Chương trình chuyên sâu trung học phổ thông chuyên môn: ngữ văn

doc83 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình chuyên sâu trung học phổ thông chuyên môn: ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO










CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SÂU THPT CHUYÊN
MÔN: NGỮ VĂN 












Hà Nội, 12/2009
LỚP 10
I. MỤC ĐÍCH

Thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch và nội dung dạy học môn Ngữ văn cho các trường THPT chuyên.
Thống nhất trên phạm vi toàn quốc nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THPT

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

 	 Tổng số tiết : 150% của chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho nội dung chuyên sâu 
Tổng thời lượng môn Ngữ văn của Chương trình Nâng cao là 4 tiết x 35 tuần = 140 tiết/ năm
Tổng thời lượng cho môn Ngữ văn của trường Chuyên là 6 tiết x 35 tuần = 210 tiết /năm
Tổng số tiết học thêm môn Ngữ văn của trường chuyên văn là : 70 tiết/ năm 
	Học kì I: 35 tiết
	Học kì II: 35 tiết.

III. NỘI DUNG DẠY HỌC

3.1. Cấu trúc nội dạy học: 
	- Nội dung nâng cao: được quy định trong Chương trình nâng cao môn Ngữ văn lớp 10, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 95 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Nội dung chuyên sâu: được xây dựng dưới dạng các chuyên đề. Số tiết tối đa dành cho mỗi chuyên đề là 7 tiết, tối thiểu là 4 tiết. Số tiết của nội dung chuyên sâu chủ yếu dành cho phần văn học ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học nước ngoài, lí luận văn học), sau đó là Làm văn. Nội dung Tiếng Việt chủ yếu là thực hành phân tích vai trò, tác dụng của tiếng Việt trong tác phẩm văn học. Cụ thể 
Số tiết dành cho phần Văn học là 51 tiết, trong đó:
+ Lý luận văn học: 1 chuyên đề, 5 tiết
+ Văn học dân gian : 3 chuyên đề, 18 tiết 
+ Văn học Trung đại : 3 chuyên đề, 18 tiết
+ Văn học nước ngoài : 2 chuyên đề, 10 tiết
b) Số tiết dành cho Tiếng Việt là 7 tiết, 1 chuyên đề
c) Số tiết dành cho Làm văn là 12 tiết, 2 chuyên đề

Danh mục các chuyên đề chuyên sâu dành cho lớp 10

STT
Tên chuyên đề
Số tiết
Ghi chú
1
Văn học – nhà văn – Quá trình sáng tác
5
Trọng tâm: phần văn học
2
Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam
6


3
Tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt Nam (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, cổ tích, truyện cười) trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao

7

4
Vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết
5

5
Nguyễn Trãi – nhà tư tưởng lớn, nhà văn lớn
6

6
Nguyễn Du – thơ chữ Hán và truyện Kiều
6
Trọng tâm : Truyện Kiều
7
Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam
6


8
Sử thi cổ đại Hilạp, Ấn Độ qua tác phẩm Ôđixê của Hômerơ và Ramayana của Vanmiki

4


9
Đặc trưng cơ bản của thơ Đường (qua các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao)

6


10
Sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao, các tác phẩm nôm và diễn nôm thời trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao
7
Trọng tâm: Ca dao và Truyện Ki ều

11

Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay 

7



12

Đề văn: Phân tích và luyện tập

5

Trọng tâm : đề mở 

3.2. Nội dung chuyên sâu

Chuyên đề 1: Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác 
Số tiết: 05
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác
1.1. Văn học
a) Khái niệm văn học – Nghĩa rộng – Nghĩa hẹp tức văn nghệ thuật: Chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ bằng hình tượng nghệ thuật.
b) Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật - Kĩ năng riêng của tính phi vật thể của ngôn ngữ - Tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật.
c) Các chức năng, các ý nghĩa và giá trị của văn học: Chức năng giao tiếp, chức năng giải trí, ý nghĩa tư tưởng, giá trị thẩm mĩ.
d) Nguyên tắc phân chia các thể loại văn học. Điểm qua các thể loại văn học chính, thời cổ đại, trung đại.
1.2. Nhà văn
a) Tư chất nghệ sĩ: Giàu tình cảm, tâm hồn phong phú, nhân cách đẹp.
b) Các tiền đề của tài năng: Trực giác, tưởng tượng, trí nhớ tốt, tài quan sát, giàu trải nghiệm đời sống.
1.3. Quá trình sáng tạo
a) Cảm hứng sáng tạo.
b) Ý đồ sáng tác, lập sơ đồ hay đề cương. Viết, sửa chữa.
2. Thực hành, phân tích, đánh giá một số văn bản thuộc thể loại khác nhau. Phân tích quá trình sáng tác một tác phẩm cụ thể. Phân tích tư cách, phẩm chất của một nhà văn (từ những tư liệu cụ thể nắm được).
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, các ý nghĩa và giá trị của văn học.
- Nắm được nguyên tắc phân chia các thể loại văn học và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
- Hiểu được những điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề cảu tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, đồng thời qua đó, hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của các tác giả.
3. Thái độ
Thêm yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao
- Học sinh đọc tài liệu tham khảo và trả lời các câu hỏi hướng dẫn.
- Chú ý thực hành dứói hình thức bài tập viết hay thảo luận nhóm với các nội dung:
+ Phân tích các giá trị của một số văn bản văn học thuộc các thể loại khác trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.
+ Trao đổi về tư cách, phẩm chất nhà văn và quá trình sáng tạo của một tác phẩm văn học qua tư liệu về một số nhà văn và tác phẩm được học trong chương trình .
+ Học sinh cần được cung cấp thêm tư liệu về nhà văn và quá trình sáng tạo tác phẩm văn học khai thác từ các sách báo, hồi kí, kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, chân dung văn học v.v…
Chuyên đề 2: Những đặc trưng cơ bản của thi pháp cao dao Việt Nam
Số tiết : 06

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Khái niệm thi pháp (đại cương)
2. Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam:
a) Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao, tính tập thể trong sáng tác và tính truyền miệng trong lưu hành, giao tiếp khiến cái tôi trữ tình của ca dao không có dấu vết cá nhân cá thể.
b) Thòi gian, không gian diễn xướng (thời gian hiện tại, không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ, gắn với môi trường sống thân thuộc của người bình dân).
c) Các biểu tượng phổ biến (khác với các biểu tượng trong văn học viết).
d) Mô hình câu từ. Các công thức ngôn từ thường lặp lại trong nhiều bài ca dao.
e) Thể thơ lục bát được vận dụng một cách hồn nhiên, phóng túng và những biến thể của nó như đặc trưng riêng của ca dao.
g) Ngôn từ giản dị, chất phác, ngắn gọn, gần với lời nói trong sinh hoạt đời thường.
3. Thực hành
Phân tích những đặc trưng cơ bản của thi pháp cao dao qua những bài trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. Chú ý so sánh với thơ trong bộ phận văn học viết
1. Kiến thức
 Nắm được những nét cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam.

2. Kĩ năng
- Phân tích và chứng minh được những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao trong tương quan so sánh với thơ trong văn học viết.
(Chủ yếu khai thác những văn bản ca dao và thơ của bộ phận văn học viết trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao)
- Biết cách đọc hiểu ca dao theo đúng đặc trưng thi pháp của nó; thấy được cái hay cái đẹp của ca dao...
- Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học tập.
- Cần chú trọng thực hành:
+ Rút ra nhận xét về đặc trưng thi pháp ca dao từ những bài ca dao cụ thể trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.
+ So sánh ca dao với thơ trong bộ phận văn học viết (chú ý thơ lục bát và song thất lục bát), 
- Chú ý thực hành phân tích ca dao theo đặc trưng thi pháp hơn là cung cấp lí thuyết về thi pháp ca dao.

 Chuyên đề 3 : Tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt Nam (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, cổ tích, truyện cười) trong chương trình lớp 10 nâng cao
Số tiết: 07

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại
2. Tinh thần nhân văn là tư tưởng xuyên suốt các loại hình truyện cổ dân gian Việt Nam với những biểu hiện phong phú:
- Khát vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên, giải thích tự nhiên (Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước).
- Khát vọng độc lập, tự cường (An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thuỷ).
- Ngợi ca tình nghĩa, đạo lý (Chử Đồng Tử, Tiễn dặn người yêu, Đăm Săn).
- Khát vọng về công lý: Tấm Cám, một số truyện cười.
- Cái nhìn khoan dung đối với con người (Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, một số truyện cười).
3. Thực hành phân tích tinh thần nhân văn của một số tác phẩm văn học dân gian.


Kiến thức
Nắm được ý nghĩa cơ bản của khái niệm “nhân văn”, hiểu nhân văn là thước đo của văn học.
Nắm được một số biểu hiện nổi bật của tinh thần nhân văn.
Khái quát được tinh thần nhân văn là tư tưởng xuyên suốt các truyện cổ dân gian Việt Nam.
Kỹ năng
 Phân tích được tinh thần nhân văn biểu hiện trong một truyện cổ dân gian Việt Nam, biết liên hệ với truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc.
Thái độ
 Trân trọng di sản văn học quá khứ, cảm thông với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Có ý thức về công bằng sự khoan dung trong xã hội hiện đại.

Học sinh đọc mở rộng
thêm một số tác phẩm 
ngoài chương trình, 
trả lời câu hỏi hướng 
dẫn và thực hành 
phân tích tác phẩm.


Chuyên đề 4 : Vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam
Số tiết : 05
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Khái quát về vai trò, tác động to lớn của văn học dân gian đối với văn học viết nói chung ( cả Việt Nam và nước ngoài)
2. Văn học viết Việt Nam đã chịu ảnh hưởng to lớn của VHDG trên nhiều phương diện:
2.1. Về phương diện nội dung: đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người...
2.2. Về phương diện nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian...
3. Thực hành phân tích vai trò và tác dụng của VHDG qua một số tác phẩm văn học viết cụ thể .


1. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của văn học dân gian đối với văn học viết.
- Nắm được các phương diện văn học viết chịu sự tác động to lớn của văn học dân gian ( về nội dung và nghệ thuật )
2. Kĩ năng 
- Nhận diện được dấu ấn của văn học dân gian trong một số tác phẩm văn học viết
 - Biết phân tích, chỉ ra vai trò và tác dụng của các yếu tố văn học dân gian trong các tác phẩm văn học viết.
3. Thái độ
- Hiểu sâu hơn, trân trọng hơn các giá trị của văn học dân gian.
- Có ý thức học tập và vận dụng các giá trị của văn học dân gian vào cuộc sống .

 
- HS ĐỌC TÀI LIỆU SUY NGHĨ THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TỰ RÚT RA KẾT LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG LỚN ĐÃ NÊU Ở CỘT 1.
- Thực hành phân tích vai trò và tác dụng của văn học dân gian đối với văn học viết là chính.

Chuyên đề 5: Nguyễn Trãi - Nhà tư tưởng lớn, nhà văn lớn.
Số tiết: 06 

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, toàn tài, một nhà văn lớn
2. Nguyễn Trãi qua thơ văn chữ Hán:
2.1. Tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần lo nước thương dân, chủ nghĩa anh hùng.
2.2. Những sáng tạo nghệ thuật.
3. Nguyễn Trãi qua thơ văn chữ Nôm:
3.1. Vị trí lịch sử của Quốc âm thi tập
3.2. Tâm sự của nguyễn Trãi: Tình cảm thiên nhiên, những tâm sự sâu sắc về nhân tâm , thế sự.
3.3. Nguyễn Trãi với tiếng Việt, văn học dân gian và quan niệm thẩm mĩ độc đáo của ức Trai.
4. Thực hành phân tích nội dung tư tưởng và các đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Trãi qua các tác phẩm văn học cụ thể ( chú ý những tác phẩm đọc thêm và chưa được học trong chương trình).
1. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò và và tầm cỡ đặc biệt của Nguyễn Trãi ở nhiều phương diện : nhà tư tưởng lớn, nhà văn hoá lớn. nhà văn lớn...
- Nắm được các đóng góp to lớn và độc đáo của Nguyễn Trãi về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác thơ văn.
2. Kỹ năng 
- Nhận diện được các biểu hiện về nội dung tư tưởng và nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trãi trong các tác phẩm của ông.
 - Biết phân tích, chỉ ra giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật độc đáo trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi..
3. Thái độ 
- Hiểu sâu hơn, trân trọng và tự hào hơn về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi.


 
- HS ĐỌC TÀI LIỆU SUY NGHĨ THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TỰ RÚT RA KẾT LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG LỚN ĐÃ NÊU Ở CỘT 1.
- Thực hành phân tích các giá trị, đóng góp của Nguyễn Trãi qua thơ văn là chính.
Chuyên đề 6: Nguyễn Du – Thơ chữ Hán và Truyện Kiều.
Số tiết: 06 

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn
2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
2.1. Tâm sự của nhà thơ: nỗi thương đời, thương người
2.2. Quan niệm về nghệ thuật và nghệ sĩ .
3. Truyện Kiều – một tác phẩm lớn
3.1. “Tiếng khóc vĩ đại” (Xuân Diệu)
3.2. Từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.3. Sự kết tinh những tinh hoa của văn chương bác học và văn chương bình dân qua một cá tính sáng tạo độc đáo.
4. Thực hành phân tích nội dung tư tưởng và các đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Du qua các tác phẩm văn học cụ thể ( chú ý những tác phẩm đọc thêm và chưa được học trong chương trình. )
1. Kiến thức 
- Hiểu được tâm hồn và tài năng của nhà thơ lớn Nguyễn Du. 
- Nắm được các biểu hiện của một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn qua thơ chữ Hán và Truyện Kiều.
- Bước đầu thấy được những sáng tạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.
2. Kỹ năng 
- Nhận diện được các biểu hiện của một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn qua các tác phẩm của Nguyễn Du.
 - Biết phân tích, chỉ ra giá trị nội dung tư tưởng và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong các tác phẩm của Nguyễn Du..
3. Thái độ 
- Hiểu sâu hơn, có thái độ trân trọng và tự hào về một thi hào dân tộc vĩ đại : Nguyễn Du

 
- HS ĐỌC TÀI LIỆU SUY NGHĨ THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TỰ RÚT RA KẾT LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG LỚN.
- Thực hành phân tích các giá trị và đóng góp của Nguyễn Du qua thơ văn.
Chuyên đề 7: Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
Số tiết: 06

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
1.1. Tính ước lệ phổ biến và các tính chất của ước lệ văn học trung đại: tính uyên bác và cách điệu hoá; tính sùng cổ; tính phi ngã.
1.2. Quan niệm về thiên nhiên và con người “thiên nhân nhất thể”; Cảm hứng về thiên nhiên. Nhân vật lí tưởng
1.3. Quan niệm về thể loại văn học và bậc thang giá trị các thể loại.
2. Thực hành phân tích đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm văn học cụ thể (chú ý những tác phẩm đọc thêm và chưa được học trong chương trình).
1. Kiến thức
- Hiểu được tính ước lệ nói chung và ước lệ của văn học trung đại. 
- Nắm được các phương diện thể hiện đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
- Bước đầu thấy được cái hay, cái đẹp riêng của thi pháp văn học trung đại qua một số tác phẩm cụ thể.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được các biểu hiện của thi pháp văn học trung đại qua các tác phẩm văn học cụ thể.
 - Biết vận dụng những đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam để phân tích một tác phẩm cụ thể. 
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết về thi pháp văn học trung đại vào đọc-hiểu thơ văn trung đại và viết bài phân tích văn học.

 
- HS ĐỌC TÀI LIỆU SUY NGHĨ THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN VÀ TỰ RÚT RA KẾT LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG LỚN ĐÃ NÊU Ở CỘT 1.
- Thực hành phân tích các đặc trưng thi pháp văn học trung đại qua thơ văn là chính.

Chuyên đề 8: Sử thi cổ đại Hy Lạp, Ấn Độ qua tác phẩm "Ôđixê" của Hômer và "Ramiayana" của Vanmiki
Số tiết: 04

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Giới thiệu đầy đủ cốt truyện của Ôđixê và Ramayana
2. Bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra Ôđixê và Ramayana
3. Hình tượng người anh hùng trong sự nghiệp của cộng đồng (Uylix và Rama).
4. Hình ảnh mới lạ về thế giới trong khát vọng chinh phục và khám phá của con người cổ đại.
5. Những nét tương đồng (chủ yếu) và đôi nét khác biệt giữa sử thi Hi Lạp và sử thi Ấn Độ về nội dung và hình thức nghệ thuật qua hai tác phẩm Ôđixê và Ramayana.

Kiến thức
- Nắm được cốt truyện của sử thi Ôđixê Hi Lạp và sử thi Ramayana của Ấn Độ. Hiểu hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh ra các sử thi này.
- Nắm được những đặc trưng cơ bản chung của sử thi cổ đại qua Ôđixê và Ramayana (đề tài, chủ đề, xung đột, nhân vật, những vẻ đẹp của nghệ thuật hoành tráng, màu sắc hào hùng, kỳ vĩ…). Bước đầu thấy được đôi nét về màu sắc riêng của sử thi Hi Lạp và Ấn Độ hai qua tác phẩm Ôđixê và Ramayana.
Kỹ năng
- Biết phân tích tác phẩm sử thi cổ đại, nhất là chỉ ra được những đặc sắc của bút pháp kỳ vĩ hoá và cảm hứng ca ngợi sự nghiệp người anh hùng của cộng đồng.
- Nhận diện được dấu ấn của sử thi cổ đại trong một số tác phẩm văn học hiện đại đã học.
Thái độ
Trân trọng di sản văn học quá khứ của nhân loại.
Học sinh đọc tư liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi hướng dẫn và thực hành phân tích trích đoạn.



Chuyên đề 9: Đặc trưng cơ bản của Thơ Đường qua các bài thơ Đường trong chương trỡnh Ngữ văn 10 nõng cao
Số tiết: 06

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Đặc trưng cơ bản của thơ Đường
- Câu từ bằng xác lập những quan hệ tương đồng hay đối lập giữa các sự vật, hiện tượng, giữa không gian, thời gian, giữa các trạng thái tình cảm, giữa tình và cảnh…
- Ngôn ngữ tinh luyện cao độ với những từ đắt (nhãn tự) gợi được linh hồn của đối tượng thể hiện.
- Tính hàm súc cao, nhiều bình diện nghĩa dồn nét trong một phạm vi chữ nghĩa rất hạn chế, tạo nên những ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).
2. Tìm hiểu kỹ hơn các tác phẩm đọc thêm: Hoàng hạc lầu (Thôi Hiệu), Khuê oán (Vương Xương Linh), Điểu minh giản (Vương Duy) trên các phương diện: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, nội dung cảm xúc và ngôn ngữ thơ.
3. Tìm hiểu trên nét lớn ảnh hưởng của thơ Đường tới thơ Việt qua một vài trường hợp cụ thể.
4. Thực hành phân tích tác phẩm từ góc độ đặc trưng thể loại thơ Đường và cá tính sáng tạo của tác giả.
Kiến thức
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ Đường, từ đó nhận ra được những đặc điểm ấy trong các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.
- Từ chỗ hiểu được những đặc điểm chung của thơ Đường, thấy được: 
+ Đặc sắc riêng của từng tác phẩm cụ thể.
+ Nhận diện được phong cách tác giả qua tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, sự lựa chọn thi đề, thi liệu và cấu từ bài thơ.
Kỹ năng
- Biết phân tích một bài thơ Đường từ đặc trưng thể loại, chỉ ra được chỗ độc đáo của tác giả (thí dụ cách lập tứ của Vương Duy, dụng công ở hình ảnh, ngôn từ của Thôi Hiệu…)
- Biết nhận ra ảnh hưởng của thơ Đường trong một bài thơ tiếng Việt hiện đại.
Thái độ
Trân trọng một di sản thi ca của nhân loại, đồng thời có ý thức về nhu cầu cách tân của nghệ thuật thi ca ở mỗi thời.
Học sinh đọc tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi hướng dẫn và thực hành phân tích tác phẩm.


Chuyên đề 10: Sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao, các tác phẩm nôm và diễn nôm thời trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao
Số tiết: 07

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Tiếng Việt rất giàu và đẹp
- Thế nào là một ngôn ngữ giàu và đẹp
- Những phương diện thể hiện tiếng Việt rất giàu.
- Những phương diện thể hiện tiếng Việt rất đẹp.
2) Phân tích và chứng minh tiếng Việt giàu và đẹp qua một số bài ca dao tiêu biểu 
3) Phân tích và chứng minh tiếng Việt giàu và đẹp qua một số đoạn trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, các bản diễn nôm Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh.
4) Phân tích và chứng minh tiếng Việt giàu và đẹp qua một số đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
5) Bài học rút ra từ sự phân tích những áng văn trên
- Bài học về thái độ đối với tiếng mẹ đẻ
- Bài học về công phu học tập, trau dồi tiếng Việt.

1. Kiến thức 
- Hiểu được thế nào là sự giàu đẹp của ngôn ngữ.
- Nắm được các phương diện thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao, những tác phẩm nôm và diễn nôm trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.
2. Kỹ năng
- Nhận ra được các biểu hiện về sự giàu, đẹp của tiếng Việt 
- Biết nhận ra và phân tích sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao, các trích đoạn tác phẩm nôm và diễn nôm trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. 
3. Thái độ
- Biết nâng niu, quý trọng tiếng mẹ đẻ
- Có ý thức học tập tiếng mẹ đẻ và góp phần giữ gìn sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt.




- Cung cấp tư liệu bàn về sự trong sáng, giàu có của tiếng Việt. 
- HS đọc tài liệu, suy nghĩ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn và tự rút ra kết luận về sự giàu, đẹp của tiếng Việt qua một số bài ca dao, các tác phẩm nôm và diễn nôm trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao.
- Thực hành phân tích sự giàu, đẹp của tiếng Việt qua các ví dụ rút từ một số bài ca dao, các đoạn trích tác phẩm nôm và diễn nôm trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao (trọng tâm: ca dao Việt Nam và Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Chuyên đề 11: Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay
Số tiết: 07

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Yêu cầu về nội dung và về cách trình bày, diễn đạt của một bài văn hay.
1.1. Yêu cầu về nội dung: 
a) Trước hết phải có ý đầy đủ và đúng (đúng theo yêu cầu của đề và đúng về kiến thức).
b) Ý đúng không đủ, phải hay nữa. Ý hay là ý mới, sâu sắc, ý riêng.
c) Phân loại ý và phương pháp phát triển ý trong một bài văn: 
- Ý thuộc các kiểm bài khác nhau: nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
- Các cấp độ ý: đề tài, chủ đề, luận đề, luận cứ.
- Cách phát triển ý cho bài văn: Yêu cầu của việc phát triển ý và các cách phát triển ý.
1.2. Yêu cầu về hình thức, cách diễn đạt về hành văn
- Thế nào là hành văn hay.
- Một số phương thức, thủ pháp khai thác khả năng nghệ thuật của ngôn từ tạo nên cái hay trong hành văn.
2. Luyện tập, thực hành
a) Nhận diện và phân tích cái hay trong một đoạn văn, một bài văn hay.
b) Luyện tập phát triển ý theo các kiểu bài : nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là một bài văn hay, các yếu tố tạo nên bài văn hay từ nội dung (lập ý) đến hành văn…
- Hiểu thế nào là ý của một bài văn, các cấp độ của ý và các loại ý ứng với từng kiểu bài, và nắm được cách phát triển ý cho các kiểu văn bản.
2. Kỹ năng
- Biết đánh giá đoạn văn, bài văn hay và biết phân tích những yếu tố tạo nên cái hay của đoạn văn hay bài văn.
 - Biết lập ý cho bài văn theo các kiểu văn bản khác nhau đã học và biết phát triển ý : từ luận đề triển khai ra luận điểm, từluận điểm, xác lập luận cứ.
- Biết cách thức tạo ra đoạn văn, bài văn hay
3. Thái độ
Có ý thức và quyết tâm rèn luyện viết văn hay 
- Cung cấp mẫu về ý hay và đoạn văn, bài văn hay. 
- HS đọc tài liệu lí thuyết và những mẫu văn hay, suy nghĩ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn, tự mình rút ra kết luận thế nào là ý hay, bài văn hay.
- Thực hành lập ý và tập viết một bài văn hay theo tiêu chuẩn hay: có ý hay, phát triển ý tốt, hành văn hay.



Chuyên đề 12: Đề văn: phân tích và luyện tập
Số tiết: 05

Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Thế nào là một đề văn 
2. Các dạng đề văn cho học sinh giỏi
2.1. Các dạng đề theo phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
a) Đề bình thường
b) Đề mở
2.2. Các dạng đề nghị luận
a) Đề bình thường
b) Đề mở
2.3. Đề vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt
3. Nhận diện và phân tích một đề văn.
a) Nhận diện về dạng đề
b) Phân tích yêu cầu của đề : trọng tâm vấn đề (ND) và phương thức biểu đạt ( phương thức chính và phương thức kết hợp); thao tác nghị luận chính và thao tác kết hợp...
4. Thực hành nhận diện và phân tích đề.

1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là một đề văn, cấu trúc một đề văn; 
- Nắm được các dạng đề văn cho học sinh giỏi, yêu cầu về nội dung và h ình thức có gì khác so với đề văn bình thường.
- Hiểu các yêu cầu và cách phân tích một đề văn.
2. Kỹ năng
- Biết nhận diện một đề văn
- Biết phân tích một đề văn
- Có kĩ năng nhận diện và phân tích đề văn thành thạo
3. Thái độ
Có ý thức và tìm hiểu và luyện tập trong việc phân tích đề văn .
- Cung cấp các dạng đề văn đa dạng và phong phú , chú ý dạng đề mở.
- HS đọc tài liệu lí thuyết và các dạng đề văn, suy nghĩ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn, tự mình rút ra kết luận về đề văn và các dạng đề văn.
- Thực hành nhận diện và phân tích các dạng đề văn, chú ý các dạng đề cho học sinh giỏi.
IV. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

4.1 Kế hoạch dạy học
Thời lượng dạy học dành cho đối tượng HS chuyên văn là 150 % so với HS học theo Chương trỡnh nâng cao. Thời lượng tăng thêm là 2tiết/ tuần, mỗi học kì học 35 tiết chuyên đề, tổng cả năm là 70 tiết. Thời lượng mỗi chuyên đề đã được quy định cụ thể. Với thời lượng trên, các chuyên đề này tập trung nhiều cho hai phần Văn học và Làm văn. Chuyên đề tiếng Việt chủ yếu theo hướng vận dụng, thực hành, không nêu thêm lí thuyết. Giáo viên nên sắp xếp chuyên đề có nội dung tương ứng với nội dung của SGK để thuận tiện trong việc dạy học các nội dung chuyên sâu. 
Kế hoạch dạy học nên thực hiện linh hoạt, không cứng nhắc, nhằm đạt hiệu quả cao.
4.2 Nội dung dạy học
 Nội dung dạy học chuyên sâu môn Ngữ văn cho trường THPT chuyên được xây dựng trên các căn cứ cơ bản sau đây: 
- Mục tiêu đào tạo và quy chế của trường chuyên đã ban hành
- Nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao 
- Văn bản Hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên- trường THPT chuyên ( năm 2001) của Bộ GD&

File đính kèm:

  • docNgu van.doc