Chương trình ôn thi tốt nghiệp lớp 12

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình ôn thi tốt nghiệp lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng tr×nh «n thi tèt nghiÖp líp 12



STT
Tªn bµi


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM 
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
- Tây Tiến – Quang Dũng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Tác gia Tố Hữu	
- Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm	
- Sóng – Xuân Quỳnh	
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Tác gia Nguyễn Tuân	
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
- Vợ nhặt – Kim Lân	
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ	
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
- Thuốc - Lỗ Tấn	
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê	
Câu II (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
- Tây Tiến – Quang Dũng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu	
- Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm	
- Sóng - Xuân Quỳnh	
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân	
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân	
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ	
- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1/12/ 2003 – Cô-phi An-nan	
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (trích) - Trần Đình Hượu	


Lý thuyết
A. Hướng dẫn ôn tập khái quát:
I. Tác phẩm cụ thể:
- Nắm được nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm thơ văn, giá trị tác phẩm.
- Thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn tiêu biểu, nếu là truyện ngắn thì phải tóm tắt được nội dung tác phẩm.
- Tập hợp tác phẩm theo từng nhóm cùng đề tài, chủ đề.
II. Bài khát quát VHVN:
- Nắm được đặc điểm và quá trình phát triển của từng giai đoạn văn học .
- Các trào lưu văn học, xu hướng văn học.
- Những thành tựu và hạn chế của từng giai đoạn , từng thời kì văn học.
III. Các tác gia văn học:
Nắm được tiểu sử( cuộc đời, con người) quá trình sáng tác, tác phẩm tiêu biểu và đặc biệt là phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của nhà văn, nhà thơ ấy.
IV. kỹ năng làm văn:
- Hiểu rõ đặc trưng của từng thể loại văn học.
- Xác định rõ yêu cầu của đề-> định hướng kết cấu bài viết.
- Diễn đạt : ngắn gọn ,đúng, đủ hay.
- Dùng từ : đúng nghĩa ,đúng phong cách.
- Chữ viết: tõ ràng, sạch sẽ, đúng chuẩn chính tả.

V. Các dạng đề:
- Đề nổi: Nêu lên yêu cầu cụ thể, có định hướng cho người viết.
- Đề chìm: Nêu khái quát, không có yêu cầu trực tiếp, cụ thể-> buộc phải phân tích đề để làm rõ yêu cầu của đề.
- Các dạng đề thường gặp.
+ Yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm.
+ Yêu cầu phân tích 1 khía cạnh của tác phẩm.
+ Yêu cầu nhân vật trong tác phẩm.
+ Tổng hợp vấn đề trong những tác phẩm cùng nhóm, cùng chủ đề.
+ So sánh hai tác phẩm, 2 nhân vật, 2 hình tượng...
B. Ôn tập cụ thể từng tác phẩm dưới dạng đề cương:


1
VỢ CHỒNG A PHỦ (trích) - Tô Hoài
1. Tác giả
 -Tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. 
 - Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có “Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”,…
 -Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.
2. Hoàn cảnh sáng tác :
+ Năm 1952,Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc- Truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến đi đó
+Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (Cứu đất cứu Mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ. )
®thể hiện cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách PK-TD, họ đã vùng lên tìm sự sống –CM đã đến & họ thức tỉnh .
3. Tóm tắt:Chuyện kể về Mỵ và A Phủ.
-Mỵ là một cô gái nghèo trẻ,đẹp,có khát vọng tự do,hp ,bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.Ở nhà PáTra Mỵ sống như một cái xác không hồn “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”… 
-A Phủ,một chàng trai khoẻ mạnh,lao động giỏi,đi chơi tết dám đánh con quan,nên bị bắt,bị phạt vạ,trở thành tôi tớ trong nhà thống lý Pá Tra.Vì để hổ vồ mất bò,A Phủ bị trói đứng đến gần chết.
- Mỵ cởi trói cho A Phủ và hai người trốn sang Phiềng Sa thành vợ,thành chồng và trở thành du kích cùng đồng đội bảo vệ quê hương.
4. Gía trị hiện thực :
- Phản ánh sự dã man , tàn ác của phong kiến tay sai miền núi Tây Bắc :cấu kết với giặc pháp ,cho vay nặng lãi, dùng sức mạnh thần quyền trói buộc và bóc lột người dân lao động.
- Số phận tủi cực ,khổ nhục của người dân : Mị với kiếp làm dâu gạt nợ ,sống khổ nhục hơn trâu ngựa, Aphủ bị phạt vạ trở thành tôi tớ trong nhà thống lí- bị trói đứng đến chết vì để mất bò.
5.Gía trị nhân đạo :
- Tố cáo , lên án phong kiến tay sai miền núi Tây Bắc đã vùi dập,đày đọa , bóc lột con người hết sức tàn ác.
- Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng : 
6. Giá trị nghệ thuật
a. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo - đầy chất thơ dung dị và hồn nhiên.
 b. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề…
 c. Sử dụng các câu dân ca Mèo… tạo nên phong vị miền núi đậm đà: “Anh ném pao, em không bắt-Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
=>Tóm lại, truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị.
7.Nhân vật Mị : 
 Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mỵ .
 Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân .
a.Cuộc đời làm dâu gạt nợ:
- bị hành hạ ,biến thành vật sở hữu ,bị cầm tù
 + lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa…chết thì thôi ,tưởng mình là con trâu ,con ngựa - khoâng baèng noù
 - tinh thần tê liệt : 
+ ta là …đợi ngày rũ xương ở đây thôi
+chỉ cúi mặt nghĩ ngợi,nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau
 + không còn ý thức về thời gian,tuổi tác và cuộc sống : Ở cái buồng Mỵ…không biết là sương hay nắng ® cái ngục tăm tối của áp bức 
=>Mỵ tê liệt mọi giác quan, sống trong nhà thống lí Mỵ chỉ sống = thể xác còn tâm hồn đã chết từ lâu .
b. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mỵ:
 - Sức sống, tinh thần phản kháng mãnh liệt trong bản chất: 
 + Khi bị gả ép, Mỵ chống lại.
 + Khi phải về làm dâu nhà Pá tra, Mỵ khóc mấy tháng; Mỵ tìm cách tự tử.
 - Hồi sinh thực sự trong đêm tình mùa xuân :
 +Hình ảnh mùa xuân ,tiếng sáo ->tâm hồn Mỵ thức tỉnh. (Mỵ thấy thiết tha bổi hổi, Mỵ nhẩm thầm bài hát, )
 + uống rượu để nhớ về quá khứ tươi đẹp , Mỵ thấy lòng mình phơi phới trở lại 
 + hành động quyết liệt :
 ~ Mỵ muốn chết ngay- ý thức được tình cảnh đau xót
 ~ Mỵ muốn thắp đèn cho sáng ® Mỵ đã yêu đời trở lại :
 ~ Mỵ quấn lại tóc, lấy váy hoa để chuẩn bị đi chơi ® cái khao khát được tự do được hoà nhập 
 ~ Khi bị trói đứng nhưng Mỵ không nghĩ mình bị trói - tâm hồn Mỵ thả ra bên ngoài cùng với tiếng sáo, đắm say trong hương vị mùa xuân .
 - cởi trói cho A Phủ:
 + vô cảm vô thức (thản nhiên thổi lửa hơ tay )
 +quyết định cởi trói cho A Phủ, chạy trốn cùng A Phủ 
 Þ hành động đó là kết quả tất yếu của sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn trong chính tâm hồn người phụ nữ tưởng như suốt đời nhẫn nhục cam chịu thân phận làm nô lệ .

8. Nhân vật A Phủ :
- Người thanh niên mạnh mẽ :  + A Phủ mạnh mẽ từ khi còn nhỏ…, lao động giỏi.
+ Nhiều con gái ao ước có người chồng như A Phủ..
- Một cuộc đời bi thảm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi:
 +Aphủ nghèo không lấy nổi vợ .
+ APhủ đánh A Sử - bị phạt ép trở thành nô lệ nhà thống lí
+Vì để mất bò ® Aphủ bị Pá Tra trói đứng, nếu không có Mỵ cứu thì Aphủ sẽ bị chết .
Þ A Phủ là hiện thân cuộc đời những chàng trai nghèo miền núi trước c/m. A Phủ là minh chứng cho thân phận của Mỵ không phải là hiện tượng cá biệt mà là phổ biến trong xh pk miền núi trước c/m.

2
VỢ NHẶT - Kim Lân
1. Tác giả : ( 1920-2007)
 -Tên Nguyễn văn Tài, quê : Bắc Ninh
 - Là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955 )
 Con chó xấu xí (1962 )

 2.Anh / chị hãy cho biết xuất xứ và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
- truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí
- Ý nghĩa nhan đề :
 + vừa thể hiện thảm cảnh của người nông dân trong nạn đói 1945 
 +vừa bộc lộ sự cưu mang ,đùm bọc lẫn nhau,khát vọng hướng tới cuộc sống gia đình và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. (Giữa  những ngày chết đói bi thảm, vẫn “nhặt vợ”, họ không nghĩ đến cái chết, vẫn lạc quan tin tưởng nghĩ đến cái sống, nghĩ đến ngày mai tươi sáng )

3.Tình huống truyện :
Trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã tạo ra được một tình huốngtruyện độc đáo và đặc sắc. Theo anh (chị) tình huống này có ý nghĩa như thế nào?
- Nạn đói hoành hành : người chết như ngả rạ, người sống đi lại như bóng ma, trẻ con không muốn nô đùa
- Tràng đột nhiên “nhặt vợ ”,nhà tăng thêm một miệng ăn đẩy họ đến gần với cái chết hơn
 +Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên bàn tán lo lắng : biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không
 + Bà cụ Tứ - ngạc nhiên rồi nín lặng với nỗi lo riêng mà rất chung : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
 + Tràng cũng bất ngờ với chính hp của mình
 => tình huống truyện éo le bất ngờ mà hợp lí.Nó thể hiện giá trị hiện thực ,giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
4. Gía trị nhân đạo :
- Tố cáo tội ác da man của thực dân phát xít qua bức tranh xám xịt về nạn đói khủng khiếp 1945 : 
 + đoàn người lũ lượt dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma” , quạ bay lượn trên bầu trời, người chết như ngả rạ....
 + cái đói khiến con người mất tất cả : nhân vật thị – tên tuổi, gia đình, quê hương , lòng tự trọng...
- Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng :
 +Tràng nhặt vợ giữa lúc cái đói đe dọa tính mạng mà : phởn phơ khác thường, mắt sáng lên lấp lánh, thấy có trách nhiệm với gd...
 + vợ nhặt thất vọng trước gia cảnh nhà chồng nhưng rồi hăng hái bắt tay vào thu dọn , trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực ....
 + bà cụ Tứ lo lắng , xót xa, ái ngại nhưng chính bà nói nhiều nhất về tương lai tốt đẹp giữa bữa cháo cám đón nàng dâu.


5.Diễn biến tâm lí của nhân vật Tràng :
- trên đường dẫn thị về nhà : 
 + lúc đầu băn khoăn : chợt nghĩ thóc gạo…
 + sau đó chặc lưỡi : kệ…
 + mặt phởn phơ sung sướng cười nụ,vênh vênh tự đắc với mình, chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên
-->sự đấu tranh giữa hp,khao khát hp > < nỗi sợ hãi cái chết – hp đã chiến thắng.
- về nhà :
 + ngạc nhiên vì hp bất ngờ : mong u về,ngồi ngây ra
 + hp của vc Tràng chìm trong không khí thê lương chết chóc :tiếng trống thu sưu,tiếng hờ khóc
 - sáng hôm sau ,Tràng biến đổi hẳn :
 + thấy mình nên người,niềm vui sướng tràn ngập,ao ước sinh con đẻ cái – ý thức trách nhiệm ,gắn bó với tổ ấm
 ->lòng khao khát hp của Tràng mạnh hơn cái chết
 - trong bữa cơm gia đình :giữa tiếng trống thu sưu,miếng cám đắng chát trong miệng- Tràng nghĩ đến đoàn người phá kho thóc Nhật
6. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ :
- khi mới về nhà- bà ngạc nhiên
- khi biết Tràng có vợ - bà vừa mừng vui ,vừa xót tủi,lo lắng :
 + thg con trai nghèo không cưới nổi vợ , thương con dâu khốn quẫn mới lấy con mình
 + lo lắng vì cái đói đe dọa : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
 + mừng vì con mình xấu xí cũng có vợ
- trong bữa cơm đầu tiên ,bà nói nhiều về tương lai tốt đẹp : toàn chuyện vui ,toàn chuyện sung sướng về sau này, mua lấy đôi gà…chả mấy mà ta có đàn gà
= > tấm lòng của bà cụ Tứ không chỉ là thương con mà còn là đức tính vị tha cao cả.Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo khổ VN.
7. Diễn biến tâm trạng người vợ nhặt :
a. Ngoại hình: áo quần rách tả tơi như tổ đỉa, người gày sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt
b. Tâm trạng:
* Hai lần gặp Tràng:
- Lần 1: Đùa cợt hồn nhiên chao chát , chỏng lỏn.
- Lần 2 : thô lỗ ,táo tợn ,trơ tráo ,ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc, theo Tràng làm vợ nhặt vì đói
* Khi về với Tràng: 
 + trên đg về : bẽn lẽn
 + đến nhà : khép nép, lo lắng
 + sáng hôm sau :Thị...thông cảm, thương yêu, trở nên hiền hậu đảm đang là vợ hiền, dâu thảo 
 hạnh phúc mới làm thị hoàn toàn thay đổi.


3
RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành
1.Tác giả : ( 1920-2007)
- Tên thật : Nguyễn văn Báu ( 5-9-1932 ) quê ở Thăng Bình , Quảng Nam .
- Bút danh :Nguyên Ngọc ; Nguyễn Trung Thành - Trong cả 2 cuộc k/c gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên – hiểu biết c/s tinh thần quật cường bất khuất yêu tự do quí CM của nhân dân các d/t ít người.
2. Hoàn cảnh ra đời :
- Viết vào 1965 – Thời điểm Mĩ trực tiếp đổ quân tham chiến ở MN. CTMN đến hồi quyết liệt , Mĩ điên cuồng đánh phá CMMN , nhân dân & CMMN đ/t kiên cường bất khuất không gì tiêu diệt nổi và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Truyện ngắn RXN ra đời trong hoàn cảnh đó .
+Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
3. Ý nghĩa nhan đề
+ ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, 
+ gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của người.
-> Rừng xà nu chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
4. Tóm tắt 
Tnú,mồ côi từ nhỏ được dân làng nuôi lớn lên,anh tham gia du kích.Để dụ bắt anh,bọn giặc bắt vợ và con anh đánh đập dã man … anh không chịu nổi tình cảnh đó,Tnú nhảy ra quật ngã tên lính cầm thanh sắt,nhưng không cứu được vợ và con.Chúng bắt anh ,lấy vải tẩm nhựa xà nu quấn 10 đầu ngón tay rồi đốt …sau đó anh được dân làng Xôman cứu thoát…tuy mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng anh vẫn tham gia bộ đội.
Sau 3 năm đi lực lượng,anh về thăm làng,cụ Mết (già làng)tập họp dân làng lại kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú để giáo dục truyềng thống yêu nước.Sáng hôm sau cụ Mết,Dít,bé Heng tiễn Tnú ra đi giữa những rừng xà nu nối tiếp đến chân trời.
5.Hình tượng cây xà nu :
Có ý kiến cho rằng :“Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành tượng trưng cho khí phách anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man,của núi rừng Tây Nguyên bất khuất. ”
Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
- khu rừng xà nu ngày nào cũng bị đạn đại bác của giặc bắn phá ->vừa mang ý nghĩa thực,vừa mang ý nghĩa tượng trưng :sự sống đang đối diện với cái chết,sự sinh tồn đối diện với hủy diệt
 +. cây xà nu có 1 sức sống mãnh liệt & chịu đựng dẻo dai đạn đại bác không giết nổi chúng -> sức sống mãnh liệt , tinh thần bất khuất của dân làng Xô man & của cả đ/bào TN trong khát vọng vươn tới tự do trước sự đàn áp của kẻ thù.
 + cây mẹ ngã xuống , cây con lại mọc lên chúng vươn lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã cũng như dân làng xô man :
 -Anh Quyết hi sinh thì có Tnu’.
 -Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay thế chị .- Những thế hệ tiếp theo như bé Heng kế tiếp .
 + k/thúc truyện = h/ảnh những rừng xà nu…nối tiếp chạy đến chân trời là 1 sự khẳng định chắc chắn không có gì có thể ngăn được sức sống mãnh liệt của cây xà nu cũng chính là sức sống mãnh liệt của dân làng Xô man& đồng bào d/t tây nguyên vươn đến ánh sáng của lí tưởng CM.
6. Hình ảnh con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành :
1.  gắn bó với hình tượng thiên nhiên - cây xà nu
- hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu – hình ảnh mang giá trị biểu trưng  cho tinh thần, khí chất con người Tây Nguyên: ham ánh sáng, sống mãnh liệt, kết tụ thành một khối thống nhất, là sự kế tục không ngừng của mạch sống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, giống như các thế hệ dân làng Xô Man từ già Mết, Mai, Tnú đến Dít, Heng.
2. Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên                                                      
Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng là những hình tượng nhân vật đẹp đẽ, biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, hào hùng, đầy không khí sử thi. Mỗi nhân vật có một vẻ đẹp riêng và đều mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.
a. Cụ Mết:
- Gợi liên tuởng đến cây xà nu cổ thụ trên đại ngàn Tây Nguyên, là nhân vật gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh từ cuộc kháng chiến trước (chống Pháp), nay là điểm tựa vững chắc cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến này (chống Mỹ).
- Đó là một ông già quắc thước, ngực chắc như một cây xà nu lớn, giọng ồ ồ vang rộ, có uy tín nhất làng. Linh hồn của cuộc chiến đấu là anh Quyết -  “người Đảng” , nhưng người cổ động, tổ chức, điều hành phong trào đấu tranh là cụ. 
- Những điều trên được thể hiện qua hàng loạt hành động, và nhất là những lời nói sâu sắc, cô đúc chân lý của cụ Mết : “Cán bộ là Đảng, cán bộ còn thì Đảng còn”, “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”, “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên ! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác…”…

b. Tnú:
Gợi liên tưởng đến những cây xà nu đã trưởng thành, là thế hệ tiếp nối của cha anh, là lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu hôm nay với sự lớn mạnh nhanh chóng, vững chắc, tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên.
- Gan góc, dũng cảm, trung thực và trước sau trung thành với lý tưởng cách mạng.
- Biết vuợt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân. Anh đem nỗi đau riêng nhập vào nỗi đau chung của quê hương, của dân tộc, trưởng thành trong đội ngũ những người cầm vũ khí giải phóng đất nước.
- Có tính kỉ luật cao: tuy nhớ nhà, nhớ làng, nhưng phải được cấp trên cho phép mới về và trả phép đúng hạn.
c. Dít:
- Là hiện thân và sự tiếp nối của Mai, là một kiểu cán bộ nòng cốt mới:
- Gan góc, kiên trung: từ bé đã đi nuôi cán bộ, giặc bắt được, doạ bắn vẫn không khóc, không khai; chứng kiến cái chết của chi gái và cháu với một bản lĩnh phi thường, biến đau thương thành hành động cụ thể.
- Trưởng thành rất nhanh: sau 3 năm gặp lại, Tnú phải ngỡ ngàng trước sự biến đổi của Dít. Cô đã trở thành người lãnh đạo cao nhất ở làng Xô Man, tổ chức làng thành một làng chiến đấu, tổ chức cuộc sống sinh hoạt cho dân làng (rửa chân sạch trước khi lên sàn nhà, uống nước đun sôi…).
- Là người giữ nguyên tắc  khi làm việc, nhưng lại rất tình cảm với mọi người.   
d. Heng:
Là cây xà nu non vừa nhú khỏi mặt đất đã hứa hẹn vòm lá xanh rờn lao vút lên  trời như mũi tên nhọn hoắt – đó là thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên, lớp người kế tục thế hệ hiện tại trong cuộc chiến tranh dài lâu với kẻ thù.


7. Hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Có nỗi đau lớn thù sâu : Vợ con bị lính ngụy dùng gậy sắt đánh đến chết , anh bị bắt đốt 10 đầu ngón tay .
- gắn bó, trung thành với CM: lúc nhỏ đã vào rừng nuôi c/bộ , không sợ bị giặc treo cổ . Sau đó anh vào lực lượng vũ trang , cầm súng c/đ với quân giặc bảo vệ làng bản đất nước .
- rất g/dạ : tuổi niên thiếu Tnú làm liên lạc cho cán bộ từ xã lên huyện , thường xé rừng mà đi lọt qua tất cả các vòng vây của giặc . bắt địch phục kích bắt đánh tra dã man ,Tnú nhất quyết không khai .
- dũng cảm biết vượt lên trên đau đớn & bi kịch cá nhân : 10 ngón tay mỗi ngón chỉ còn 2 đốt nhưng vẫn quyết tâm gia nhập quân giải phóng để giết giặc trả thù cho quê hương & những người thân của mình .
- có kỉ luật rất cao : tuy rất nhớ nhà nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép mới về & cũng chỉ về đúng 1 đêm như qui định trong giấy phép .
- Tnú giàu tình thương yêu : đối với vợ con , với những bà con trong làng : chị Blom, ông già Tâng , anh Pre , bà già Prôi , ông cụ Mết …




4

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi
 1. T¸c gi¶(1928- 1968)
-Tên : Nguyễn Hoàng Ca ,bút danh Nguyễn Ngọc Tấn., quê ở Hải Hậu- Nam Định.
-Là nhà văn quân đội , hi sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
- Sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Phong cách nghệ thuật: đậm đà bản sắc dân gian mà hiện đại, lối kể chuyện tự nhiên như cách cảm cách nghĩ của người dân NB, xây dựng được những nhân vật thường ấn tượng : trẻ trung , bộc trực , mãnh liệt đáng yêu. 
2. Hoàn cảnh sáng tác :
- Tác phẩm được viết vào tháng 2 năm 1966 tại chiến trường miền Nam khi đế quốc Mĩ đổ mấy chục vạn quân viễn chinh vào nhằm mục đích bình định và tìm diệt. Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
 - Tp đã thể hiện dược khí thế ra trận của tuổi trẻ MN trong giờ phút lịch sử sôi sục đó
3. Tóm tắt : 
- Truyện kể về Việt và Chiến -những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước. Hai chị em cùng vào bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn Việt đã tiêu diệt một chiếc xe tăng của địch , anh bị thương nặng và bị lạc đơn vị.Giữa những lần mê tỉnh ,Việt nhớ về tuổi thơ về gia đình với chú Năm, ba má đã hi sinh, chị Chiến.Ba ngày sau đơn vị tìm thấy Việt - bị thương khắp người vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu - và đưa về bệnh viện quân y.


4. Tình huống truyện.
Nhân vật Việt rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Câu chuyện của gia đình được kể theo dòng nội tâm của Việt khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại)=> tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật.
5. Chủ đề :
Ca ngợikhí thế ra trận và khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền nam trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
6. Chất sử thi của thiên truyện :
- thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. 
+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
- Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
7.Nét đặc sắc về nghệ thuật :
- phương thức trần thuật đặc sắc: người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.
 * Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật:
- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách nhân vật cũng được khắc họa.
- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
- ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
8. Truyền thống gia đình.
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.

- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. 
a. Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).
b. Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. - một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, th

File đính kèm:

  • docon tap tot nghiep chuan.doc