Chương trình ôn thi tốt nghiệp đợt 1 lớp 12

doc67 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình ôn thi tốt nghiệp đợt 1 lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương trình ôn thi tốt nghiệp đợt 1 lớp 12 


STT
Tên bài

Tiết
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7 
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Lý thuyết
Vi hành
Chiều tối( Mộ)
Giải đi sớm( Tảo giải)
Mơi ra tù, tập leo núi ( Tân xuất ngục học đăng sơn)
Kiểm tra bài viết số 1
Câu hỏi phụ 2 điểm
Đôi mắt
Tây Tiến
Đất nước- Nguyễn Đình Thi
Kiểm tra bài viết số 2
Vợ chồng Aphủ
Mùa lạc
Câu hỏi phụ 2 điểm
Vợ nhặt
Tâm tư trong tù
Kiểm tra bài viết số 3
Tổng
1
2-3
4
5
6
7-8
9-10
11-12
13
14
15-16
17-18
19
20
21
22
23-24
1
2
1
1
1
2
2
2
1
1
2
2
1
1
1
1
2
24 tiết

Giáo viên tham gia giảng dạy Kí duyện của BGH

1. Dương Thị Thu Huyền



2. Trần Thị Lam



3. Đỗ Thanh Mai
 

 







 Tiết 1: Lý thuyết
A. Hướng dẫn ôn tập về mặt lý thuyết:
I. Tác phẩm cụ thể:
- Nắm được nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm thơ văn, giá trị tác phẩm.
- Thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn tiêu biểu, nếu là truyện ngắn thì phải tóm tắt được nội dung tác phẩm.
- Tập hợp tác phẩm theo từng nhóm cùng đề tài, chủ đề.
II. Bài khát quát VHVN:
- Nắm được đặc điểm và quá trình phát triển của từng giai đoạn văn học .
- Các trào lưu văn học, xu hướng văn học.
- Những thành tựu và hạn chế của từng giai đoạn , từng thời kì văn học.
III. Các tác gia văn học:
Nắm được tiểu sử( cuộc đời, con người) quá trình sáng tác, tác phẩm tiêu biểu và đặc biệt là phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của nhà văn, nhà thơ ấy.
IV. kỹ năng làm văn:
- Hiểu rõ đặc trưng của từng thể loại văn học.
- Xác định rõ yêu cầu của đề-> định hướng kết cấu bài viết.
- Diễn đạt : ngắn gọn ,đúng, đủ hay.
- Dùng từ : đúng nghĩa ,đúng phong cách.
- Chữ viết: tõ ràng, sạch sẽ, đúng chuẩn chính tả.
V. Các dạng đề:
- Đề nổi: Nêu lên yêu cầu cụ thể, có định hướng cho người viết.
- Đề chìm: Nêu khái quát, không có yêu cầu trực tiếp, cụ thể-> buộc phải phân tích đề để làm rõ yêu cầu của đề.
- Các dạng đề thường gặp.
+ Yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm.
+ Yêu cầu phân tích 1 khía cạnh của tác phẩm.
+ Yêu cầu nhân vật trong tác phẩm.
+ Tổng hợp vấn đề trong những tác phẩm cùng nhóm, cùng chủ đề.
+ So sánh hai tác phẩm, 2 nhân vật, 2 hình tượng...
B. Ôn tập cụ thể từng tác phẩm dưới dạng đề cương:

 Tiết 2-3: Vi hành
A. Đề bài:
	 Trong truyện ngắn " Vi hành", NAQ đã sáng tạo nên 1 tình huống độc đáo:Đôi trai gái người Pháp nhầm tác giả là vua Khải Định đang đi vi hành.
Anh ( chị ) hãy nêu ý nghĩa của tình huống độc đáo nói trên.
B. Hướng dẫn làm bài:
- Đề bài thiên về nghệ thuật tạo tình huống truyện.Vì vậy HS phải chọn được dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm để làm rõ ý nghĩa của tình huống truyện.
- Phải hiểu được ý nghĩa nhan đề của truyện.
C. Yêu cầu về kiến thức:

I. Đặt vấn đề:( Cần phải nêu được 2 ý)
	- Nêu khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
	- ý nghĩa của tình huống truyện-> tác giả muốn châm biếm, đả kích tên vua bù nhìn bán nước.
II. Giải quyết vấn đề:( Phải đảm bảo những kiến thức sau)
1. Giải thích ý nghĩa của nhan đề:
	- Nghĩa thực: chỉ con đường đi nhỏ hẹp.
 chỉ chuyến đi bí mật không muốn ai biết( các bậc vua chúa ngày xưa cải trang làm dân thường đi vi hành với mục đích cao đẹp).
	- Nghĩa bóng: Khải Định đi vi hành lén lút, mờ ám, vụng trộm, làm hại đến quốc thể, làm nhục cho đồng bào-> tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích.

2. Tình huống truyện độc đáo:
- Nhân vật Khải được miêu tả qua tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp "Đã nhầm lẫn nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định đang đi vi hành" +Giúp tác giả có điều kiện lắng nghe dư luận của người dân nước Pháp về vị vua nước An Nam.
+ Đặc biệt Khải Định không cần xuất hiện trực tiếp trong truyện song hắn vẫn hiện lên rõ nét và sinh động: là 1 ông vua bù nhìn, 1 con rối với trang phục rườm rà, lố lăng" Chục cái chụp đèn...đeo lên người đủ cả bộ hạt cườm"; điều đó thể hiện lối sống xa hoa, kệch cỡm, vô học thiếu văn hoá . không những vậy bộ dạng của hắn thì xấu xí, thô kệch" đôi mắt xếch, cái mũi tẹt, mặt bủng như vỏ quả chanh" . Hành động cử chỉ " lúng ta lúng túng, hành vi lén lút, mờ ám" không mang phong thái của vị hoàng đế.
- Sự nhầm lẫn cứ tăng dần lên về số lượng người nhầm lẫn và số người bị nhầm lẫn. + Mọi người dân Pháp cũng nhầm lẫn, họ cho rằng " tất cả những ai da vàng, mũi tẹt, mắt xếch " đều là Khải Định-> Họ chú ý đến hắn chỉ vì hiếu kì, tò mò-> đón tiếp với thái độ kính trọng" hắn đấy! Xem hắn kìa!"-> mỉa mai, châm biếm.
+ Thậm chí ngay cả đến Chính phủ Pháp cũng không nhận ra đâu là khách thật của mình nữa" liệt tất cả những người An Nam yêu nước trên đất Pháp vào hàng vua chúa và phái đoàn tuỳ tùng đi hộ giá tuốt"
=> Tình huống này đã góp phần bộc lộ tư tưởng của tác phẩm, làm cho nhân vật hiện lên một cách khách quan, câu truyện trở nên éo le, trơ trẽn, hài hước đầy kịch tính tạo sự bất ngờ, hấp dẫn.

3. Giá trị nghệ thuật:
- Truyện được viết dưới hình thức bức thư.
+ Thể văn tổng hợp phóng túng-> đễ thay đổi giọng điệu chuyển cảnh
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng lại có tính châm biếm sắc sảo.
- mâu thuẫn gây cười:Địa vị to lớn của một đấng hoàng thượng, 1 thượng khách nước Pháp ><thực chất một tên vua bù nhìn, lố lăng, đốn mạt, một con rối,một trò giải trí rẻ tiền bị người Pháp khinh bỉ, dè bỉu.

III. Kết thúc vấn đề:
	- Nêu khái quát ý nghĩa của tình huống truyện .
	- Giá trị nghệ thuật của truyện



Tiết 4:Chiều tối
A. Đề bài:
	Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ" Chiều tối"( Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh.
B. Định hướng:
-Phân tích bài thơ đi từ nghệ thuật -> nội dung .
- Phải hiểu được thế nào là cổ điển và thế nào là hiện đại.
-Yêu cầu phải xác định được các yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại trong bài thơ
C. Yêu cầu về kiến thức:
I. Đặt vấn đề:
	 - Khái quát vài nét về phong cách nghệ thuật của HCM trong các sáng tác
	- Bài thơ " Chiều tối" thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.
II. Giải quyết vấn đề:
1. vẻ đẹp cổ điển:
- Trong bài thơ HCM đã sử dụng h/ả " cánh chim, chòm mây" để diễn tả không gian và thời gian-> h/ả rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.(lấy một vài VD)
 + Trong ca dao:" Chim bay về núi tối rồi"
 + trong truyện Kiều:" Chim hôm thoi thót về rừng"
 + Trong Tràng giang: "Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa"
 + Trong thơ của bà huyện Thanh Quan:" Ngàn mai gíp cuốn chim bay mỏi".
- Mặc dù phải trải qua một ngày đi đường vất vả, trời đã về chiều mà vẫn chưa được nghỉ,thế nhưng h/ả con người hiện lên trong bài thơ vẫn hết sức ung dung, thư thái.
- Đặc biệt trong bài thơ ta còn bắt gặp một bút pháp nghệ thuật quen thuộc -> chỉ dùng vài nét chấm phá, gợi tả mà Bác đã ghi lại được linh hồn của tạo vật.

2. Vẻ đẹp hiện đại:
- Trong thơ ca xưa, con người thường trở nên nhỏ bé, nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn( bài thơ" Qua đèo ngang" của bà Huyện Thanh Quan). Nhưng trong bài thơ " Chiều tối", hình ảnh người lao động" cô gái xay ngô" đã nổi bật lên và trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
- Không những thế trong bài thơ này ta còn nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động. Đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui, từ cô đơn lạnh lẽo sang ấm áp sum vầy.

III. Kết thúc vấn đề:
- Bài thơ thể hiện lòng nhân ái bao la của Bác.
- Bài thơ là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa2 yếu tố cổ điển và hiện đại.







Tiết 5: Giải đi sớm

A. Đề bài:
	Anh ( chị ) hãy phân tích bài thơ " Giải đi sớm" ( Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh.
B. Định hướng:
- Phân tích bài thơ để thấy rõ tình yêu thiên nhiên say đắm, ý chí, nghị lực và niềm tin vào tương lai tươi sáng của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh tù đầy.
- Bài 1 tả cảnh người tù bị giải đi trong đêm tối, bài 2: vào lúc rạng đông. Nếu tách riêng mỗi bài đều có giá trị độc đáo. 
C. Yêu cầu về kiến thức:
I. Đặt vấn đề:
	- Giới thiệu khái quát vài nét về tập thơ " Nhật kí trong tù"
	- Tảo giải là bài thơ tiêu biểu nhất được Bác viết trong hoàn cảnh chuyển lao.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Khổ 1:
- Mở đầu là 1 câu thơ tả thực giới thiệu thời gian quá nửa đêm, thời điểm người tù bị giải đi. Một ngày đày ải nặng nề bắt đầu quá sớm-> cảnh vật hoàn toàn vắng lặng im lìm sau tiếng gà gáy 1 lần, không gian toàn bóng đêm tĩnh mịch.
- Câu thơ 2:xuất hiện h/ả" trăng, sao" -> xua tan đi bóng tối của đêm dài, h/ả thơ đẹp đẽ sinh động thể hiện 1 tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm.
- Sang đến câu thơ thứ 3-4 bắt đầu thấy xuất hiện h/ả con người trong tư thế chủ động sẵn sàng đón nhận gió rét khắc nghiệt của đêm khuya, dứt khoát cất bước dù đường xa, gian nan nối tiếp gian nan . Hai từ" nghênh diện" khắc hoạ h/ả người tù với tư thế hiên ngang, bất khuất kiên cường, tư thế luôn chủ động vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn gian khổ.
=> Khẳng định ý chí, nghị lực phi thường , cốt cách chiến sĩ của ngừơi tù toát lên chí khí kiên cường, tinh thần chủ động -. Chất thép, tinh thần thép. 

2. Khổ 2: Có sự chuyển cảnh tài tình.
- ấn tượng mở đầu khổ thơ là vẻ bừng sáng của cả vũ trụ báo hiệu buổi bình minh của 1 ngày mới bắt đầu.Bình minh thay cho bóng tối , màu hồng và hơi ấm dường như đã xua tan đi bóng tối của đêm dài.
-> thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn luôn hướng về tương lai tươi sáng.
- Hơi ấm của buổi bình minh lan toả khắp không gian vũ trụ rộng lớn, sưởi ấm tâm hồn lạnh giá của con người, sưởi ấm trái tim của người tù.
- Từ "chinh nhân"->" hành nhân"-> mọi gian nan vất vả dường như đã tiêu tan trong khoảnh khắc, người tù đã trở thành người tự do trong lòng dạt dào cảm hứng thơ ca.
=> Hình tượng thơ có sự vận động đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ buồn đến vui, từ khắc nghiệt đến hiền hoà ấm nóng.

III. Kết thúc vấn đề:
 Bài thơ thể hiện một nghị lực vững vàng, một tinh thần lạc quan yêu đời, yêu thiên hiên, một phong thái ung dung tự tại luôn làm chủ hoàn cảnh.

Tiết 6: Mới ra tù, tập leo núi

 A. Đề bài:
	Đề 1: Anh ( chị ) hãy phân tích bài thơ" Mới ra tù tập leo núi" của Hồ Chí Minh.
	Đề 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ.
B. Định hướng:
	 - đề 1 phân tích bài thơ để thấy được : Bài thơ là 1 bức tranh thiên nhiên trong sáng và bao trùm bài là tâm hồn sáng trong, thuỷ chung, là bản lĩnh kiên cường của nhà Cm vĩ đại HCM. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ qua sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.
	- Đề 2: Phân tích đi từ NT-> ND .Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện ở đề tài ,bút pháp miêu tả nhân vật trữ tình. Tinh thần hiện đại thể hiện qua trạng thái tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật=> 2 yếu tố kết hợp thành một chỉnh thể tậo nên vẻ đẹp cho toàn bài thơ.
C. Yêu cầu về kiến thức:

I. Đặt vấn đề:
	- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ( T9/43 HCM được trả lại tự do sức khoẻ yếu , chân tay mỏi mệt, ...)
	- Thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ:
- Đề tài: " Lên núi, nhớ bạn"( đăng sơn , ức hữu) là đề tài phổ biến và ưa thích trong trong thơ ca truyền thống Trung Quốc , Việt Nam đã được HCM sử dụng trong bài thơ " Học đăng sơn, ức cố nhân". 
- Điểm nhìn thiên nhiên: Nhìn từ cao, từ xa bao quát cả 1 không gian rộng lớn, gồm cả trời mây non nước.
- Bút pháp miểu tả thiên nhiên cũng rất quen thuộc: Phóng bút ghi bằng vài nét chấm phá vẻ đẹp tiêu biểu và linh hồn của tạo vật. Một nét vẽ mây và núi-> gợi tả được vẻ đẹp của núi cao, một nét vẽ dòng sông trắng xoá chảy dưới chân núi phản chiếu ánh trời như một tấm gương sáng trong không chút bụi mờ=> Hai nét vẽ cân đối hài hoà gồm cả cao lưu và sơn thuỷ tạo ra 1 bức tranh thuỷ mặc .
- Màu sắc cổ điển còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình với phong thái ung dung nhàn tản đi giữa trời mây non nước-> đây là phong thái 1 nhà hiền triết thời xưa( VD Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Am Bạch Vân).
2. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ:( Bài thơ ngời sáng tinh thần thời đại)
- Lòng yêu nước thiết tha và tâm hồn trong sáng của nhà thơ:
+ Bài thơ được gửi về nước có kèm theo mấy chữ vắn tắt" ở bên này bình yên" -> ngụ ý nhắn tin nói lên lòng yêu nước, mong mỏi được về ngay với đồng chí đồng bào để tiếp tục hoạt động CM của Bác.
+ Hình ảnh ẩn dụ " Lòng sông- lòng người"-> Vẻ đẹp sáng trong của dòng sông phản chiếu ánh trời hay phản chiếu tâm hồn của nhà thơ: Trải qua bao ngày tháng bị đày ải trong tù, lương tâm CM của HCM vẫn sáng trong như gương không chút bụi-> Tấm lòng thủy chung với CM.=> Từ đó ta có thể thấy đây đâu phải chỉ là chuyện " đăng sơn , ức hữu " chung chung nào mà là nỗi lòng canh cách ngóng trông về Tổ quốc, nóng lòng mong mỏi được bay về với đồng bào, đồng chí ở phía trời Nam.-> tâm hồn của 1 chiến sĩ chứ không phải tâm hồn của 1 ẩn sĩ.
- Tinh thần thép của bài thơ: dựa vào nhan đề của bài thơ thì đây có thể là 1 cuộc leo núi vất vả gian nan, nặng nhọc lê đi từng bước, thân hình tiều tuỵ-> h/ả trong thơ lại hiện lên ung dung thanh thản, đặc biệt con người đi giữa trời mây non nước mà không cảm thấy bơ vơ nhỏ bé.-> tinh thần vượt lên mọi đau đớn thể chất,thể hiện một nghị lực phi thường, một tinh thần thép vĩ đại.

III. Kết thúc vấn đề:
- Bài thơ đẹp bởi sắc màu cổ điển khiến nó giống mọt bài đường thi xưa.Nó lại càng đẹp hơn bởi tinh thần thời đại.
- Nhưng đẹp nhất là sự kết hợp hài hoà 2 vẻ đẹp đó trong hình tượng thơ để làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của phong cách thơ HCM.

Tiết 7-8: Kiểm tra bài viết số 1
A. Đề bài:
	Phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn " Vi hành" của NAQ.
B. đáp án:
1. Tình huống truyện độc đáo:
- Truyện được xây dựng trên cơ sở một sự nhầm lẫn độc đáo thú vị và đầy sáng tạo đó là" Đôi trai gái người Pháp trên chuyến tàu điện ngầm đã nhầm tưởng nhân vật tôi trong truyện là vua khải định - vị hoàng đế nước An Nam đang đi vi hành" 
+ hình ảnh Khải Định hiện lên rõ nét Hình dáng
 Trang phục
	 Cử chỉ, hành động
-> Một kẻ nhu dốt, lố lăng , thiếu văn hoá, một con rối, một trò giải trí rẻ tiền. Đả kích, châm biếm tên vua bù nhìn , bán nước .
+ Sự nhầm lẫn trầm trọng: công chúng Pháp , chính phủ Pháp cũng nhầm lẫn họ cho rằng tất cả người dân yêu nước trên đất pháp đều là Khải Định.-> vạch trần luận điệu bịp bợm, xảo trá của Chính phủ Pháp( Mượn chiêu bài khai hoá để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta)
2. Hình thức nghệ thuật của truyện:
- Truyện được viết dưới dạng một bức thư- một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu-> Người viết có thể chuyển cảnh đổi giọng, liên hệ tạt ngang và so sánh thoái mái, tự nhiên. 
- Lựa chọn hình thức viết thư còn chứng tỏ sự thông minh sắc sảo trong lối viết của Bác.

Tiết 9-10: Câu hỏi 2 điểm

A. Đề bài:
	Câu 1: Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch HCM?
	Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn " Vi hành"- Nguỹên ái Quốc?
	Câu 3: Tập " Nhật kí trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
	Câu 4: Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề "đôi mắt" đối với sự nghiệp sáng tác văn chương của các tác giả ở thời điểm mà tác phẩm ra đời cũng như đối với hôm nay?
	Câu 5:Anh( Chị ) hãy cho biết tác phẩm " Tuyên ngôn Độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
B. Định hướng:
- Đối với câu 2,3,5 thì phải nắm được hoàn cảnh ra đời của tàng tác phẩm.
- Đối với câu 1: phải hiểu được quan điểm sáng tác của HCM qua từng tác phẩm đã học.
- Câu 4 : phải biết được vấn đề đôi mắt của nhà văn trong hoàn cảnh kháng chiến.
C. Yêu cầu về kiến thức:

Câu1: Sinh thời ,Bác không nhận mình là nhà văn, nhà thơ, nhưng do hoàn cảnh công việc, Người đã lấy thơ văn để phục vụ sự nghiệp CM. Qua các bài viết và nói của Người về, qua những sáng tác cụ thể của Người, có thể thấy quan điểm sáng tác của Người tập trung vào mấy điểm sau:
 	 Bác xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần đấu tranh phát triển xã hội:
	"Nay ở trong thơ nên có thép
	 Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
	( cảm tưởng đọc" Thiên gia thi")
	Bác đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Người yêu cầu nhà văn, nhà báo phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Cách viết như thế nào?Người chú ý quan hệ và phổ cập nâng cao trong văn nghệ, liên quan đến ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
	Bác quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực CM. Ngôn ngữ phải chọn lọc, tránh lối viết cầu kì xa lạ.

Câu 2: 
	Đầu năm 1923, Chính phủ Pháp mời Khải Định sang Macxây dự đấu xảo thuộc địa nhằm phục vụ cho chiêu bài tán dương chính phủ Pháp và ru ngủ quần chúng Pháp. Để vạch mặt Khải Định và bọn quan thầy Pháp, Đồng thời cũng cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ đoạn xảo trá của bọn cai trị ở thuộc địa, Nguyễn ái Quốc đã viết truyện ngắn" Vi hành" . " Vi hành được viết bằng Pháp vă, đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm được viết bằng bút pháp hiện thực phê phán trào phúng rất hợp với sở thích của độc giả Pháp thời kì đó.

Câu 3: 
	Tháng 8/1942, Bác lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam để tranh thủ viện trợ của thế giới. Ngày 29/8/1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại Túc Vinh. Mười ba tháng ở tù, bị giải đi gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, người đã viết 133 bài thơ chữ Hán trong cuốn sổ tay mà Người đặt tên là " Ngục trung nhật kí"( nhật kí trong tù).

Câu 4:
	"Đôi mắt" là một tác phẩm có tính chất luận đề. Vấn đề mà nhà văn muốn nói ở đây là vấn đề quan điểm, lập trường, tư tưởngcủa văn nghệ sĩ đối với cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và đối với quần chúng nhân dân. " Đôi mắt' là cách nhìn nhân cuộc sống, nhìn nhận con người. Vì vậy là một người nghệ sĩ, đôi mắt không thể thiên lệch , cũ kĩ, lạc hậu.

Câu 5:
	 Mùa thu năm 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân thì ở miền Nam thực dân Pháp được sự giúp sức của quân đôi Anh( thay mặt phe Đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 2 vào giải giáp quân đội Nhật bại trận) đang tiến vào Đông Dương. ở miền Bắc, bọn Tàu Tưởng tay sai của đế quốc Mĩ, cũng đang ngấp nghé ngoài biên giới. Hồ Chủ tịch biết rõ hơn ai hết: do mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ, Pháp với Liên xô ; Anh, Mĩ có nhiều khả năng sẽ nhượng bộ cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Pháp đã tung ra luận điệu: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp có công lao khai hoá đất nước này. Bởi thế khi phát xít Nhật đã bị Đồng Minh đánh bại, việc Pháp trở lại Đông Dương là một lẽ đương nhiên.
	Vì vậy , ngày 28/8/1945 Bác từ chién khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9 năm đó, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đọc bản " Tuyên ngôn Độc lập" trước hàng chục vạn đồng bào.

Tiết 11-12: Đôi mắt

A. Đề bài:
	Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích, so sánh về lối sống và tính cách của 2 nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn " Đôi mắt"- Nam Cao.
	Đề 2: Phân tích nhân vật Hoàng để làm sáng tỏ ý nghĩa nhan đề "Đôi mắt" của Nam Cao.
B. Định hướng:
	Đề1: So sánh cách nhìn của Hoàng và Độ đối với người nông dân , cuộc kháng chiến.Đồng thời so sánh cả về lối sống và nhân cách của hai nhà văn này để từ đó làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Vậy cần phải nắm được những chi tiết , dẫn chứng tiêu biểu.
	Đề 2: Đi sâu phân tích những đặc điểm của nhân vật Hoàng- 1 hình tượng điển hình sống động mà Nam Cao xây dựng trong truyện ngắn này. Hoàng tiêu biểu cho lớp văn nghệ sĩ sống xa lạ, lạc lõng trước hiện thực c/s mới trên đất nước ta những năm đầu kháng chiến chống Pháp.Phân tích nhân vật Hoàng để thấy rõ tuyên ngôn nghệ thuật mà Nam Cao muốn gửi gắm-> từ đó chỉ ra nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật này.
B. Yêu cầu về kiến thức:
I. Đặt vấn đề:
 - "Đôi mắt" là truyện ngắn mang tính chất tuyên ngôn của Nam Cao trong những năm đầu tham gia kháng chiến . Trong truyện ngắn này tác giả đã đặt ra hàng loạt vấn đề quan trọng, mang ý nghĩa thời sự như : ý thức công dân, cách nhìn nhận của nhà văn đối với quần chúg...
- Để lý giải những vấn đề trên Nam Cao đã xây dựng thành công 2 nhân vật đều là nhà văn nhưng lại có 2 cách" nhìn đời, nhìn người khác nhau" . Đó là nhà văn Hoàng và nhà văn Độ. 
II. Giải quyết vấn đề:
1. So sánh cách nhìn của Hoàng và Độ đối với quần chúng.
	- Hoàng là 1 nhà văn thuộc" lớp đàn anh " của Độ, hai người đã từng quen nhau từ trước CM. Lúc kháng chiến bùng nổ, anh ta cũng đi kháng chiến nhưng thực chất là đi tản cư, chạy loạn. sống trong hiện thực đầy sôi động của dân tộc nhưng anh ta không hề thay đổi quan niệm và cách sống của mình.Anh ta vẫn nhìn đời va nhìn người bằng đôi mắt đố kị thiển cận, lệch lạc. Trong lần gặp gỡ Độ ở vùng tản cư, hai vợ chồng Hoàng thi nhau nói xấu người nhà quê. Dưới con mắt của Hoàng người nhà quê là những kẻ vừa ngố vừa nhặng xị , vừa ngu dốt vừa tò mò và tàn nhẫn->cách nhìn của Hoàng đối với quần chúng là cách nhìn đời từ 1 phía, chỉ thấy cái ngố bề ngoài mà không thấy cái nguyên cớ thật đẹp bên trong. 
	- Ngược lại, Độ có cái nhìn quần chúng đầy tin yêu, trân trọng, toàn diện. Độ cũng thấy những hạn chế của người nông dân nhưng điều quan trọng hơn là anh nhìn thấy bản chất CM của quần chúng, sức mạnh của quần chúng. Với cách nhìn ấy, càng tiếp xúc với quần chúng, Độ càng phát hiện những bản chất tốt đẹp của họ, càng tin ở họ và học được ở họ rất nhiều.
2. so sánh cách nhìn của Hoàng và độ đối với kháng chiến.
	- Hoàng nhìn kháng chiến bằng đôi mắt của người ngoài cuộc. Anh ta không chịu tham gia bất cứ việc gì, kể cả việc dạy bình dân học vụ. Anh ta chấp nhận để người nông dân gọi mình là phản động chứ không chịu cộng tác với " mấy ông tự", " mấy bố uỷ ban".-> Từ cái nhìn thiếu niềm tin ở quần chúng , Hoàng thiếu niềm tin ở cuộc kháng chiến. Trong khi nói chuyện với Độ Hoàng đã bộc lộ: " ấy đấy! tôi bi lắm! cứ quan sát kĩ thì rất nản". Anh ta bi quan chán nản vì không nhìn thấy sức mạnh quần chúng. Nếu có tin anh ta chỉ tin cá nhân lãnh tụ .
	- Còn Độ là nhà văn tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng làm bất cứ việc gì có lợi cho CM. Luôn tự coi mình là người trong cuộc, Độ đã lăn lộn trong hiện thực cuộc sống, cuộc kháng chiến: làm việc trong xưởng in với công nhân, sẵn sàng làm anh tuyên truyền viên " nhãi nhép". Với cách sống đó, Độ luôn tin tưởng thắng lợi của cuộc kháng chiến. Anh vừâ thấy được vai trò quan trọng của lãnh tụ vừa nhìn thấy được sức mạnh của quần chúng, nhân dân trong cuộc kháng chiến.
3. So sánh lối, nhân cách của Hoàng và Độ.
	Hai nhà văn Hoàng và Độ có 2 cách nhìn đời , nhìn người khác nhau là do mỗi người có một lối sống, một nhân cách khác nhau.
	- Hoàng là loại người tri thức trưởng giả mà lối sống và quyền lợi gắn chặt với xã hội cũ. Anh ta là nhà văn nhưng cũng là " tay chợ đen rất tài tình". Anh ta luôn xoay xở để có được cuộc sống sung túc, đầy đủ.Trong lúc các văn hữu đói vàng cả mắt, mỗi người chỉ còn nắm xương thì Hoàng vẫn có đủ 3 lạng thịt bò cho chó Tây. Đi tản cư anh ta vẫn kiếm được cả 1 dinh cơ riêng, vẫn say mê tổ tôm và Tam quốc chí, vẫn chăn ấm đệm êm, mặc cho thiên hạ kháng chiến. Anh ta là kẻ đố kị không thừa nhận ai và sẵn sàng ' đá bạn" bất cứ lúc nào. Hoàng còn là kẻ cơ hội khi cần còn có thể làm những việc đê tiện. Trong kháng chiến anh ta vẫn là người ngoài cuộc, chỉ biết quan tâm đến cuộc sống cá nhân. Hoàng là đại biểu cho lớp tri thức" chẳng yêu 1 cái gì, chẳng làm gì ... chỉ tài chửi đổng"
	- Độ là nhà văn tiêu biểu cho lớp tri thức tiến bộ, nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống của nhân dân, của dân tộc, gắn bó với CM, với kháng chiến. Nhờ có lối sống tích cực, lành mạnh, nhờ có nhân cách trong sáng, Độ đã tìm được những cảm hứng mới cho văn nghệ. 
4. ý nghĩa của truyện:
	Xây dựng 2 nhân vật cùng là nhà văn nhưng lại có cách nhìn đời và nhìn người khác nhau, Nam Cao đã góp thêm tiếng nói tích cực kịp thời vào quá trình " tìm đường", "nhận đường" của văn học CM-> Từ đó NC đã đặt ra vấn đề: phải thay đổi cách nhìn đời, nhìn người cũ kĩ, lệch lạc như Hoàng. Có thay đổi được cách nhìn ( thế giới quan và nhân sinh quan) thì nhà văn mới thay đổi được cách viết, mới tìm thấy ảm hứng mới, nhân vật mới cho sáng tác của mình.

III. Kết thúc vấn đề:
	Qua 2 nhân vật Hoàng và Độ , người đọc còn thấy được tài năng của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật. Tác giả trình bày quan điểm tư tưởng và nghệ thuật thông qua hình tượng nhưng hình tượng nhân vật vẫn sinh động hấp dẫn, đầy sức thuyết phục, chứ không phải cái loa phát ngôn cho tác giả. Đó là 1 thành công đáng ghi nhận của Nam Cao trong tác phẩm " Đôi mắt". 

	Đề 2: Khi phân tích nhân vật Hoàng cần chú ý những đăc điểm sau.

 - Ngoại hình, dáng điệu: béo núng nính, điệu bộ kiểu cách gợi đến sự thừa mứa và cầu kì trong cuộc sống.
- Tính cách: trong quá khứ, Hoàng có tật đá bạn, ghen ghét đố kị với những ai hơn mình. Hiện tại Hoàng

File đính kèm:

  • docde cuong on thi tot nghiep 12.doc
Đề thi liên quan