Chương trình 11 – nghị Luận văn học

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình 11 – nghị Luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH 11 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
BÀI 1 :KHÁI QUÁT VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CMT8 -1945
Câu 1: Trình bày những nhân tố xã hội và văn hóa tác động đến sự hình thành,phát triển và đổi mới theo hướng hiện đại hóa của văn học Việt Nam thời kì này?
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” văn học? Qúa trình hiện đại hóa của VHVN thời kì này diễn ra như thế nào?
Câu 3: Thơ mới khác với thơ cổ điển ở những điểm nào? Hãy nêu những thể loại văn học hiện đại mới ra đời ơ thời kì này?
Câu 4:Lý giải nguyên nhân và trình bày những nét chính về tốc độ phát triển của VHVN thời kì này?
Câu 5:Hãy chứng minh : VHVN thời kì này đã phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nhanh chóng đó?
Câu 6: Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc có liên quan gì tới tốc độ hết sức nhanh chóng của VHVN thời kì này?
Câu 7:Trình bày sự phân hóa phức tạp và nguyên nhân phân hóa của VHVN thời kì này?
Nêu điểm khác nhau giữa hai bộ phận VH công khai và VH không công khai (về đội ngũ sáng tác ,hoàn cảnh sáng tác và tính chất)?
Câu 8:Trình bày sự phân hóa phức tạp và những điểm khác nhau,mối quan hệ giữa xu hướng : VHLM,VHHT,VHCM?
Câu 9: Vì sao VHVN thời kì này lại phân hóa thành hai bộ phận?Hãy chỉ ra chỗ thống nhất và chỗ khác biệt của hai bộ phận này về nội dung và hình thức?
Câu 10:Nêu những truyền thống tư tưởng lớn nhất ,quý báu nhất và sâu sắc nhất của lịch sử văn học.Văn học Việt Nam thời kì này có đóng góp gì mới cho truyền thống ấy?
Câu 11:Những điểm khác nhau giữa thơ hiện đại và thơ trung đại ,giữa tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại là gì?Thử so sánh,phân tích một vài tác phẩm cụ thể để làm rõ sự khác biệt ấy?
Câu 12:Những thể loại văn học mới xuất hiện trong VHVN thời kì này?Sự cách tân,hiện đại hóa các thể loaị tiểu thuyết và thơ văn diễn ra như thế nào?
Câu 13:Vì sao VHVN ba mươi năm đầu thế kỉ XX (từ1900 – 1930) là VHVN giai đoạn giao thời? 
Câu 14:Trình bày những đặc điểm cơ bản của VHVN thời kì này?
Câu 15:Trình bày những tựu chủ yếu của VHVN thời kì này?
Câu 16:Thành tựu cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật của VHVN thời kì này?

BÀI 2 :HAI ĐỨA TRẺ
Câu 1:Trình bày ngắn gọn nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Câu 2:Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự nào?Qua con mắt của ai?Và điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 3:Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong tác phẩm? (chú ý làm rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả)?
Câu 4:Phân tích bức tranh đời sống phố huyện trong tác phẩm?
Câu 5:Hãy giải thích vì sao trong tác phẩm,hai chị em Liên tuy đã buồn ngủ “ríu cả mắt”,vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua?
Câu 6:Việc chị em Liên tác tác phẩm đêm đêm háo hức chờ đớn đoàn tàu giúp ta hiểu gì thêm về tâm trạng và cảnh ngộ của họ?
Câu 7:Vì sao hai chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?Thể hiện tâm trạng đợi tàu,Thạch Lam muốn nói điều gì với người đọc?
Câu 8:Anh chị hãy phân tích nghệ thuật miêu tả và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
Câu 9:Trong tác phẩm,Nhà văn viết : “Chừng ấy con người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.Theo anh chị,niềm mong đợi ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Câu 10:Trong tác phẩm,nhà văn viết : “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua .Một thế giới khác hẳn với Liên ,khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn nhà chị Tí và ánh lửa bác Siêu.Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh,đêm của đất quê,và ngoài kia ,đồng ruộng mênh mang và yên lặng “.Anh chị hiểu ý văn trên như thế nào? Ý văn ấy được thể hiện ra sao qua toàn văn bản?
Câu 11:Chất thơ bình dị của cuộc sống phố huyện qua tác phẩm?
Câu 12:Tình cảm của Thạch Lam đối với cuộc sống,con người nơi phố huyện?
Câu 13: Bằng một truyện ngắn giàu chất trữ tình,Thạch Lam đã thể hiện thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực,quẩn quanh,tăm tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng,đồng thời biểu lộ sự ước mong đổi đời còn mơ hồ của họ.Qua tác phẩm,anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 14:Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong bức tranh đời sống phốh uyện lúc ngày tàn và trong bóng đêm để làm nổi bật giá trị của tác phẩm?
Câu 15: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam trong tác phẩm?
Câu 16:Nhận xét về tác phẩm,nhà văn Nguyễn Tuân viết: “ Truyện có hương vị thật là man mác.Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng,đồng thời cũng going lên một cái gì còn ở trong tương lai”.Đọc tác phẩm,anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Câu 17:Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam,có người cho rằng: “Miêu tả hiện thực trong tâm hồn và bằng tâm hồn,vì thế mà Thạch Lam đã làm nên văn Thạch Lam,một thứ thơ bằng văn xuôi,một thứ hương hoàng lan thanh tao được chưng cất từ những nỗi đời”.Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhân định trên?
Câu 18:Hãy phân tích tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ mà Thạch Lam gửi gắm trong tác phẩm?
Câu 19:Đặc sắc phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua tác phẩm này?
Câu 20:Ý nghĩa các chi tiết miêu tả ánh sán,nhất là chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước chị Tí trong tác phẩm?
Câu 21:Ấn tượng của anh chị về ánh sáng và bóng tối ,tiếng trống thu không và tiếng còi tàu trong tác phẩm?
Câu 22:Ý nghĩa các chi tiết về âm thanh,ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm?
Câu 23:Tác dụng của nghệ thuật miêu tả tương phản trong tác phẩm?
Câu 24:Đặc điểm nổi bật của lời văn Thạch Lam (cách dùng từ,cách tạo âm điệu,đặt câu) trong tác phẩm?
Câu 25:Nghệ thuật miêu tả và giọng văn Thạch Lam qua tác phẩm?
Câu 26:Làm rõ nhận xét sau: “Lời văn Thạch Lam trong tác phẩm rất binh dị nhưng luôn thấm đượm cảm xúc và tâm trạng”.
Câu 27:Cảm hứng với thiên nhiên của Thạch Lam qua tác phẩm?
Câu 28: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ,len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm,tiềm tàng ở mọi vật tầm thường.Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới,tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật ,cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức?”. (Thạch Lam – Theo dòng).
Câu 29: “Đối với tôi,văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự quên hay sự thoát ly.Trái lại,văn chương là thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Giải thích và bình luận ý kiến trên của Thạch Lam?
Câu 30:Nhận xét về tiểu tuyết luận đề,Thạch Lam viết : “Những tiểu thuyết luận đề mà trong đó tác giả cố ý bắt các sự việc xảy ra và tâm lí của các nhân vật phải theo ý mình,những tiểu thuyết đó đều ít giá trị,bởi không thật.Tác giả phải lấy một ít bài học ở các việc trong đời chứ không được bắt buộc cuộc đời theo luận đề mình được bày tỏ.Sự theo phục cuộc đời đó không bắt buộc tác giả phải ca tụng cái xấu,bởi vì trong người ta,cái tốt và cái xấu lẫn lộn,mà cái thiên chức của nhà văn ,cũng như những chức vụ cao quí khác ,là phải nâng đỡ những cái tốt ,để trong đời có nhiều công bằng,nhiều yêu thương hơn” ? (Thạch Lam – Theo dòng).

BÀI 3: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Câu 1:Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Câu 2:Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung,tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện?
Câu 3:Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa nhân văn của truyện?
Câu 4:Tóm tắt nội dung truyện?Nêu giá trị chủ yếu của tác phẩm?
Câu 5:Tình huống truyện của tác phẩm là gì? Tính chất éo le của tình huống truyện thể hiện ở đâu?Tình huống này có tác dụng gì đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
Câu 6:Trong tác phẩm,Nguyễn Tuân đã sáng tạo thành công một tình huống truyện độc đáo,giàu ý nghĩa?Hãy chứng minh?
Câu 7:Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ .Hãy phân tích nhân vật Huấn Cao để làm sáng tỏ nhân định trên?
Câu 8:Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân?
Câu 9:Khắc họa thành công nhân vật hình tượng Huấn Cao như một con người tài hoa ,có cái tâm trong sáng và khí phách hiê ngang ,bất khuất;Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cái đẹp,khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín.Anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 10:Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao.Qua nhân vật Huấn Cao,anh chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân đối với cái đẹp?
Câu 11:Vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Huấn Cao?
Câu 12:Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục?
Câu 13:Nhân vật Viên quản ngục có những phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích,coi đó là một tấm lòng trong thiên hạ và tác giả coi đó làm một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn,xô bồ?
Câu 14:Phân tích nhân vật viên quản ngục và nhân vật thầy thơ lại trong tp?
Câu 15:Trong tp,tại sao tg lại ví tấm lòng của viên quản ngục như một thành âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn,xô bồ?
Câu 16:Theo anh chị,cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục có gì đặc biệt để nhà văn Nguyễn Tuân phải gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Câu 17:Gía trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục?
Câu 18:Phân tích để làm rõ vị trí quan trọng của đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà giam.Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn nayf?
Câu 19:Cảnh cho chữ cuối tác phẩm được Nguyễn Tuân thể hiện rất thành công bằng nghệ thuật đối lập tương phản và những sự đảo lộn ngôi thứ độc đáo.Hãy phân tích ?
Câu 20: “Chất tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân thể hiện ở chỗ ông luôn tiếp cận cảnh vạt ,sự việc và con người ở phương diện thẩm mỹ của nó.” (Nguyễn Đăng Mạnh).Hãy chứng minh rằng,cảnh cho chữ cuối tác phẩm được Nguyễn Tuân thể hiện bằng ngòi bút tài hoa ấy?
Câu 21:Phân tích những nét đặc sắc của thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng trong truyện?
Câu 22:Vì sao đọc tp,ta như được sống trong không khí thời xưa?
Câu 23:Những yêu tố tạo nên không khí cổ xưa “vang bóng một thời” (nhân vật,cảnh vật,từ ngữ và nhịp điệu câu văn) trong truyện?
Câu 24:Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: “Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo;trong nghệ thuật dựng cảnh;khắc họa tính cách nhân vật;tạo không khí cổ kính trang trọng trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.”
Câu 25:Bút pháp lãng mạn trong tác phẩm?
Câu 26:Nhận xét bút pháp xây dựng nhân vật,bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm?
Câu 27:Qua tp,hãy làm sáng tỏ những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
Câu 28:Nhận xét quan điểm thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện?

BÀI 4 :HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
Câu 1: giải thích ý nghĩa nhan đề và phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật của đoạn trích?
Câu 2:Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Số đỏ.Nêu giá trị chủ yếu của tác phẩm?
Câu 3:Tóm tắt nội dung đoạn trích SGK.Nêu giá trị tư tưởng nghệ thuật chủ yếu?
Câu 4:Suy nghĩ của anh chị về tình huống trào phúng trong đoạn trích?
Câu 5:Các nhận xét “cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm” hay “tân gia ai cũng vui vẻ cả” có mâu thuẫn gì với nỗi buồn hay tiếng khóc mấy lần được nhà văn miêu tả trong đám tang hay không? Vì sao?
Câu 6: Cảm nhận của anh chị về chi tiết “đám cứ đi…” và những hành động của cậu Tú Tân,ôgn Phán mọc sừng đối với Xuân Tóc đỏ ở cuối đoạn trích?
Câu 7:Mâu thuẫn trào phúng cơ bản được thể hiện qua đoạn trích là gì?Mâu thuẫn ấy được thể hiện qua nhan đề đoạn trích như thế nào?
Câu 8:Phân tích niềm hạnh phúc riêng của mỗi nhân vật trong hạnh phúc chung của tang gia và ý nghĩa trào phúng thoát ra từ đây?
Câu 9:Phân tích cách Vũ Trọng Phụng miêu tả đám tang?
Câu 10:Phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”?
Câu 11:Qua đoạn trích ,Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì ở xã hội thành thị hồi bấy giờ? Tác dụng đặc biệt về mặt nghệ thuật của việc lặp lại chi tiết “đám cứ đi” ?
Câu 12: Hình ảnh xã hội thượng lưu đương thời và thái độ của nhà văn đối với xã hội đó?
Câu 13:Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén,VTP đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng,đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng.Qua đoạn trích,hãy làm sáng tỏ nhân định trên?
Câu 14:Những chân dung biếm họa độc đáo trong đoạn trích?
Câu 15:Anh chị hãy phân tích ngắn gọn nghệ thuật châm biếm trào phúng của VTP trong đoạn trích?
Câu 16:Nghệ thuật trào phúng của VTP được thể hiện ở những phương diện nào?
Câu 17:Phân tích mâu thuẫn trào phúng và nghệ thuật xây dựng nhân vật trào phúng của VTP trong đoạn trích?
Câu 18:Cái thật và cái giả trong đaạn trích?
Câu 19:Lời văn của VTP đậm chất trào phúng.Hãy phân tích (cách dùng từ,cách song sánh,cách đặt câu,dựng đoạn,cách tạo giọng văn … ) để làm rõ điều đó?
Câu 20:Cách đặt tên nhân vật,tên sự vật của VTP?
Câu 21:Suy nghĩ của anh chị về quan niệm của VTP : “Các ông muốn … sự thực ở đời.”?

BÀI 5. NAM CAO
Câu 1:Những nét đặc sắc nào trong tiểu sử ,con người,cuộc đời của nhà văn Nam Cao đã giúp anh chị hiểu thêm về văn nghiệp của ông?
Câu 2:Quan niệm của Nam Cao về vai trò và trách nhiệm của nhà văn?
Câu 3:Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn?
Câu 4:Vì sao nói chủ nghĩa hiện thực phê phán trong VHVN ra đời từ đầu thế kỉ XX,đến Nam Cao mới thực sự tự giác về nguyên tác sáng tác của mình?
Câu 5:Vì sao nói quan điểm nghệ thuật của Nam Cao khá hệ thống,toàn diện và tiến bộ?
Câu 6:Trong “giăng sáng”,Nam Cao viết : :Nghệ thuật không cần … lầm than”.Hãy bình luận về ý kiến trên?
Câu 7:Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao : “Văn chương không cần đến những … cái gì chưa có.”Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao,anh chị hãyha át biểu ý kiến của mình về quan điểm nghệ thuật nói trên của nhà văn?
Câu 8:Trong “Đời thừa” Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những … cái gì chưa có”.Hãy bình luận về ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên?
Câu 9:Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ,Nam Cao thường trăn trở và day dứt nhất về điều gì?
Câu 10: Tư tưởng cơanản chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao là gì?
Câu 11:Tư tưởng nhân đạo sâu sắc,mới mẻ của Nam Cao khi tiếp cận đề tài người nông dân?
Câu 12:Nêu vắn tắt những giá trị nổi bật ở mỗi mảng đề tài trong sáng tác của Nam Cao trước CMT8?
Câu 13:Trình bày ngắn gọn đặc điểm bút pháp nghệ thuật của Nam Cao?
Câu 14:Vì sao nói Nam Cao là nhà văn hiện thực tâm lý?Đặc đeểm này có liên quan gì đến cách xây dựng nhân vật,kết cấu truyện,nghệ thuật trần thuật,giọng điệu trần thuật trong tp của nhà văn?
Câu 15:Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của Nam Cao?
Câu 16:Trình bày những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nam Cao?
Câu 17:Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nam Cao?

BÀI 6 :CHÍ PHÈO
Câu 1:Suy nghĩ của anh chị về kết thúc truyện?
Câu 2:Phân tích ý nghĩa cái chết của Chí Phèo?
Câu 3:Tác phẩm đã có những tên gọi nào? Ý nghĩa của từng nhan đề?
Câu 4:Tác phẩm đã có mấy lần đổi tên?Ý nghĩa của từng nhan đề đó?
Câu 5:Trình bày vắn tắt giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo?
Câu 6:Tóm tắt nội dung tác phẩm?Nêu giá trị chủ yếu của tác phẩm?
Câu 7:Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của truyện?
Câu 8:Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở phần đầu truyện?
Câu 9 :Nam Cao vào truyện độc đáo như thế nào? Bằng cách nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách vào truyện ấy?
Câu 10:Cuối tác phẩm là chi tiết : “Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng … vắng người qua lại.”.Cảm nghĩ của anh chị về chi tiết đó?
Câu 11:Chọn và phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc mà anh chị cho là đặc sắc nhất?
Câu 12:Thế nào là chi tiết nghệ thuật và tiêu chuẩn của một chi tiết nghệ thuật.Phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm để làm rõ điều đó?
Câu 13 :Phân tích quá trình lưu manh hóa của nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao?
Câu 14 :Tác phẩm đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước CM là một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.Anh chị hãy làm sáng tỏ nhân xét trên?
Câu 15:Trong tp,Nam Cao đã để cho nhân vật Bá Kiến hồi tưởng về sự thay đổi của Chí Phèo như sau: “Thì năm nay lại nở ra Chí Phèo.Lại một thằng hiền như đất … Bỗng nhiên vùng dậy giở toàn những giọng uống máu người không tanh.” Anh chị hiểu ý văn trên như thế nào? Dựa trên tác phẩm,hãy làm rõ ý văn ấy?
Câu 16:Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau.
Câu 17:Diễn biến tâm trạng Chí Phèo kể từ sau khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõi bi kịch của nhân vật này?
Câu 18:Phân tích khát vọng hoàn lương của Chí Phèo để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo sâu sắc ,mới mẻ của Nam Cao?
Câu 19: Vì sao,khi bị Thị Nở dứt tình ,Chí Phèo lại xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát? Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong truyện là gì?
Câu 20:Tìm và phân tích các chi tiết diễn tả sự căng thẳng trong mâu thuẫn Chí Phèo – Bá Kiến để thấy rõ kết cục bi thảm và tất yếu tát yêu trong số phận Chí Phèo?
Câu 21:Phân tích nỗi đau của Chí Phèo khi bị từ chối quyền làm người .Đánh gía của anh chị về tính chất điển hình của nhân vật này?
Câu 22:Trong tp,nhiều lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với hoàn cảnh,mục đích khác nhau.Hãy so sánh các lần ấy?
Câu 23:Ý nghĩa của các mối quan hệ giữa Chí Phèo – Bá Kiến ; Chí Phèo – Thị Nở trong việc thể hiện tính cách,nhân vật Chí Phèo?
Câu 24:Tác phẩm đã lê nán đanh thép cái xã hội tàn bạo,tàn phá cả thể xác và tâm hồn người dân lao động,đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ ,ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình và nhân tính.
Câu 25:Qua hình tượng Chí Phèo,hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách,nghệ thuật miêu tả,phân tích tâm lí nhân vật).
Câu 26:Phân tích nhân vật Thị Nở để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn ?
Câu 27 :Những thành công về nghệ thuật trong tác phẩm?
Câu 28:Phân tích những đặc sắc của ngôn ngữ kể chuyện,ngôn ngữ nhân vật (chú ý lời trần thuật nửa trực tiếp,đoạn độc thoại nội tâm,lời đối thoại giữa Chí Phèo – Thị Nở và Chí Phèo- Bá Kiến ở gần cuối truyện)?
Câu 29:Anh chị hãy làm sáng tỏ nhận xét sau:Truyện đã thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao;xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ;nghệ thuật trần thuật linh hoạt;tự nhiên mà vẫn nhất quán,chặt chẽ,ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
Câu 30:Vì sao tác phẩm được coi là kiệt tác của nền văn xuôi VHHĐ?

BÀI 7 :XUÂN DIỆU
Câu 1:Anh chị hãy phân tích một cách ngắn gọn vai trò của thời đại,quê hương,cuộc đời,gia đình đối với sự nghiệp thơ ca Xuân Diệu?
Câu 2:Tóm tắt những nét chính trong sự nghiệp văn học của Xuân Diệu?
Câu 3:Anh chị hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm thơ XD trước CM?
Câu 4:Ý thức khẳng định cá tôi cá nhân ở XD có điều gì đặc biệt so với các nhà thơ khác trong thơ Mới?
Câu 5:Trình bày ngắn gọn về mâu thuẫn bi kịch trong thơ Xuân Diệu trước CMT8?
Câu 6:Những đổi mới của Xuân Diệu trong cách sáng tạo hình ảnh thơ ca so với truyền thống?
Câu 7:Vì sao có thể nói Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời?Trong thơ XD,giữa việc khẳng định cái tôi mạnh mẽ và việc bày tỏ khát khao được giao cảm với đời có gì mâu thuẫn không?
Câu 8:Nêu những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Xuân Diệu.Vì sao trong sáng tác của Xuân Diệu – nhà thơ của mùa xuân,tuổi trẻ,tình yêu lại có sự xuất hiện của những vần thơ nói về sự cô đơn,cay đắng?
Câu 9:Vì sao Hoài Thanh khẳng định trong thơ Xuân Diệu trước CM có một cái gì rất Việt Nam?
Câu 10:Những đóng góp của Xuân Diệu đối với thơ ca hiện đại Việt Nam?

BÀI 8 :VỘI VÀNG
Câu 1: Trình bày những nét chính về giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2:Trình bày vắn tắt nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3:Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ XD qua bài thơ?
Câu 4:Cảm nhận về các đoạn thơ sau:
a/Đoạn 1 (13 câu đầu).
b/Đoạn 3 (4 câu đầu + 9 câu kết)
Câu 5:Những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian trong bài thơ?
Câu 6:Hình tượng thời gian và thái độ của nhà thơ trước thời gian?
Câu 7:Quan niệm sống của XD qua bài thơ?
Câu 8:Những nét mới trong quan niệm thơ XD về thời gian trong bài thơ?
Câu 9:Những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu trước thiên nhiên và cuộc sống quen thuộc qua bài thơ?
Câu 10 : Cái tôi Xuân Diệu qua bài thơ ?
Câu 11:Phân tích nghệ thuật của XD trong việc sang tạo những câu thơ và hình ảnh mới lạ,độc đáo trong bài thơ?
Câu 12:Người yêu thơ XD thường biết đến nhận xét của Hoài Thanh : “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” (Thi Nhân Việt Nam).Hãy bình luận ý kiến trên và dùng những kiến thức về thơ XD để chứng minh?
Câu 13:Trong Nhà văn Hiện đại,Vũ Ngọc Phan viết : “Với những nguồn cảm hứng mới:yêu đương và tuổi xuân,dù lúc vui hay lúc buồn,XD cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía?”.Qua phân tích bài thơ Vội vàng,anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 14: “Xuân Diệu đã gửi vào trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước,bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bấy giờ.Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ Mới “ (Thi nhân Việt Nam).Qua cảm nhận bài thơ Vội Vàng,anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 15: “Thơ XD còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.XD đắm say tình yêu ,say đắm cảnh trời,sống vội vàng,sống cuống quýt,muốn tận hưởng cuộc đời ngắn gủi của mình.Khi vui cũng như khi buồn,người đều nồng nàn,tha thiết … Sự bồng bột của XD có l đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả qua những rung động tinh vi” (Thi nhân VN – Hoài Thanh).Qua cảm nhận bài thơ,anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên? 
Câu 16:Đặc điểm ngôn ngữ thơ Mới qua thi phẩm?
Câu 17 :Tính hiện đại của bài thơ?
Câu 18: Thành công của XD trong việc sử dụng hình ảnh và nhịp điệu ở bài thơ Vội vàng?
Câu 19:Niềm khát khao được giao cảm với đời của XD qua tp?

BÀI 9 : TRÀNG GIANG
Câu 1: Nhan đề bài thơ và lời đề từ của tác phẩm gợi lên ở anh chị những suy nghĩ gì? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2:Anh chị hiểu như thế nào về nhan đề và lời đề từ bài thơ?Lời đề từ ấy có mối liên hệ như thế nào với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả?
Câu 3:Cảm nhận của anh chị về âm điệu bài thơ.Âm điệu ấy đã góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả trong bài thơ?
Câu 4:Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Cảm nhận của anh chị về các dòng thơ : “Củi một cảnh khô… “ và “Chim nghiê ncánh nhỏ…”?
Câu 5:Các hình ảnh và âm thanh trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả?Anh chị cảm nhận như thế nào về tâm trạng đó?
Câu 6:Vì sao câu thơ kết bài dễ làm người đọc liên tưởng tới câu thơ nào của tác giả nào?Chỉra nét khác biệt giữa cái sầu của Huy Cận và cái sầu của tác giả đó?
Câu 7 : giải thích vì sao một chiến sĩ cách mạng trong thời kì trước CMT8,mỗi lần vượt sông Hồng lại nhớ đến bài thơ này?
Câu 8:Nhận xét về hình thức tổ chức câu thơ và việc sử dụng lời thơ trong các cặp câ usau:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn iệp đeệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Và : “Nắng xuống trời lên cao chót vót
Sông dài trời rộng bến cô lieu” ?
Câu 9:Những nét đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Câu 10:Cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Câu 11:Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận qua bài thơ?
Câu 12:Thời gian,không gian và mối quan hệ giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước qua tác phẩm?
Câu 13:Nhà thơ XD từng nhận xét : “HC dường như không ở trong thời gian mà chỉ trong không gian”, “Thơ HC dường như ngầm chất chứa cái lớp sâu dưới đáy hồn nhân thế”.Đọc thơ HC,nhất là bài thơ này,anh chị có suy nghĩ gì về những nhận xét trên?
Câu 14:Cảm nhận về các khổ thơ?
Câu 15:Phân tích diễn biến tâm trạng của HC trong bài thơ?
Câu 16 : Tràng giang của HC là bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.Anh chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên?
Câu 17:Nhà thơ XD từng coi Tràng Giang là : “bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của một hồn thơ Mới”.Suy nghĩ của anh chị về ý kiến này?
Câu 18:Có thể nhận thấy rằng các nhà thơ lãng mạn thường hay sử dụng nghệ thuật đối lập,thường xây dựng các hệ thống hình ảnh tương phản trong sáng tác thơ ca.Hãy phân tích bài thơ trên cơ sở tìm hiểu ,khai thác các yếu tố đối lập,tương phản đó?
Câu 19:Nhận xét về thơ Huy Cận trước CMT8,Hoài Thanh viết : “Cái buồn lửa thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh … Người đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông á,người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này … Người thấy mình lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời,cái xa vắng của thời gian.Lời thơ vì thế mà buồn rười rượi.” Qua cảm nhận bài thơ Tràng Giang,hãy làm sáng tỏ nhận xét trên?
Câu 20:Nhận xét về thơ HC trước CMT8,Hoài Thanh viết : “HC đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác rồi để sáng tạo nên những vần thơ ảo não.Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi bình thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiên châu ngọc”.Qua cảm nhận bài thơ Tràng Giang,hãy làm sáng tỏ nhận 

File đính kèm:

  • docOn thi dai hoc NLVH lop 11.doc