Chuyên đề 1: Nghị luận xã hội (18 tiết)

doc16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1: Nghị luận xã hội (18 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(18 tiết)

A-Mục tiêu cần đạt: giúp hs: 
 -Củng cố kiên thức về văn nghị luận xã hội
 -Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B-Các bước tiến hành
 1. Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
HĐ1:Củng cố lí thuyết
A-Lý thuyết
 I-Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 -Đề tài nghị luận vê ttưởng, đao lí vô cùng phong phú,bao gồm các vđề:
 +Về nhận thức (lí tưởng,mục đích sống)
 +Về tâm hồn, tính cách(lòng ynước,long nhân ái,vị tha…,tính trung thực,dũng cảm,khiêm tốn…,thói ích kỉ,ba hoa…
 +Về các qhệ gia đình,xh…
 +Về cách ứng xử,những hđộng của mỗi người trong csống…
 -Các thao tác lập luận cơ bản thường được sdụng:giải thích,ptich,cminh,so sánh,bác bỏ,bình luận.
 II-Dạng đề nghị luận về một htượng, đsống.
 -Đề tài:tai nạn gthông, ô nhiễm môi trường,chống nạn phá rừng,tâm gương người tốt viêc tốt…
 -Các thao tác lập luận:gthích,cminh,bluận,phân tích,ssánh,bác bỏ…

Tiết 2:
HĐ2: Thực hành 
B-Thực hành
Đề 1:Trái tim hoàn thiện là trái tim có nhiều mảnh vá.
1.MB
 -Giới thiệu vđề.
 -Nêu cái nhìn tổng quát về vđề.
2.TB
 -Trái tim hoàn thiện là trái tim của con người giàu lòng nhân ái,vị tha,là trtim biết ythương và chsẻ,chấp nhận hi sinh bản thân để mang đến nvui đích thực cho những người xung quanh
 -Trái tim ấy có thể vì ng khác mà làm tổn thương đến bản thân,biết lấy hạnh phúc của người kháclàm hp của chính mình.Niềm hp ấy có thể xem là mảnh vá lỗ thủng của thương tổn.
 -Phê phán những ng sống vị kỉ,chỉ biết đến bthân mình…
 -Rút ra cách sốngtốt,có ynghĩa trong xh hiện nay
3.KB
 -Khái quát lại vđề.
 -Nêu cảm nghĩ cua bản thân.

Đề 2: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng trường con trai theo học, Ngài Abraham Linconln, vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, đã viết
“Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ông bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”.
Ý kiến của anh chị về đề nghị của tổng thống A.Lincoln
1.MB 
 -Giới thiệu lời đề nghị của A. Lincoln.
 - Nó đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự của thế giới
2.TB
 a. Hiểu được ý kiến của Lincoln về giáo dục:
- Lin coln đề nghị nhà trường dạy cho học sinh.
+ Biết thu nhận kiến thức từ sách vở.
+ Đặc biệt, còn phải biết tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
b. Suy nghĩ bản thân về ý kiến của Linconl
Đề nghị, đồng thời cũng là quan điểm về giáo dục của Lincoln đến nay vẫn còn giá trị nguyên vẹn.
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của kiến thức sách vở, ở đó có cả một “ thế giới kỳ diệu”
+ Những kiến thức cuộc sống cũng quan trọng không kém.
+ Vai trò của việc tự học, tụ chiêm nghiệm “ lặng lẽ suy tư” là rất lớn.
c. Rút ra bài học bản thân.
+ Học trong sách vở và học từ cuộc sống.
+ Học bằng tiếp nhận kiến thức và học bằng tự khám phá.
3.Kết bài
 -Lời đề nghị của Lincoln thể hiện quan niệm tiến bộ về giáo dục mà cụ thể là phương pháp giáo dục
- Nó cho ta bài học có ý nghĩa về mục đích và cách thức học tập

Tiết 3
Đề 3:
Trong một bài phát biểu, một học sinh có nói : “… Hãy cho em xin một phút giây thôi – một phút giây ngưng nghỉ trên hành trình đời để em chiêm nghiệm về những gì đã qua và nghĩ tiếp những điều em sẽ làm trong khoảng thời gian sắp đến…”
Em rút ra được bài học gì từ câu nói trên?

Yêu Cầu:
1. Học sinh trên đã khái quát suy nghĩ của mình về cuộc sống:
- Cuộc sống chảy trôi, không ngừng vận động, con người lo bươn chải, sống gấp, sống vội, ít có những phút giây ngừng lại để mà nghĩ suy.
“ Dừng lại” nhấn mạnh đến vấn đề ý thức, tư tưởng của con người ngắm nhìn lại mình trong suốt quãng thời gian đang tồn tại.
+ Hướng về quá khứ: Với những kỉ niệm đẹp, với những niềm vui và hạnh phúc.
+ Hướng về tương lai: Với những cái gì chưa tới, với những ước mơ và khát vọng.
Ý nghĩa:
+ Hướng về quá khứ mà chiêm nghiệm, rút ra những bài học, những kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân.
+ Hướng đến tương lai để mà định hướng.
- “ Thực tại” là những khoảng lặng trong suy nghĩ, ít ai để ý tới nhưng lại giàu ý nghĩa: có thực tại mới có quá khứ và tương lai.
- Hướng đến thực tại là thể hiện một cuộc sống thực tế để thực hiện lí tưởng trong quá khứ và là những kinh nghiệm của tương lai.
Câu nói của bạn học sinh nhấn mạnh đến một cuộc sống có điểm đầu và điểm đích.
+ Là hãy xác định thực tại.
+ Là sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng và hành động.
Thực tại điểm dừng chân ngắn ngủi cho những ai biết nghĩ suy.
Một người biết suy nghĩ, ít vấp ngã sẽ hứa hẹn nhiều thành côngTiết 4
Đề 4:
“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mặt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”.
Anh (chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhomlinki.
Tìm hiểu đề:
1. Thể loại: Nghị luận hỗn hợp ( giải thích, chứng minh và bình luận ).
2. Nội dung: Thiếu lòng đồng cảm đối với người khác, thiếu năng lực hiểu người khác thì không thể trở thành con người chân chính được.
3. Tư liệu: Lấy từ trong đời sống thực tế, kinh nghiệm từ bản thân và nhữngg lời răn dạy của cha ông qua ca dao tục ngữ.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Nêu rõ nội dung yêu cầu, ý kiến của nhà sư phạm để dẫn tới giới thiệu ý kiến của ông.
- Trích lại nguyên văn câu nói.
- Dự báo hướng giải quyết của bài làm.
2. Thân bài
Nhân dân ta từ xưa đã khuyên mọi nguời nên có lòng vị tha và tình cảm nhân ái bằng những lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc.
+ Môi hở răng lạnh
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
+ Máu chảy ruột mềm.
+ Nhiễu đềiu phủ lấy giá gương
 Người trong một nước thì thương nhau cùng.
+ Chị ngã em nâng
Ý tưởng nhân văn cao đẹp ấy cũng được nhà sư phạm nổi danh Xukhômlinxki thể hiện qua câu nói nổi tiếng “ Nếu đứa trẻ dửng dung …. con người chân chính.
- Cấu trúc của nhận định trên là cấu trúc của câu điều kiện ( nếu.. thì). Nhà sư phạm Xukhômlinxki đã trình bày hai điều kiện chủ yếu để đưa trẻ trở nên con người chân chính.
Trong câu nói của ông: Thế nào là dửng dưng? dửng dưng là lạnh lùng, thờ ơ vô trách nhiệm. nói cách khác là vô cảm: không vui, không buồn, không đau xót, không thương mến… Cần lưu ý ở đây Xukhômlinxki nhấn mạnh thái độ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong “ Trái tim của con người bạn, người anh em của bố mẹ mình hoặc bất cứ đồng bào nào..” Nghĩa là có thể con ngừơi này dửng dưng trước tình cảm của ngưòi khác, trước sự việc xảy ra của người khác chứ anh không hề dửng dưng với chính mình, không hề dửng dưng với những gì đang xảy ra với bản thân.)
- Tiếp theo là điều kiện thứ hai, là tình trạng “ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó” Như thế, nếu thái độ dửng dưng ở bên trên nghiêng về đánh giá khả năng đồng cảm thì tình trạng bên dưới này nghiêng về đánh giá khả năng nhận thức nói một cách khác là không có khả năng hiểu được người khác.
- Như vậy dửng dưng là tình trạng vô cảm, câm điếc về cảm xúc và tình cảm “ Không đọc được trong mắt người khác” là mù loà về nhận thức, thiếu khả năng hiểu biết người khác.
 Một khi đứa trẻ, nói rộng ra là một người đã “ dửng dưng’ và thiếu khả năng đồng cảm như thế thì nhất định sẽ là một con người ích kỉ, nhỏ nhen độc ác, chẳng chút vị tha nhân ái, không thể nào là một con người chân chính.
 Con người chỉ có thể trở thành con người chân chính khi có được những khả năng đồng cảm với những năng lực hiểu biết được người khác đồng cảm và hiểu biết mình. Chính sự giao cảm sẽ làm cho con người không cô độc, đơn côi. Tình cảm vị tha nhân ái khiến con người trở nên cao thượng bao dung. Cũng chính tình cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua cả chính mình, làm nên những thành quả, những chiến công vĩ đại.
Bởi vậy chúng ta giáo dục thế hệ trẻ phẩm chất quý báu từ lúc còn bé thơ. Chỉ có như thế, xã hội ta mới có được những con người chân chính. Nhận định trên của nhà sư phạm đã chỉ rõ điều này.
Dân tộc ta vốn là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Đối với mỗi con người Việt Nam “ Thương nhà, thương người, thương mình biểu hiện bằng những hành động cụ thể, đó là truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc lịch sử và văn học nước ta xưa cũng thể hiện khá rõ nét điều này. Đồng chí Lê Duẫn có nói “ Cái gốc của đạo lí, của lí luận là lòng nhân ái” đồng chí cũng nói “ Lòng thương người là đạo lí của cuộc sống, là đạo lí của lòng người”.
3. Kết bài
Tóm lại, nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki thật xác đáng và sâu sắc. Có thể xem đây là một bài học mà các nhà giáo dục cần thiết quan tâm, Maxim Goroki cũng nói “ Nơi lạnh lẽo nhất không phải ở Bắc Cực, nơi lạnh lẽo nhất là nơi thiếu tình thương “ Dân tộc ta vốn có truyền thống lâu đời” thương người như thể thương thân. Muốn duy trì và phát triển truyền thống tốt đẹp ấy, nhất định chúng ta không thể để trẻ em từ lúc bé có thể “ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim” những người xung quanh mình cũng như có thể thờ ơ vô cảm trước niềm vui và nỗi đau đồng loại.

Tiết 5

Đề 5: Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện sau:

HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm kilômet. Khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè, Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu. Nó nức nở - nhưng cháu có bảy mươi lăm xu trong khi giá bán hoa hồng đến hai mươi đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó: 
Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
 Đây là nhà của mẹ cháu
Nói xong , nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch ba trăm kilômet về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. 
(Học sinh làm dàn ý và thảo luận











Tiết 11
Đề 11: Nhà sư phạm nổi tiếng V.A.Xu-khôm-lin-xki có viết: “Niềm tin và thế giới xúc cảm của con người có đạo đức đúng đắn, tâm hồn đẹp đẽ được xây dựng trên cơ sở khinh bỉ những điều không xứng đáng”.
Theo anh (chị), đối với một người có đạo đức và tâm hồn đẹp đẽ, những điều gì là không xứng đáng?
Dàn ý
1. Phẩm giá con người là gì?
2. Phẩm giá con người được hình thành từ sự sáng suốt và tinh tế xác định cái gì xứng đáng và không xứng đáng.
3. Những điều không xứng đáng cần khinh bỉ
- Tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc của mình nhờ vào sự ức hiếp, sự quấy phá gây nỗi buồn phiền và sự lo âu cho người khác.
- Lợi dụng kết quả lao động, núp đằng sau lưng người khác.
- Sự rụt rè, yếu đuối và không kiên quyết.
Nói năng bừa bãi, thiếu suy nghĩ và hứa những điều không thực hiện được.
Thả lỏng nhu cầu và dục vọng làm cho chúng dường như thoát khỏi sự kiểm soát của tinh thần con người.
Say rượu khiến ý thức bị lu mờ và bản năng trỗi dậy.

Tiết 12
Đề 12: Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Bryan Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người … “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẻ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai, Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình …”
(Sống trọn vẹn từng ngày – Thanh Hằng dịch từ Internet)
Anh/Chị hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc sống trước lời khuyên ấy.

Dàn ý
I.Mở bài. 
- Giới thiệu hoàn cảnh và dẫn lời khuyên của Bryan Dison.
- Đối với sinh viên và thế hệ trẻ ngày nay, lời khuyên ấy có ý nghĩa rất lớn
II. Thân bài
- Hiểu đúng lời khuyên của Bryan Dison cho sinh viên về cuộc sống ấy
+ Phải phấn đấu học tập từng khoảnh khắc để tạo dựng một tương lai vững chắc cho mình, không thể để cho ngày tháng trôi qua lãng phí.
+ Không ỷ lại vào những thành tích học tập đã có trong quá khứ.
+ Không nuôi ảo tưởng cho tương lai như: trông chờ ở người khác giúp đỡ, chờ đợi một phép màu, một dịp may bất ngờ.
+ Phải thử sức mình khi đem lý thuyết trong nhà trường để ứng dụng trong cuộc sống.
- Qua lời khuyên đó, mỗi người cần hình thành quan điểm tiến bộ
+ Phải luôn năng động, sáng tạo và biết tận dụng thời gian để học tập và thực hành.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động bổ ích do nhà trường, đoàn thanh niên và các đoàn thể xã hội phát động.
+ Không nên lãng phí thời gian vào những đam mê vô bổ và có hại cho sức khỏe, đạo đức.
+ Không nên ỷ lại vào sự giàu có của gia đình mà không chuẩn bị cho mình tri thức vững vàng và đạo đức cao đẹp để làm hành trang vững chắc cho cuộc sống tương lai.
III. Kết bài
- Khẳng định lại lời khuyên của Bryan Dison là đúng đắn và có ý nghĩa.
- Nêu trách nhiệm của bản thân qua lời khuyên đó.

Tiết 13
Đề 13: Có người cho rằng :”Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn”. Em có ý kiến như thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
Dàn ý
1. Mở bài
- Tiền rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng tiền không thể đem lại hạnh phúc.
- Nhiều người cho rằng có tiền sẽ có được mọi thứ, họ bất chấp tất cả để kiếm thật nhiều tiền mà quên rằng “ Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn”
2.Thân bài
a. Giải thích
- Đồng tiền có giá trị vạn năng, có tiền có thể có được nhiều thứ : tài sản, quyền lực, địa vị.
- Tiền bạc làm thoả mãn lòng ham muốn của con người.
- Chính vì “ Có tiền mua tiên cũng được” nên sức cám dỗ của đồng tiền rất lớn, do đó không ít người có sự ham muốn vô độ về tiền bạc.
- Sự thèm muốn đó sẽ đẩy con người tới chỗ sa đoạ tâm hồn.
+ Chi phối mọi suy nghic,hành động: tiêu tốn sức lực, thời gian
+ Không tận hưởng giá trị của cuộc sống
Tiền bạc sẽ làm cho con người ta dễ tráo trở:
 “ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
 Hết cơm , hết rượu, hết ông tôi”
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ Quên cả nhân nghĩa
 “ Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược
 Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi”
 ( Nguyễn Công Trứ)
+ Đôi khi trở nên tàn nhẫn và độc ác
 “ Một ngày lạ thói sa nha
 Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
 ( Nguyễn Du)
2. Bài học
- Nhận thức đúng đắn giá trị của đồng tiền
- Tiền chỉ góp phần vào hạnh phúc chứ không tạo nên hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được khi ta làm chủ được mình, theo đuổi ước mơ, lí tưởng cao đẹp.
3. Kết bài
- Không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền nhưng cần sáng suốt nhận thức rằng “ Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn”
- Đây là bài học quý giá để con người làm chủ được mình trước sức cám dỗ của
 đồng tiền, trước vòng đời quanh quẩn, xô bồ.

Tiết 14

Đề 14: Anh (Chị) có đồng ý với ý kiến sau đây của Bailey:
“Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”.

Dàn ý
1 Giải thích
“ Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh bạn cười”
- Sinh ra: Sự bắt đầu cuộc đời của một con người.
- Bạn: khóc -> tiếng khóc báo hiệu sự chào đời của một cá nhận.
- Mọi người : cười -> tiếng cười của niềm vui, của sự chào đón.
“ Hãy sống sao cho khi qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”
- Qua đời: sự kết thúc của một đời người.
- Mọi người: khóc -> tiếng khóc của niềm đau xót, ngậm ngùi, tiếc thương.
- Bạn cười: -> Sự ra đi thanh thản, mãn nguyện của một cuộc đời có ý nghĩa.
-> Khi bạn bắt đầu một cuộc đời, mọi người vui mừng,đón chào bạn. Vậy bạn hãy sống sao cho đến lúc ra đi, bạn sẽ thanh thản, mãn nguyện còn mọi người đau xót, tiếc thương.
- Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định quan niệm sống hữu ích trong cuộc đời của một con người.
2. Biểu hiện của quan niệm sống có ích trong cuộc đời của một con người:
- Đối với xã hội: Mỗi con người cần cống hiến tài đức của mình cho sự phát triển chung của xã hội.
- Đối với gia đình: sống với tất cả tình thương và trách nhiệm.













Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 
A-Mục tiêu cần đạt: giúp hs: 
 -Củng cố kiên thức về văn nghị luận xã hội
 -Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B-Các bước tiến hành
 1. Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới





A-Lý thuyết


Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 
A-Mục tiêu cần đạt: giúp hs: 
 -Củng cố kiên thức về văn nghị luận xã hội
 -Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B-Các bước tiến hành
 1. Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới





A-Lý thuyết
1 Giải thích
“ Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh bạn cười”
- Sinh ra: Sự bắt đầu cuộc đời của một con người.
- Bạn: khóc -> tiếng khóc báo hiệu sự chào đời của một cá nhận.
- Mọi người : cười -> tiếng cười của niềm vui, của sự chào đón.
“ Hãy sống sao cho khi qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”
- Qua đời: sự kết thúc của một đời người.
- Mọi người: khóc -> tiếng khóc của niềm đau xót, ngậm ngùi, tiếc thương.
- Bạn cười: -> Sự ra đi thanh thản, mãn nguyện của một cuộc đời có ý nghĩa.
-> Khi bạn bắt đầu một cuộc đời, mọi người vui mừng,đón chào bạn. Vậy bạn hãy sống sao cho đến lúc ra đi, bạn sẽ thanh thản, mãn nguyện còn mọi người đau xót, tiếc thương.
- Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định quan niệm sống hữu ích trong cuộc đời của một con người.
2. Biểu hiện của quan niệm sống có ích trong cuộc đời của một con người:
- Đối với xã hội: Mỗi con người cần cống hiến tài đức của mình cho sự phát triển chung của xã hội.
- Đối với gia đình: sống với tất cả tình thương và trách nhiệm.



File đính kèm:

  • doctu chon ngu van 12.doc