Chương V-VI: hoa và sinh dưỡng hữu tính
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương V-VI: hoa và sinh dưỡng hữu tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V-VI: HOA VÀ SINH DƯỠNG HỮU TÍNH Câu 1: Câu nào đúng trong các câu sau: A. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng con người tạo ra cây con từ một phần của cây mẹ B. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng cây mẹ tách thành những cây con từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) C. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng là hiện tượng cây con được hình thành từ một phần của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) của cây mẹ D. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ Câu 2: Tập hợp những cây nào dưới đây đều có khả năng sinh dưỡng bằng lá? A. Cây tre, cây khoai lang, cây hoa huỳnh B. Cây dừa, cây xoan, cây hoa hồng C. Cây thuốc bỏng, cây trường sinh, cây thu hải đường D. Cây dong ta, cây táo, cây ổi Câu 3: Thụ phấn là hiện tượng nào dưới đây A. Gió mang hạt phấn của hoa đực tới hoa cái B. Sâu bọ mang hạt phấn từ nhị tới nhụy C. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhị D. Tế bào sinh dục đực tiếp xúc với tế bào sinh dục cái Câu 4: Hoa tự thụ phấn mang những đặc điểm nào dưới đây? A. Đơn tính B. Lưỡng tính C. Nhị và nhụy của hoa chín đồng thời D. Cả b và c Câu 5: Thụ tinh là hiện tượng nào dưới đây? A. Hạt phấn rơi vào đầu nhụy B. Sự nảy mầm của hạt phấn C. Tế bào sinh dục đực kết hợp tế bào sinh dục cái D. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử Câu 6: Ở cây có hoa, tế bào sinh dục đực nằm bộ phận nào? A. Vỏ hạt phấn B. Đầu ống phấn C. Thân ống phấn D. Chỉ nhị Câu 7: Loại hoa nào dưới đây là hoa giao phấn? A. Đơn tính B. Lưỡng tính với nhị và nhụy chín đồng thời C. Lưỡng tính với nhị và nhụy chín không đồng thời D. Cả a và b Câu 8: Tập hợp các câu nào dưới đây có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò? A. Cây rau má, cây khoai lang, cây cỏ nhọ nồi B. Cây gừng, cây rau muống, cây rau dệu C. Cây thuốc bỏng, cây hà thủ ô, cây rau đắng D. Cây sắn, cây nghẹ, cây cỏ mần trầu Câu 9: Tập hợp các cây nào dưới đây đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng than rễ? A. Cây ớt, cây chuối, cây tre B. Cây cỏ tranh, cây dong ta, cây gừng C. Cây cải bắp, cây nghệ, cây khoai tây D. Cây mướp, cây chuối hoa, cây dong ta Câu 10: Tập hợp những cây nào dưới đây đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân? (nhờ phương pháp giâm)? A. Cây sắn, cây thuốc bỏng, cây chanh B. Cây hoa giấy (bông giấy), cây sắn, cây gừng C. Cây rau má, cây xoan, cây ớt D. Cây rau cải, cây khoai lang, cây khoai tây Câu 11: Phát biểu nào dưới đay về sinh sản sinh dưỡng là đúng? A. Thân, rễ và lá của tất cả các cây hạt kín đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên B. Hiện tượng sinh sản sinh dưỡng của cây là phổ biến do mọi loại tế bào sinh dưỡng của cây đều có khả năng phân chia C. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên giúp cây duy trì nòi giống trong đều kiện sống khó khăn D. Con người đã biết ứng dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của cây để nhân nhanh giống cây trồng có nhiều đặc tính quý với giá thành hạ để phục vụ sản xuất Câu 12: Cây hoa mười giờ có thể trồng bằng thân, cành và phát triển rất nhanh sau khi trồng. Sự phát triển rất nhanh của cây hoa mười giờ sau khi trồng là nhờ hiện tượng sinh sản sinh dưỡng bằng cơ quan nào dưới đây: A. Bằng củ B. Bằng thân bò C. Bằng thân rễ D. Bằng lá Câu 13: Những cây nào dưới đây có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá? A. Nha đam B. Sống đời C. Hoa huỳnh D. Thu hải đường Câu 14: Sau thụ tinh ở cây có hoa, hợp tử sẽ phát triển thành bộ phận nào dưới đây? A. Phôi B. Hạt C. Vỏ hạt D. Quả Câu 15: Thụ tinh là hiện tượng nào dưới đây? A. Hạt phấn rơi vào đầu nhụy B. Sụ nảy mầm của hạt phấn C. Tế bào sinh dục đực kết hợp tế bào sinh dục cái D. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử Câu 16: Sinh sản hữu tính là hiện tượng nào dưới đây? A. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh B. Cơ thể mới hình thành từ noãn C. Cơ thể mới hình thành từ tế bào sinh dục cái của noãn D. Cơ thể mới hình thành từ một phần cơ thể mẹ Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về giâm cành A. Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới B. Là cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây C. Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển D. Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng về chiết cành A. Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới B. Là cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây C. Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển D. Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng về ghép (cành, mắt…) A. Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới B. Là cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây C. Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển D. Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về nhân giống vô tính A. Là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới B. Là cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây C. Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển D. Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô
File đính kèm:
- Chuong V VI.doc