Câu trắc nghiệm học kì 1

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu trắc nghiệm học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều" là tâm trạng gì?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Thương người mẹ đã mất. 


B. Nhớ về thời con gái đã qua. 


C. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. 


D. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. 

2, 
Câu nào dưới đây có nội dung không đúng về những câu hát than thân?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Những câu hát than thân thường là lời của những người đàn ông nói về thân phận hẩm hiu của mình. 


B. Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. 


C. Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân, còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo những bất công trong xã hội phong kiến. 


D. Những câu hát than thân thường dùng những sự vật, con vật gần gũi, đáng thương làm hình ảnh, biểu tượng để diễn tả tâm trạng, thân phận của con người. 

3, 
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Bạn Nam cao bằng bạn Minh. 


B. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. 


C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. 


D. Hãy vươn lên bằng chính sức mình. 

4, 
Dòng nào nhận xét đúng giọng điệu của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh. 


B. Giọng điệu trầm uất, nghẹn ngào khi bị coi là khách trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. 


C. Giọng điệu u buồn, nặng nề, thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trên chính quê hương mình. 


D. Giọng điệu buồn thương, sâu lắng, xót xa cho thân phận mình và cho quê hương. 

5, 
Trong đoạn trích Sau phút chia li, khoảng cách giữa người ra đi và người ở lại là khoảng cách như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Xa vời, nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau. 


B. Càng lúc càng xa vời vợi, không thể nào nhìn thấy nhau. 


C. Khá gần, nhưng nhiều cách trở. 


D. Không xa lắm, dễ dàng vượt qua. 

6, 
Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? 
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. 


B. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện. 


C. Giới thiệu các nội dung của văn bản. 


D. Nêu diễn biến các sự việc, nhân vật. 

7, 
Từ "nhà trường" là đơn vị ngôn ngữ có đặc điểm gì về cấu tạo?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Từ láy. 


B. Từ đơn. 


C. Từ ghép chính phụ. 


D. Từ ghép đẳng lập. 

8, 
Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết vào thời gian nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Khi Nguyễn Trãi tham gia kháng chiến chống giặc Minh (1418-1427). 


B. Khi Nguyễn Trãi làm quan trong triều nhà Lê. 


C. Khi Nguyễn Trãi đang làm quan trong triều nhà Hồ. 


D. Khi Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn. 

9, 
Dòng nào không nêu đúng đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Trong khuôn khổ một câu thơ có luật bằng trắc: các chữ thứ hai, bốn, sáu phải khác thanh nhau. 


B. Ở bốn câu giữa của bài thơ thường có đối (câu ba đối với câu bốn, câu năm đối với câu sáu). 


C. Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, chỉ gieo vần ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám và chỉ được đổi vần một lần. 


D. Bài thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu có bẩy chữ 

10, 
Trong văn bản Cổng trường mở ra, những lời tâm sự của người mẹ thể hiện điều gì? 
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 


B. Tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. (1) 


C. Tấm lòng yêu thương và sự quan tâm hết mực của cha mẹ đối với con cái. (2) 


D. Cha mẹ luôn muốn con mình phải là người vững bước trong thế giới mới lạ mà con sẽ bước vào. (3) 

11. Trong văn bản Sài Gòn tôi yêu, tác giả cảm nhận về Sài Gòn trên những phương diện nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Con người Sài Gòn. (2) 


B. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 


C. Chim chóc ở Sài Gòn. (3) 


D. Thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn. (1) 

12, 
Qua bài thơ Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật điều gì?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Giải thích lí do tại sao nhà thơ lại chọn Côn Sơn làm nơi ở ẩn khi không làm quan nữa. 


B. Khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Côn Sơn qua cái nhìn độc đáo của Nguyễn Trãi. 


C. Dáng dấp của một nơi tạo nên tâm hồn thơ của Nguyễn Trãi. 


D. Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. 

13, 
Việc sử dụng hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" trong bài thơ Sau phút chia li có tác dụng gì?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Làm cho mọi người cảm nhận được nỗi buồn của người vợ khi phải chia li chồng. 


B. Làm cho khung cảnh chia li thêm sầu thảm, buồn thê lương; và càng làm tăng nỗi nhớ của người vợ. 


C. Làm cho nỗi sầu nhanh chóng trôi qua. 


D. Làm cho khung cảnh chia li thêm sinh động, đẹp đẽ. 

14, 
Trong văn bản Mẹ tôi, cha của En-ri-cô là người như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. 


B. Rất yêu thương và nuông chiều con. 


C. Yêu thương, nghiêm khắc, tế nhị trong việc giáo dục con. 


D. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. 

15, 
Trong văn bản Mẹ tôi, người bố đã chứng minh vai trò cao cả và thiêng liêng của người mẹ, của tình mẫu tử bằng cách nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Chỉ cho con biết nỗi ân hận, mất mát, đau đớn khi không còn mẹ. 


B. Nói về những việc làm và sự giúp đỡ của mẹ trong tương lai khi con khôn lớn. 


C. Kể cho con trai nghe câu chuyện cổ cảm động về tình mẫu tử. 


D. Nói về chính những lỗi lầm của bố đối với bà nội để làm gương cho con trai. 

16, 
Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được tác giả Hạ Tri Chương viết trong hoàn cảnh nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Xa nhà xa quê đã lâu. 


B. Mới rời quê ra đi. 


C. Sống ở ngay quê nhà. 


D. Xa quê rất lâu nay mới trở về. 

17, 
Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh "núi, non, trời, biển, nước trong nguồn..." để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Vì những hình ảnh này rất đẹp và có giá trị biểu cảm cao. 


B. Vì những hình ảnh này gần gũi với cuộc sống thường nhật của con người. 


C. Vì dùng những hình ảnh này làm cho các bài ca dao, dân ca trở nên dễ thuộc, dễ nhớ. 


D. Vì đây là những hình ảnh chỉ những sự vật, hiện tượng to lớn, vô hạn, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh đó mới có thể diễn tả hết công lao của cha mẹ. 

18, 
Hà Nội băm sáu phố phường là
Chọn câu trả lời đúng: 

A. tập hồi kí viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội. 


B. tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội. 


C. tập phóng sự viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội. 


D. tập truyện ngắn viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội. 

19, 
Câu thơ thứ ba trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc. 


B. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. 


C. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước. 


D. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác. 

20, 
Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. quần áo. 


B. cửa nhà. 


C. cổng trường. 


D. chăn màn. 

21. Vi sao trong ca dao, dân ca lại thường sử dụng từ "chiều chiều" để thể hiện thời gian mà không dùng một từ nào khác?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Từ "chiều chiều" làm cho câu thơ trở nên mạch lạc, dễ đọc và dễ cảm nhận hơn. 


B. Vì buổi chiều thường là thời gian con người rảnh rỗi, chính vì thế mới có thời gian để nhớ, để buồn. 


C. Vì buổi chiều mặt trời lặn xuống núi, khung cảnh tạo ra lúc hoàng hôn rất đẹp và rất lãng mạn 


D. Vì không gian buổi chiều thường rất buồn và ảm đạm. Buổi chiều thường là thời điểm đoàn tụ, sum vầy, chính lúc đó sẽ gợi nên tâm trạng của con người. 

22, 
Nguyên văn tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc được viết bằng chữ gì?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Chữ Hán và chữ Nôm. 


B. Chữ Hán. 


C. Chữ Nôm. 


D. Chữ Quốc ngữ. 

23, 
Bài ca dao: "Cái cò lặn lội bờ ao...Đêm thì ước những đêm thừa trống canh" có ý châm biếm hạng người nào trong xã hội phong kiến?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Hạng người khoe của và thích khoa trương những gì mình có. 


B. Những người có sức lực nhưng không thích lao động, lúc nào cũng lười biếng, lại mắc phải một số tật xấu. 


C. Những người giàu có nhưng tham lam, lúc nào cũng muốn lấy của người khác làm của mình. 


D. Hạng người ít hiểu biết nhưng lúc nào cũng tỏ ra mình là người giỏi giang, học rộng, hiểu nhiều. 

24, 
Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là
Chọn câu trả lời đúng: 

A. ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. 


B. cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực. 


C. sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng. 


D. sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm. 

25, 
Câu ca dao nào dưới đây có chứa đại từ chỉ số lượng?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. "Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu". 


B. "Cô kia cắt cỏ bên sông" 


C. "Ai làm cho bể kia đầy". 


D. "Ai đi đâu đấy hỡi ai". 

26, 
Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong câu cuối cùng của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư? 
Chọn câu trả lời đúng: 

A. So sánh. 


B. Ẩn dụ. 


C. Phóng đại. 


D. Hoán dụ. 

27, 
Trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã ví dòng thác với cảnh vật nào?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Đám mây trên bầu trời. 


B. Dải Ngân Hà tuột khỏi mây. 


C. Con rồng từ trên trời bay xuống. 


D. Ngọn núi Hương Lô. 

28, 
Trong văn bản Cổng trường mở ra, chi tiết nào dưới đây chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mẹ? 
Chọn câu trả lời đúng: 

A. "Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại". 


B. "Cái ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng một người con về cái ngày "hôm nay tôi đi học ấy", mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con". 


C. "Bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào". 


D. "Để rồi bất cứ ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến". 

29, 
Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt?
Chọn câu trả lời đúng: 

A. Cảnh khuya. 


B. Bạn đến chơi nhà. 


C. Xa ngắm thác núi Lư. 


D. Bánh trôi nước. 

30, 
Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau
"Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao...nước, nước mà...non"
Chọn câu trả lời đúng: 

A. xa - gần 


B. nhớ - quên 


C. đi - về 


D. cao - thấp 


File đính kèm:

  • docVan 730 cau trac nghiem HK 1.doc