Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”

docx1 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”
Trong cuộc đời của mỗi con người, không phải người nào cũng có cuộc sống xuôn sẻ, hạnh phúc mà còn có nhiều người gặp nhiều chông gai chắc trở chúng ta phải kiên trì, có ý chị nghị lực thì mới thành công được, vì vậy cha ông ta đã đúc kết nên câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
	Ý nghĩa của câu tục ngữ là như thế nào? Sắt trong câu tục ngữ là một cục sắt han gỉ, là đồ phế thải, là đồ bỏ đi. Nếu chúng ta chăm chỉ mà bỏ công, bỏ sức ra mài rũa thì cục sắt gỉ ấy sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo, có nhiều công dụng và giúp ích cho đời. Cây kim nhỏ bé nhưng cũng thật hoàn hảo, từ sắt nên kim là một quá trình tập luyện, mài dũa công phu. Chỉ có những ai chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại “mài sắt” thì mới có ngày “nên kim”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa ẩn dụ và cũng là lời răn dạy của cha ông đối với mỗi chúng ta : Kiên trì, nhẫn nại là những yếu tố để dẫn đến thành công.
	Tại sao có công mài sắt lại có ngày nên kim? Đó là vì ý chí, nghị lực đóng Vi trò rất quan trọng để quyết định thành công hay thất bại trong mỗi công việc. Nếu có mục đích, có lý tưởng, có hoài bão thì vẫn chưa đủ, phải có lòng kiên trì nhẫn nại kết hợp với phương pháp làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo ta có thể biến ước mơ thành hiện thực. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó, những người đã thành công đã thực hiện được ước mơ của mỉnh như thầy Nguyễn Ngọc Ký, hồi còn nhỏ bị liệt cả hai tay, không được nhận vào lớp học, thầy đã kiên trì luyện viết bằng chân từ lúc viết được cho đến lúc viết đẹp. Thầy đã được làm giảng viên trường đại học Sư phạm. Tổ tiên ta ngày xưa cũng có như Nguyễn Hiền vì nhà nghèo quá nên đã phải bỏ học. Cậu đã học lỏm, làm rất nhiều bài, rồi cậu đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước. Luis Paxter chỉ được học sinh trung bình lúc đại học, về môn hóa, ông chỉ đứng thứ 15 trong số 22 học sinh của lớp, nhưng chính ông đã trở thành nhà bác học nổi tiếng – người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Leptonxtoi, nhà văn đã làm ra tác phẩm nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” đã từng bị đình chỉ đại học vì không có kiến thức, nhưng do kiên trì học ông đã thành công.
	Có nhà bác học nói rằng thiên tài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là cần cù, thông minh mà không chăm chỉ thì vô ích, thật xấu hổ cho những kẻ lười biếng, tự phá hủy tương lai của chính mình, còn làm cho người khác coi thường và không tôn trọng, những con người ấy sẽ không bao giờ chạm đến thành công.

File đính kèm:

  • docxVan 7.docx
Đề thi liên quan