Câu hỏi và làm văn (bổ sung)

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và làm văn (bổ sung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ LÀM VĂN (BỔ SUNG)

20 BÀI
1- Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
2- Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
3- Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh) 
4-Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là người sáng tác?
 c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
 d. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
5- Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
6-Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
 a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
 b. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.
 c. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy? ( viết đoạn văn)
 
7-Cho câu thơ sau:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
 …
 a-Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
 b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
 c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
8-Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
9-
 a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b.Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
 c- Hai câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
 
 10-Đoạn thơ
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
 a- Ghi rõ tên, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có những câu thơ trên.
 Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?
 b-Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
 c- Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó.
11-Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
12-Đoạn thơ
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
 ( “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên
 13-Đoạn thơ
Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục
 ( “Nói với con” – Y Phương)
 Viết một đoạn văn ngắn có dùng dẫn chứng trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ trên.
 14-Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
 15- Hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
 a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
 16- 
 a. Truyện ngắn “Bến quê” đã xây dựng được những tình huống độc đáo. Đó là những tình huống nào? Xây dựng những tình huống truyện ấy tác giả nhằm mục đích gì?
 b. Nêu chủ đề của truyện?
 17- Cảm về thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp thống nhất đất nước qua hai tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và đoạn trích Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
18 - Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
……………………………………..”
 a- Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
 b- Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
 c-Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
 d- Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
 19- Hai câu thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
 a-. Hai câu thơ trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
 b-. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
 c. Em hãy viết một đoạn văn phân tích chất thự và chất lãng mạn của hình ảnh đó.
 c. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó.
20-Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hứu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”
21- Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
 a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
 b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? Của ai?
 c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
22 Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.
23-Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng
 Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên
24-
 a. Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 b. Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần. Cách lặp đi lặp lại điệp ngữ đó có tác dụng gì.
25-
 a. Chép chính xác 4 câu đầu đoạn bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viến Phương.
 b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó).
26- Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
27- Những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
 (Viếng lăng Bác – Viến Phương)
28- Viết một đoạn văn khoảng sáu câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài Sang thu (Hữu Thỉnh)
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
29-Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
 Em hãy phân tích để làm rõ.
30-Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp – phân tích - tổng hợp, nội dung trình bày những cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
31-
 Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
 Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu trong câu thơ trên.
32- Đoạn thơ:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên.
 33- Khổ thơ
 Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong khổ thơ trên.
34- Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, có câu đơn trần thuật (gạch chân câu đơn trần thuật đó), em hãy giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
35- Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
36-Dựa vào nội dung , đề tài sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn theo kiểu kết cấu tổng phân hợp.
36-1: Suy nghĩ về “Tinh thần tự học” và “ Có chí thì nên”
36-2: Suy Nghĩ về tình yêu thương.
36-3: Suy nghĩ về hiện tượng có nhiều bạn học sinh đặt mục tiêu học văn chỉ là vượt qua các kì thi, không quan tâm gì đến cái hay , cái đẹp của văn chương.
36-4: Nhân dân ta có câu : Không thầy đố mày làm nên” nhưng lại có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Hãy cho biết ý kiến của em
37- Hãy tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” bằng một đoạn văn khoảng 20 câu. Trong đó có câu dùng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái đó).
38-Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo.
 Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc ?
39-Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huóng truyện của tác giả?
 40-… “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
 Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
41- Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 42- Cho câu thơ sau:
“Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh”
 ...
 a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Hãy cho biết vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
 c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn có cách trình bày theo kiểu tổng – phân – hợp, có độ dài từ 5 – 7 câu, làm rõ bản chất của nhân vật họ Mã.
43- Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyến Du đã xót xa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều đó.
44- Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có gì đặc biệt ? Vị trí của dòng thơ ấy trong mạch cảm xúc của bài thơ ?
.45- Trong hai câu thơ :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 Từ giọt có người hiểu là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ trên.
46-Tác giả Nguyễn Thành Long gọi truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung. Hãy chứng minh ý kiến ấy.
47-Phân tích đoan thơ sau :
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
............Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai”
48-Câu 
 Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
 Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
 49-Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng đã khiến cho cô kĩ sư trẻ tuổi cảm thấy như nhận được, cùng với bó hoa tươi anh hái tặng cô “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.
 Hãy phân tích để làm rõ : Vì sao cô gái trong truyện có thể nhận được sự “háo hức và mơ mộng” từ một anh thanh niên rất đỗi bình thường, làm một công việc thật đơn điệu giữa chốn núi rừng quanh năm lặng lẽ.
 50- Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Minh Khuê
 51-Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo… Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
50- Phần cuối của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.
52- Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
53- Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
54-Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
55- Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Ngữ văn 9 – Tập một).
56- Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ.
57-Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí’ của Chính Hữu.
-Cảm nhận của em về vẻ nên thơ ở chốn Sa Pa lặng lẽ sau khi đọc áng văn xuôi “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
(Dàn bài TLV – tr 100)
58- Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
















15 ĐỀ
1-Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
2-Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
3-Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
4-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: 
"Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo".
5-Chép lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó.
6-Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều. 
7-Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
8-Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
9-Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
thơ.10-Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 
11-Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangSè sè nắm đất bên đường,Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
12-Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. 
13-Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
14-Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì tiếng gà thân thuộcBà ơi cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ."(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
15-Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 

16-Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.

40 ĐỀ 
1 -Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” ( Trích truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)
2-Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được triễn khai theo trình tự chuyến ra khơi.Dựa vào trình tự đó, tìm bố cục bài thơ.
3- Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện” Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ . Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
4-Phân tích vẽ đẹp tư tưởng và nghệ thuật đoạn thơ sau trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên:
“...Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con”
5-Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được miêu tả trong những hoàn cảnh nào ?Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì ?
6-Qua bài thơ “ Nói với con” của Y Phương,, phân tích cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về sức sống mạnh mẽ, bến bỉ của quê hương mình.
7-Qua đoạn trích trong tác phẩm : “Hoàng Lê nhất thống chí” ( hồi thứ mười bốn), Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ ?
8-Dựa vào văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích sự cần thiết của việc đọc sách?
9- Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm
10-Viết bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, giơi thiệu truyện ngắn “ lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
11- Bốn câu đầu “Cảnh ngày xuân” ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẽ đẹp riêng của mùa xuân như thế nào?
12-Viết bài văn thuyết minh giới thiệu những nét chính trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
13- Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn.
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Vì sao ở hai câu dưới bài thơ “bếp lửa”, Bằng Việt lại dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “ bếp lửa”
14-Tám câu cuối trong đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( trích Truyện Kiều), Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiệntâm trạng Kiều như thế nào?
15-Vì sao ông Hai ( Làng – Kim Lân) lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc ?
16-Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong công việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
17-Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều-Nguyễn Du) bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
18-Chủ đề của truyện Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long).
19-Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được kết theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thê nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
20-Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân(Truyện Kiều-Nguyễn Du) hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể có vận dụng các yếu tố miêu tả
21-Nêu những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)
22-Nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Đềiu ấy cho thấy Truyện Lục vân Tiên gần với loại truyện nào đã học.
23-Em hãy viết lại đoạn truyện về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu(Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) theo lối hồi tưởng của một trong hai nhân vật ông Sáu hoặc bé Thu.
24-Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa (Bếp lửa-Bằng Việt)?
25-Vì sao Chính Hữu lại đặt tên cho bài thơ về tính đồng đội của những người lính là Đồng Chí ?
26-.Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kín (Phạm tiến Duật)có gì khác lạ? Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ.
27-Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương. 
28-Vì sao ông Hai lại trò chuyện với con(truyện ngắn Làng của Kim Ngân)?
29-Cảm nhận về hình ảnh Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du).
30-.Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng?
31-Phân tích hình tượng nhân vật Lục vânTiên qua đoạn trích Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân tiên-Nguyễn Đình Chiểu).
32-Truyện ngắn Làng của Kim lân đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
33-Qua nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục vân tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ý tưởng gì?
34-Khổ thơ nào bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu mang tính triết lí của sản phẩm?
35-Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Kiều của Nguyễn Du qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.
36-Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
37-Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
38-Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
39-Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
40-Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (huy Cận) có nhiều từ hát, ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật?
41-Phân tích quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
42-Em cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu?
43-Phân tích vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
44-Tại sao nói bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình?
45-Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm, xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm
46-Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá để thấy Huy Cận đã khắc họa được sự hài hòa giữa thiên nhiên rộng lớn và con người lao động.
47-Hình ảnh người lao động và công việc của họ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?
48-Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
49-Phân tích sự miệu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu thấm đượm tinh thần nhân đạo.
50-Cụm từ”buồn trông” ở tám câu cuối trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) thể hiện ý nghĩa gì?
51-Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
52-Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kín của Phạm Tiến Duật.
53-Phân tích những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu.
54-Những đặc sắc trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương























File đính kèm:

  • docONTULUANVAOLOP10.doc
Đề thi liên quan