Chủ đề cách tiếp cận một bài ca dao

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề cách tiếp cận một bài ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian: 4 tiêt
Ngày dạy:
Tổng số học sinh:
CHỦ ĐỀ
CÁCH TIẾP CẬN MỘT BÀI CA DAO

A. Môc tiªu
	- HS nắm được cách tiếp cận nội dung và nghệ thuật một bài ca dao trong chương trình.
	- Vận dụng vào việc phân tích, bình giảng bài ca dao đó trong chương trình văn học.
	- Giáo dục tình cảm trân trọng tự hào nền văn học dân gian.
B. Thêi l­îng
	- Tổng số tiết	: 5 tiết
	+ Tiết 1: Nội dung kiến thức cơ bản.	
	+ Tiết 2,3, 4,5: Bài tập thực hành ( GV căn cứ vào thực tế để phân phối thời gian cho phù hợp với nội dung)
C. Tµi liÖu tham kh¶o
1. Lịch sử văn học việt nam
2. S¸ch n©ng cao ng÷ v¨n THCS.
D. Tæ chøc thùc hiÖn.
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
	Ca dao là những sáng tác trữ tình dân gian truyền miệng với những đăc trưng riêng khác với những tác phẩm trữ tình của văn học viết nên khi tiếp cận ca dao chúng ta phải có cách thức tiếp cận riêng. 
1. Tinh thần tiếp cận
	Khi tiếp cận môt bài ca dao cần đặc biệt lưu ý tới tính dân gian của các yếu tố nghệ thuật trong ca dao. Trước hết là ngôn ngữ, ngôn ngữ của ca dao là thứ ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. Đai từ xưng hô vừa xác định lại vừa phiếm chỉ tạo cho ca dao tính chất kín đáo, tế nhị (như đại từ mình, ta, cô ấy, anh ấy…). Khác với ngôn ngữ thơ bác học, ngôn ngữ ca dao ít điển tích, dễ hiểu. Thời gian nghệ thuật thường nhắc đến là chiều chiều, hôm qua, ngày đi, ngày về, đêm qua, sáng ngày, hôm nao…, là thứ thời gian phiếm chỉ, mang tính điển hình, đúng với nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Không gian nghệ thuật trong ca dao là cái ngõ, bên đàng, bên sông, bờ ao, đầu đình, cánh đồng, cái cầu, cây đa, bến nước, con đò…, những hình ảnh rất quen thuộc, thân thiết, gắn bó với người lao động nhưng cũng rất điển hình, mang tính khái quát, thể hiện tâm trạng điển hình trong ca dao.
Khi tiếp cận ca dao cần phải làm rõ tiếng nói của dân gian mang tính cộng đồng chứ không phải tiếng nói nhân dân mang tính cá thể.
2. Các bước tiếp cận một bài ca dao
- Tìm hệ thống dị bản
- Tìm hiểu hệ thống dị bản đó, định hướng thẩm mỹ cho bài ca dao
- Tìm hiểu các yếu tố nằm trong bài ca dao cần phân tích, chú ý tới tính dân gian của các yếu tố đó (các mô típ, kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật…)
- Tìm hiểu các yếu tố nằm ngoài văn bản bài ca dao (môi trường diễn xướng, người diễn xướng)
- Xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố trong và ngoài văn bản
- Tổng hợp đánh giá bài ca dao
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Phân tích bài ca dao
Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã vàng hoe cả đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang
	Bài ca dao là nỗi niềm nuối tiếc của một chàng trai khi đi xa trở về thì người con gái anh ta yêu đã đi lấy chồng. 
	Cấu trúc “ngày đi – ngày về” cứ lặp đi lặp lại để đối chiếu, so sánh sự biến đổi của cảnh vật và con người qua thời gian. Trúc chưa mọc măng ngày xưa giờ đã cao bằng ngọn tre. Lúa chưa chia vè giờ đã chín khắp cánh đồng. Âu đó cũng là quy luật tất yếu của tự nhiên. Cảnh vật qua thời gian đều biến đổi, khác xưa, và đăc biệt là biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Trước sự đổi thay ấy, con người cũng thay đổi. Người con gái chưa chồng ngày nào bây giờ thành phụ nữ có chồng và có một đàn con. Đó cũng là quy luật, quy luật của cuộc đời, bởi “đến duyên em thì em phải lấy chồng”, cũng như hoa đến thì phải nở, đò đầy phải sang sông.  Dẫu nhận thức được sự thay đổi ấy là thuận theo quy luật nhưng chàng trai vẫn nuối tiếc. Sự muộn màng làm cho con người phải đau mãi như chàng trai trong “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay chàng trai trong bài ca dao “Anh đến giàn hoa thì hoa kia đã nở…” 
	Điều đặc biệt ở bài ca dao này là tâm trạng của nhân vật trữ tình không được miêu tả trực tiếp mà ẩn giấu trong sự miêu tả khách quan, vui trước sư đổi thay của cảnh vật quê hương bao nhiêu thì lại xót xa khi người mình yêu đã lấy chồng bấy nhiêu. Một dị bản khác của câu cuối: “Ngày về em đã con dắt, con díu, con bồng, con mang”, hiện thực càng được tô đậm và nỗi đau của con người như càng đau đớn hơn.
Bài ca dao giản dị, dễ hiểu như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân (chửa – chưa)  để nói về một nỗi buồn đời thường, nỗi buồn của sự lỡ dở trong tình duyên.
2. Phân tích bài ca dao
“Con cò mà đi ăn đêm…”:
        	  “Con cò mà đi ăn đêm,
         	 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
BÀI LÀM
          Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh dồng…” Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chất páhc, siêng năng, cần mẫn, trải qua nhiều vất vả, gieo neo. Cánh cò từ hàng ngàn năm xa xưa đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ:
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
          Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn đẻ nói lên thân phận vất vả, bất hạnh của nhà nông, ca ngợi một tâm thế đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.
          Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu da đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán”
“Con cò mà đi ăn đêm”
          Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đia ăn đêm, đó là một nghịch lý trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ “mà” trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! Tục ngữ, ca dao của Vũ Ngọc Phan ghi là: “Con cò mày đi ăn đêm”.
          Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ cò tha mồi về tổ cho nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải fqua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ “lộn cổ” nói lên tai họa cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị “lộn cổ xuống ao”. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò:
“Ông ơi ông vớt tôi nao.
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”.
          Ba từ “ông”, hai từ “tôi” được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong “ông” cứu vớt, đoái thương. “Tôi có lòng nào…” là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.
          Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “hai sương một nắng”. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò “lộn cổ xuống ao” cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bưc trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ” - Nửa công đưa ở, nửa thuê bò” (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao nay. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã gieo vào lòng chúng ta sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước cách mạng Tháng Tám.
          Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:
“Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
          Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.
          Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm thế thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun”. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ “trong” và “dục” tương phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ “xáo” được điệp lại 4 lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự đinh của người bất hạnh trong cảnh ngộ đáng thương.
          Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò “lộn cổ xuống ao” trong bài ca dao này? Lão Hạc “thà chết trong còn hơn sống đục”; trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con tra tha hương chưa về, gời lại tiền cho ông giáo để lo việc tang ma… Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.
          Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao dân ca đều được viết bằng thẻ thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ 6 câu 8 như thường lệ mà lại vần với chữ thứ 4 câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể”
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao.
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…”
          Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.
          Thương con cò lâm nạ “lộn cổ xuống ao…”, thương “con cò đi đón cơn mưa…”, thương “con cò chết rũ trên cây…”, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Hơn 80% dân số nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:
          “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,
          (…) Cái kèo cái cột thành tên,
          Hạt gạo phải một nắng hai sương
          Xay giã giần sàng,
          Đât nước có từ ngày đó…”
          (Nguyễn Khoa Điềm)
          Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua, anh bộ đội cụ Hồ là người nông dân mặc áo lính. Cần cù, dũng cảm, yêu nước, chất phác… là phẩm chất cao quý của nhà nông quê ta… Học bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” ta thêm thương yêu kính phục họ. Bài học thà chết trong còn hơn sống đục mà nhà thưo dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta.
3. Phân tích bài ca dao
          “Gió đưa cành trúc la đà,
           Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
          Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
          Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

BÀI LÀM
          Hình ảnh quê hương đât nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?...”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
          Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.
          Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” - một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:
“Gió đưa cành trúc la đà,
          Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:
“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
          Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên trong sương sớm như ru hồn người vào huyền thoại, lắng hồn núi sông ngàn năm, để ta yêu hơn non nước quê nhà: “Quán Trấn Vũ nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam Rùa” (“Tụng Tây Hồ phú” - Nguyễn Huy Lượng). Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.
          Cùng với tiếng gà gáy báo sáng là nhịp chày giã đó làm giấy ở phường Yên Thái vàng lên rộn rã, nhịp nhàng. Lụa làng Trúc, giấy Yên Thái là sản phẩm nức tiếng kinh kỳ Thăng Long từ thời nhà Lý xa xưa, là niềm tự hào của những người thợ thủ công tài hoa:
“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em,…”  (Ca dao)
“Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co
Liễu bờ kia bay to biếc phất phơ,
 thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm…”
           (“Tụng Tây Hồ phú”)
          Tiếng gà gáy, tiếng chày giã đó đã diễn tả nhịp sống lao động cần mẫn của nhân dân ta nơi ba mươi sáu phố phường. Qua âm thanh ấy, ta cảm nhận được cuộc sống sôi nổi của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.
          Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.
          Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.
          Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.
          Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê, chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiếng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.
4. Phân tích bài ca dao
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân,
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
BÀI LÀM
          “Trèo lên cây bưởi hái hoa…”  là một bài ca dao độc đáo gồm 10 câu song thất lục bát. Giai thoại văn học của giáo sư Vũ Ngọc Khánh cho biết đây là lời đối đáp giữa chúa Trịnh Tráng và Đào Duy Từ trong thế kỷ 17. Khi Đào Duy Từ đã trở thành bề tôi đắc lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trịnh Tráng gửi thư muốn lôi kéo Đào Duy Từ ra Đàng Ngoài, nhưng việc bất thành. Đó là giai thoại. Trên một ý nghĩa khác, bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa…” được lưu truyền và cảm nhận là một bài ca dao tình yêu mang tính bi kịch “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Duyên xưa dù lỡ hẹn nhưng vẫn “để thương, để nhớ, để sầu cho ai…”.
          Năm tháng đã trôi qua, tuổi xuân trinh trắng đâu còn. Chuyện trăm năm không thẻ có được nữa rồi, nhưng chàng trai vẫn không nén nổi tình cảm, đành phải thốt lên than thở. Nuối tiếc bao nhiêu thì lại đau buồn bấy nhiêu. Hái hoa bưởi… rồi lại hái nụ tầm xuân, anh đã “trèo lên” rồi anh lại “bước xuống”, khác nào anh đã “cầm vàng mà lội qua sông…”.
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.”
          Mùa xuân đã qua rồi, hoa bưởi đã kết trái, thời con gái son trẻ đâu còn nữa, giờ đây “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Một cách nói, một ẩn dụ biểu lộ một ý tứ tế nhị, dịu dàng. Trước thực tế phũ phàng, chàng trai chỉ còn biết thở dài ngao ngán:
“Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!”
          “Anh tiếc lắm thay!” bởi lẽ “Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”. Sao anh chẳng buồn chẳng tiếc?
“Từ phen ra tới giang tâu,
Sớm theo dặm tuyết, đêm lần ngàn mưa.
Tiếc công anh chứa nước đan lở,
Để cho con cá vượt bờ nó đi…”
          Em xin  em giòn như nụ tầm xuân, em trinh trăng như hoa bưởi, bởi thế trước nông nỗi này “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!”. Đó là lời than, là nỗi than, là nỗi đau muôn đời, nỗi hận khôn nguôi. Tâm trạng ấy của anh trai cày cũng là tâm trạng của chàng Trương Chi ngày xửa ngày xưa:
“Kiếp này đã dở dang nhau,
Thi xin kiếp khác duyên sau lại thành…”
          Sáu câu ca tiếp theo là lời phân trần của cô gái. Cô trách “cố nhân” ngập ngừng, chậm trễ. Em đã trải quả chín đợi mười chờ: “Chờ chàng xuân mãn hè qua – Bông lan đã nở, sao mà vắng tin!”
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”
          Còn có dị bản: “Vẻ chi một mớ trầu cay”, đọc lên nghe ý vị hơn. Chuyện trăm năm đành dang dở. Hai tiếng hỏi “Sao anh” vừa trách móc vừa an ủi. Tình yêu phải đi đến một hôn nhân. Phải đạm trầu bỏ ngõ. “Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”. “Ngày còn không” là ngày còn con gái, còn ở với mẹ cha. Tục ngữ có câu: Gái có chồng như gông đeo cổ - Trai có vợ như lỗ tiền chôn”. Gái về nhà chồng đâu còn tự do nữa. Lễ giáo và đạo đức (tam tòng, tứ đức), anh có hiểu cho chăng?
“Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
          Hai so sánh liên tiếp: “Như chim vào lồng, như cá cắn câu” diễn tả thật cảnh ngộ bó buộc, chật hẹp của gái “đã có chồng”. Hai câu hỏi tu từ xuất hiện thể hiện một bi kịch trong tình yêu: vẫn còn quyến luyến “người xưa” nhưng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo lí, của lễ giáo. Những vần trắc (gỡ-thuở) của 2 câu thất ngôn cuối đoạn làm cho âm điệu câu thơ bị thắt lại, bị nén lại như nỗi đau chứa chất trong lòng. Như môt tiếng thở dài ngao ngán. Bài ca dao buông lửng. Lứa đôi chỉ còn biết an bài theo duyên phận, bởi lẽ  “cá biết đâu mà gỡ” khi đã cắn câu? “chim biết thuở nào ra” khi đã vào lồng? Lứa đôi tuy chẳng đưa được con thuyền tình cặp bến hạnh phúc, nhưng “Chút nghĩa cũ càng”  đâu dễ nguôi, dễ quên? Cả bài ca dao là nỗi buồn, nỗi nhớ tiếc cho mối tình xưa. Tuy còn nhiều lưu luyến nhưng đã có điểm dừng và khoảng cách hợp lí  của anh và em khi đối diện với bi kịch tình yêu.
          Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” đã xếp bài câ dao này vào mục “Hôn nhân và gia đình”. Bài ca dao diễn tả thật cảm động tâm trạng của trai gái làng quê xưa trong bi kịch tình yêu: “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!...” Và bây giờ “Em đã có chồng như chim vào lông, như cá cắn câu”. Nội dung đích thực của bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” là giá trị nhân bản sâu sắc. Nó là nỗi buồn trong những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Cô gái được nhắc đến trong bài ca dao thật đáng thương và đáng trọng.
E.TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
	 Ca dao dân ca là sản phẩm tinh tuý của nền văn học dân gian nước nhà. Đó là tài sản vô giá để lại cho chúng ta. Chúng ta hơn bao giờ hết phải tự hào, gìn giữ và tiếp thu một cách trân trọng. Đọc đúng, hiểu đúng nội dung và nghệ thuật chứa trong các tác phẩm ca dao là vô cùng khó với mỗi học sinh chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải cùng nhau tìm cách tiếp cận làm sao cho đúng để thấy được những tinh hoa chứa đựng trong các bài ca dao đó. 
	Học tập và nghiên cứu kĩ chủ đề này sẽ giúp các em phần nào khỏi bỡ ngỡ khi học và làm bài thi về phần ca dao. Làm được điều đó, chính là chúng ta đã và đang gìn giữ và nâng niu, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam chúng ta.


*********************************

File đính kèm:

  • docChu de tu chon nang cao.doc