Câu hỏi và đáp án ôn tập môn Địa lí Lớp 4

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án ôn tập môn Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ
================
Câu 1: Hoàng Liên Sơn là dãy núi như thế nào?
Đáp: Hoàng Liên Sơn là dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta, dài khoảng 180km và rộng khoảng 30km. Là dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp, sâu.
Câu 2: Khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn thế nào?
Đáp: Khí hậu ở đây lạnh quanh năm nhất là vào tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Ở độ cao từ 2500m trở lên khí hậu càng lạnh, gió càng thổi mạnh.
Câu 3: Ở Hoàng Liên Sơn có những dân tộc nào? Họ có tập tục sống thế nào?
Đáp: Ở Hoàng Liên Sơn có các dân tộc Dao, Mông, Thái. Các dân tộc ở đây thường sống tập trung thành bản, các bản thường xa nhau. Ở bản sườn núi cao có khoảng mươi nhà. Các bản ở thung lũng đông hơn.
Câu 4: Em hãy kể lại một vài lễ hội và trang phục của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
Đáp: Ở Hoàng Liên Sơn có các lễ hội: Hội chợ núi mùa xuân, hội xuống đồng,  các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân cùng với các hoạt động: thi hát, múa sạp, nèm còn, 
Trang pục của họ thường được may thêu trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ.
Câu 5: Người dân Hoàng Liên Sơn có những nghề nào? Nghề chính của người dân ở đây là nghề gì?
Đáp: Người dân ở Hoàng Liên Sơn có nghề trồng trọt, dệt thổ cẩm, khai thác khoáng sản. Nghề chính của họ chính là nghề nông.
Câu 6: Địa hình như thế nào gọi là trung du?
Đáp: Vùng địa hình nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Là vùng đồi với các đỉunh tròn, sườn thoai thoải, xếp canh nhau như bát úp.
Câu 7: Vùng trung du thuận lợi cho nghề nào?
Đáp: Vùng trung du thuận lợi cho nghề trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. trong những năm gần đây xuất hiện nhiều trang trại chuyên trồng cây ăn quả mang lại kinh tế cao.
Câu 8: Em vẽ mũi tên để thể hiện quy trình thu hoạch và chế biên chè?
Hái chè phân loại chè Vò, sấy khô các sản phẩm chè
Câu 9: Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
Đáp: Tây nguyên gồm có các cao nguyên: Kon Tum, Đắc Lăk, Lâm viên, Di Linh và Plây ku.
Câu 10: Tây nguyên có những dân tộc nào? Trang phục của họ ra sao?
Đáp: Tây nguyên có những dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng và một số dân tộc khác như Kinh, Mông, Tày, Nùng.Trang phục của họ thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
Câu 11: Ở Tây nguyên có loại đất gì? Phù hợp cho việc trồng cây gì?
Đáp: Ở Tây nguyên có loại đất ba dan rộng lớn phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi vì có nhiều đồng cỏ.
Câu 12: Người dân Tây nguyên sống bằng nghề gì?
Đáp: Người dân Tây nguyên sống bằng nghề khai thác rừng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. 
Câu 13: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Ở đây phù hợp cho những hoạt động ngành nghề nào?
Đáp: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lân Viên, ở đây phù hợp cho việc trồng trọt và khai thác du lịch bởi có nhiều cảnh đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ.
Câu 14: Đồng bằng Bắc bộ do sông nào bồi đắp?
Đáp: Đồng bằng Bắc bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
Câu 15: Trình bày đặc điểm đồng bằng Bắc bộ?
Đáp: Đồng bằng Bắc bộ là đồng bằng châu thổ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven sông có đê để ngăn lũ.
Câu 16: Em hãy kể một số lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ? Dân tộc nào chiếm số đông ở đây?
Đáp: Người dân đồng bằng Bắc bộ thường tổ chức các lễ hội: Hội Lim, hội Chùa Hương, hội Giống,  Dân tộc kinh chiếm số đông.
Câu 17: Kể tên một số ngành nghề của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
Đáp: Người dân ở đồng bằng Bắc bộ sống bằng nghề trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề thủ công mỹ nghệ như: Gốm Bát Tràng, Chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm.
Câu 18: Chợ phiên đồng bằng Bắc bộ có đặc điểm gì?
Đáp: Chơ phiên ở đây diễn ra tấp nập, hàng hòa là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số hàng hóa từ nơi khác đến. Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường tổ chức không trùng nhau nhằm thu hút nhiều người đến mua và bán.

File đính kèm:

  • docON TAP PHAN DIA LI LOP 4.doc