Chương III: thân
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương III: thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: THÂN Câu 1: Các bộ phận của thân gồm: A. Thân, cành, chồi ngọn, chồi nách B. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi hoa C. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách D. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách, chồi lá, chồi hoa Câu 2: Chồi ngọn có thể xuất hiện ở những vị trí nào? A. Ngọn thân B. Ngọn cành C. Nách lá D. Cả a, b và c Câu 3: Chồi nách có thể xuất hiện ở vị trí nào? A. Ngọn thân B. Ngọn cành C. Nách lá D. Cả a, b và c Câu 4: Chồi ngọn có thể phát triển thành nhữg bộ phận nào của cây? A. Thân chính B. Cành C. Lá D. Hoa Câu 5: Chồi nách có thể phát triển thành những bộ phận nào của cây? A. Thân chính B. Cành mang lá C. Lá D. Cành Câu 6: Bộ phận nào của thân non có chức năng dẫn các chất hữu cơ đi nuôi cơ thể? A. Vỏ B. Trụ giữa C. Mạch gỗ D. Mạch rây Câu 7: Bộ phận nào của thân non có chức năng dẫn nước và muối khoáng lên thân, lá? A. Vỏ B. Trụ giữa C. Mạch gỗ D. Mạch rây Câu 8: Lớp tế bào biểu bì của thân non có chức năng gì? A. Dẫn truyền nước và muối khoáng B. Dẫn truyền chất hữu cơ C. Bảo vệ các lớp bên trong D. Chứa chất dinh dưỡng dự trữ Câu 9: Lớp tế bào thịt vỏ của thân non có chức năng gì? A. Dẫn truyền nước và muối khoáng B. Chứa các chất dự trữ C. Bảo vệ các lớp bên trong D. Dẫn truyền các chất hữu cơ Câu 10: Câu nào sai khi phát biểu về cấu tạo trong của thân non A. Lớp tế nào biểu bì giúp bảo vệ các lớp tế bào bên trong B. Các lớp tế bào thịt vỏ và ruột chứa dự trữ C. Các mạch rây dẫn chất hữu cơ đi khắp cỏ thể D. Các mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng đi khắp cơ thể Câu 11: Câu nào sai khi nói về cấu tạo trong của thân gỗ già A. Có 2 phần chủ yếu là vỏ à trụ giữa B. Phần vỏ gồm : lớp tế bào vỏ, tầng sinh vỏ, lớp tế bào thịt vỏ C. Phần trụ giữa gồm : lớp mạch rây, tầng sinh trụ, lớp mạch gỗ D. Lớp mạch gỗ có ròng ở phía ngoài và dác ở phía trong Câu 12: Câu nào đúng khi nói về « trong cấu tạo thân cây gỗ già » A. Lớp tế bào vỏ giúp dự trữ chất dinh dưỡng B. Lớp thịt vỏ giúp bảo vệ các lớp bên trong C. Dác dẫn các chất hữu cơ đi khắp cơ thể D. Ròng có tác dụng nâng đỡ cho cây Câu 13: Câu nào sai khi nói về thân gỗ già A. tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ B. tầng sinh vỏ chỉ gồm một lớp tế bào C. tầng sinh trụ hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch gỗ, phía trong một lớp mạch rây D. tầng sinh trụ chỉ gồm lớp tế bào Câu 14: Thân cây dài ra là nhờ hiện tượng nào ? A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ B. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn C. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ Câu 15: Thân cây gỗ to ra nhờ hiện tượng nào? A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ C. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ Câu 16: Câu nào sai trong các câu sau? A. Theo cách mọc của thân trên mặt đất, người ta xếp chúng thành 3 dạng chủ yếu là: thân đứng, thân leo, thân bò B. Theo đặc điểm cấu tạo của thân, người ta xếp chúng thành hai dạng là: thân gỗ và thân cột C. Thân đứng cũng có 3 dạng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ D. Thân leo có thể bám vào giá thể bằng thân quấn hay tua cuốn.. Câu 17: Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các thân biến dạng? A. Củ cà rốt, củ khoai tây, củ khoai lang, củ gừng B. Củ cải, củ giềng, củ hành, củ sắn (khoai mì) C. Củ su hào, củ khoai tây, củ gừng, củ dong ta D. Củ đậu (củ sắn), củ chuối, củ nghệ, củ nhân sâm Câu 18: Cây nào sau đây có củ là thân biến dạng? A. Chuối B. Khoai lang C. Khoai mì (sắn) D. Củ cải Câu 19: Khi trồng các cây lấy quả (trái) như đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa tạo quả, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích gì ? A. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ rễ B. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ lá C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển các cành mới làm cơ sở để tạo ra nhiều hoa, quả D. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển thân chính Câu 20: Khi trồng các cây lấy gỗ (bạch đàn, lim) hay lấy sợi (đay, gai), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn để nhằm mục đích gì ? A. Tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại B. Tập trung chất dinh duoxng cho sự phát triển thân chính C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển tán lá D. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển hệ rễ
File đính kèm:
- Chuong III Than.doc