Câu hỏi và hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp văn 12

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn Đôi mắt – Nam Cao.
Hoàng và Độ vốn là 2 người bạn văn từng sống ở Hà Nội.Kháng chiến bùng nổ, Độ tham gia cách mạng,Hoàng di tản, về lánh nạn ở vùng quê. Độ đến thăm Hoàng với ý định vận động Hoàng tham gia kháng chiến.Vợ chồng Hoàng tiếp Độ khá niềm nở.Họ thi nhau kể người nông dân với thái độ khinh ghét. Hoàng thu mình lại không tham gia kháng chiến. Hoàng có cách sống sinh hoạt trong thời chiến như thời bình phong lưu, trưởng giả. Độ hiểu đúng về người nông dân tham gia đánh giặc và anh đã trở thành tuyên truyền viên kháng chiến.Độ muốn rủ Hoàng cùng làm việc nhưng không được .Kết thúc truyện là tiếng chửi thích thú của Hoàng khi nghe vợ đọc truyện Tam Quốc chí.
Câu 2 : Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài
Mị là cô gái Mèo trẻ đẹp ở Hồng Ngài. Cô bị bắt về làm vợ A Sử-con trai thống lí Pá Tra vì bố mẹ cô vay nợ chưa trả được. Mị làm việc quần quật, lầm lũi khốn khổ hơn trâu ngựa. Mùa xuân đến, nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị nhớ kỉ niệm, cô muốn đi chơi. Mị bị A Sử trói đứng trong buồng tối. A Phủ là chàng trai Mèo mồ côi, khỏe mạnh, lao động giỏi. Vì đánh A Sử nên bị bắt, bị đánh, bị phạt vạ trở thành đầy tớ không công nhà thống lí. A Phủ đi chăn bò ngoài rừng, một lần để hổ ăn mất nửa con bò nên thống lí trói đứng giữa trời lạnh. Mị thương người cùng cảnh, cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo. Đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.Lính đồn Tây bắt A Phủ. A Phủ trốn thoát gặp cán bộ A Châu,giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.
Câu 3: Tóm tắt truyện Vợ nhặt-Kim Lân
Tràng là một người ngụ cư nghèo sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Chỉ nhờ bốn bát bánh đúc, một câu nói đùa anh đã nhặt được vợ giữa những ngày đói,người chết đầy đường. Tràng đưa vợ về nhà ra mắt mẹ. Bà cụ Tứ tuy ban đầu ai oán xót xa, nhưng rồi đã mừng lòng chấp nhận nàng dâu mới. Sáng hôm sau bà đãi hai con bữa cháu và nồi cám mà bà gọi là “chè khoán”đắng chát giữa tiếng hờ khóc từ nhà có người chết và tiếng trống thúc thuế dồn dập. Bà vui vẻ,hi vọng vào một tương lai khá hơn và cả nhà cũng hướng đến cuộc đời mới. Kết thúc truyện, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đi phá kho thóc dưới lá cờ đỏ bay phất phới. 
Câu 4: Tóm tắt truyện Mùa lạc-Nguyễn Khải
	Trong mùa thu họach lạc ở nông trường Điện Biên,Đào làm việc miệt mài,gắng sức và sẵn sàng đối chọi với những lời đùa giỡn.Chị đã 28 tuổi,dáng vẻ thô,đời sống riêng vất vả.Chồng con đều chết cả,một mình chị đi khắp nơi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau.Chị đến nông trường để tìm quên quá khứ. Tính cách của chị táo bạo trong mối hờn giận,ghen tị và khát khao hạnh phúc. Chị rất tin tưởng Huân – người trưởng thành trong kháng chiến. Khi nhận bức thư ngõ lời của thiếu úy Dịu,tuy còn do dự nhưng chị cảm thấy hạnh phúc.Trong buổi văn nghệ vui của đội sản xuất,chị vui vẻ với mọi người và đã có dự định cho tương lai

Câu 5 : Tóm tắt truyện Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành
	Tnú về phép thăm làng sau 3 năm đi bộ đội.Làng Xôman của anh ngày đêm bị giặc bắn đạn pháo đã trở thành làng kháng chiến,có tổ chức và tiến bộ hơn trước.Theo lời kể chuyện của cụ Mết,Tnú và Mai từ nhỏ đã đi tiếp tế cho cán bộ cách mạng ở trong rừng,được cán bộ dạy cho học chữ.Tnú bị bắt rồi vượt ngục. Anh cán bộ hi sinh.Dân làng theo lời anh chuẩn bị vũ khí đấu tranh.Bọn tay sai Mĩ ập tới khủng bố.Trai làng theo cụ Mết lánh vào rừng.Vợ con Tnú bị đánh đến chết.Tnú xông ra cứu nhưng không kịp.Anh bị bắt bị đốt 10 đầu ngón tay.dân làng Xôman dưới sự chỉ huy của cụ Mết đã nổi dậy cầm giáo mác tiêu diệt bọn ác ôn.Tnú gia nhập lực lượng vũ trang.Sáng hôm sau,cụ Mết và Dít –em gái Mai-đưa tiễn Tnú ra đi trước cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy tới chân trời
Câu 6 :Tóm tắt truyện Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu
 Trong một đêm thời kì chống Mĩ,trên tuyến đường chở hàng ra trận,chiến sĩ lái xe Lãm kể cho đồng đội nghe chuyện tình của mình:Lãm và Nguyệt yêu nhau qua lời giới thiệu từ những lá thư của chị Tính-chị ruột Lãm.Nguyệt là cô công nhân giao thông cùng làm việc chỗ chị Tính. Nguyệt yêu Lãm nhưng chưa hề biết mặt .Một lần,Lãm nhận xe chở hàng ra tiền tiêu,định khi về sẽ đến điểm hẹn chỗ chị Tính để gặp Nguyệt.Còn Nguyệt thì đang theo học một lớp Đảng viên mới,xin phép nghỉ một ngày để về gặp Lãm.Tình cờ,Nguyệt đi nhờ xe Lãm.Hai người ngồi bên nhau mà không nhận ra nhau.Khi xe qua ngầm,gặp phải nước ngập khó đi,Nguyệt trở thành phụ xe giúp Lãm điều khiển xe vượt qua.Sau đó máy bay giặc ập tới đánh phá ngầm,Nguyệt dũng cảm bảo vệ xe và Lãm.Hành động đó khiến Lãm yêu trong mê muội và cảm phục.Lần đó,Nguyệt và Lãm lỡ hẹn như dự tính.Lần sau,Lãm đến chỗ chị Tính tìm gặp Nguyệt nhưng cô đã về xuôi học.Chính tại nơi Nguyệt ở,Lãm mới biết cô gái đi nhờ xe hôm nọ chính là Nguyệt-người chị Tính giới thiệu.Lãm liền viết lá thư đầu tiên cho Nguyệt
Câu 7 : Tóm tắt tác phẩ “Oâng già và biển cả”- Hêminguê.
-Oâng già đánh cá Chanchiagô đã 84 ngày liền không kiếm được con cá nào.Chú bé Manôlin,người bạn nhỏ của lão,không còn được bố mẹ cho theo thuyền nữa.Được chú bé phụ giúp chuẩn bị xuống thuyền ra khơi,Xanchiago biết rằng mình sẽ đi rất xa.Một con cá kiếm to đẹp đã mắc câu và lão phải vật lộn suốt 3 ngày mới đâm chết được nó.Trên đường kéo con cá vào bờ nhiều đàn cá mập bu vào rỉa hết thịt con cá kiếm,ông lão phải chiến đấu đến kiệt sức với đàn cá dữ.Xanchiagô về bến lúc đã khuya với 2 bàn tay ứa máu và con cá kiếm chỉ còn trơ bộ xương.Lão về lều nằm vật xuống.Sáng hôm sau thằng bé chạy sang trông thấy hai bàn tay lão nó ứa nước mắt.Nó chạy đi gọi bạn chài và chăm sóc cho ông.Trong lều,ông ngủ tiếp và “mơ về những con sư tử”
Câu 8 : Tóm tắt đoạn trích “Đương đầu với cá dữ” - Hêminguê.
-Cuộc chiến cuối cùng của Xanchiagô với đàn cá mập hung dữ,trước khi thuyền vào bờ diễn ra ban đêm khi ông đã kiệt sức vì đã 3 ngày đêm vật lộn với sòng gió và con cá kiếm.Lần này,tình thế của ông lão gần như vô vọng.Oâng không trực tiếp nhìn thấy đàn cá mập,hoàn toàn đơn độc giữa biển khơi,trước đàn cá đông đảo hung hăng tấn công.Oâng vẫn kiên cường tìm mọi cách đương đầu với chúng đến khi chúng bỏ đi thì cá kiếm chỉ còn trơ bộ xương.
Câu 9 : Tóm tắt truyện “Số phận con người”- SÔLÔKHÔP
-Xôcôlôp-một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vào những năm nội chiến,nhờ làm thuê cho Culăc nên sống sót trong năm đói 1922. Xôcôlôp làm nghề mộc,nghề nguội,rồi dần dần xây dựng một gia đình hạnh phúc có nhà cửa,vợ và 3 con.Chiến tranh bùng nổ, Xôcôlôp từ giã vợ con ra mặt trận.Anh bị phát xít bắt làm tù binh,chịu đựng bao tra tấn dã man.Cuối cùng anh chạy trốn ra khỏi tù,trở về với Hồng quân.Về đơn vị ít lâu anh được tin đau đớn:một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng vợ và hai con gái của anh.Anh được tin con trai lớn nay là một đại uý pháo binh.Chiến tranh sắp kết thúc,tiến gần Berlin,anh chờ đợi giờ phút bố con gặp nhau.Nhưng khi đến nơi anh được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối,con anh đã tử trận đúng ngày chiến thắng.Trở về cuộc sống hòa bình, Xôcôlôp lái xe chở hàng sinh sống và anh tình cờ gặp bé Vania lang thang mồ côi không nơi nương tựa.Anh nhận mình là bố Vania.hai tâm hồn sưởi ấm cho nhau.Xôcôlôp yêu thương chăm sóc bé thật chu đáo và xe nó như nguồn vui lớn.Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh về nỗi đau mất vợ mất con.Nhiều đêm thức giấc,gối ướt đẫm nước mắt.Dù thế anh vẫn luôn cố giấu,không cho bé Vania thấy tâm trạng đau khổ của mình. Đau đớn hơn anh đụng phải con bò bị tước bằng lái phải bồng bé Vania đi nơi khác kiếm sống. 

File đính kèm:

  • docCAU HOI VA HUONG DAN ON TAP TN 12 NH 20082009 .doc