3. Mê lê xi gien trong 

File đính kèm:

  • dockiem tra hki 1.doc