Chuyên đề Bài toán Ion thu gọn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài toán Ion thu gọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Day la tai lieu dc bien soan co chon loc phuc vu giang day on thi theo chuyen de ! Mong quy thay co tham khao va gop y! Neu quy thay co can DAP AN xin lien he: 0210507333 Bài 1 Cho 200ml dung dịch A chứa HCl 1M và HNO3 2M tác dụng với 300ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và KOH ( Chưa biết nồng độ ) Thu được dung dịch C. Biết rằng để trung hoà 100ml dung dịch C cần 60 ml dung dịch HCl 1M . Tính nồng độ ban đầu của KOH và khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn toàn thể dung dịch C. A. 2,2M và 68,26 gamA B 2,5 M và 40 gam A 1,1M và 60,26 gam D 2 M và 30 gam Bài 2 Một hỗn hợp muối gồm NaCl, NaBr có khối lượng 22gam. Hoà tan hai muối này trong nước và thêm AgNO3 dư. Kết tủa thu được có khối lượng 47,5 gam. Tính tổng số mol 2 muối A 0,2 mol B 0,4 mol C. 0,3mol D 0,5 mol Bài 3 Lấy 100ml dung dịch A chứa KCl 1,5M và HCl 3M trộn với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 1M và Pb(NO3)2 1M . Chứng minh Ag+ và Pb2+ kết tủa hết. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch B để phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa thu được . A. 100 ml và 50 gam A. 200 ml và 70,25 gam A. 100 ml và 45,25gam A 150 ml và 63,225 gam Bài 4 Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1 . Biết 100ml dung dịch A trung hoà vừa đủ 50ml duung dịch NaOH. 1/ Tính nồng độ mol/l mỗi axit 2/ 200ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. 3/ Tính tổng khối lượmg muối tạo thành sau phản ứng giữa A và B. A. 1/ 0,15M ( HCl) 0,05M (H2SO4) ; 2/ V = 150 ml; 3/ m= 4gam B. 1/ 0,25M ( HCl) 0,05M (H2SO4) ; 2/ V = 125 ml; 3/ m= 4, 25 gam C. 1/ 0,15M ( HCl) 0,05M (H2SO4) ; 2/ V = 250 ml; 3/ m= 4, 125 gam D 1/ 0,15M ( HCl) 0,05M (H2SO4) ; 2/ V = 125 ml; 3/ m= 4,3125 gam Bài 5 Một dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ số mol 2:1 1/ Biết rằng khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M . Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch A. 2/ Nừu cho 500 ml dung dịch A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì dung dịch C thu được có tính axit hay bazơ. 3/ phảI thêm vào dung dịch C bao nhiêu ml dung dịch A hoặc B để có được dung dịch D trung tính. 4/ Cô cạn dung dịch D. Tính khối lượng muối khan thu được. A 1/ HCl(0,5M) ; HNO3(0,6M) 2/ H+ dư 0,5mol 3/ 20ml d2 B 4/ m=26,675g B 1/ HCl(0,4M) ; HNO3(0,8M) 2/ H+ dư 0,4mol 3/ 30ml d2 B 4/ m=27,675g C 1/ HCl(0,3M) ; HNO3(0,2M) 2/ H+ dư 0,2mol 3/ 40ml d2 B 4/ m=28,675g D. 1/ HCl(0,2M) ; HNO3(0,4M) 2/ H+ dư 0,1mol 3/ 50ml d2 B 4/ m=29,675g Bài 6 1 lít dung dịch hỗn hợp chứa Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó . Sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. 1. Tính % khối lượng các chất trong A. 2. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau a. Cho HCl dư vào phần 1, sau đó cô cạn dung dịch . Nung chất rắn còn lại đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Tính % khối lượng các chất trong X. b. Đun nóng phần 2 rồi thêm từ từ 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Hỏi tổng khối lượng 2 dung dịch giảm tối đa bao nhiêu gam.( Nước bay hơi không đáng kể) A 1/ BaCO3(50,38%) ; CaCO3 (49,62%) 2/ 60% NaCl 3/ 5,671 gam A 1/ BaCO3 (60%) ; CaCO3 (40%) 2/ 80% NaCl 3/ 7,671 gam A . 1/ BaCO3 (49,62%) ; CaCO3 (50,38%) 2/ 100% NaCl 3/ 6,671 gam A 1/ BaCO3 (40 %) ; CaCO3 (60%) 2/ 50% NaCl 3/ 8,671 gam Bài 7 Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2M vào 100ml dung dịch Y chứa các oin Zn2+, Fe3+ và SO42- Cho đến khi kết tủa hết các ion Zn2+, Fe3+ thì thấy thể tích dung dịch NaOH đã dùng là 350ml. Thêm tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào hệ trên thì 1 chất kết tủa vừa tan hết . Tính nồng độ mol/l của mỗi ion trong dung dịch. A Zn2+(1M) Fe3+ (2M) SO42-(2,5M) B Zn2+(3M) Fe3+ (1,5M) SO42-(2,5M) C Zn2+(1,5M) Fe3+ (3M) SO42-(0,5M) D. Zn2+(2M) Fe3+ (1M) SO42-(3,5M) Bài 8 Xác định tổng khối lượng các muối có trong dung dịch A chứa Na+ , NH4+, SO4 2-, CO32-. Biết khi cho A tác dụng dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được 0,34(g) khí có thể tlàm xanh giấy quỳ ẩm và 4,3 gam kết tủa. Còn khi cho A tác dụng H2SO4 dư được 0,224(l) khí . 2,38 g B 3 g C 2 g D 2,83 g Bài 9 5,35 g hỗn hợp Mg, Fe, Al cho vào 250 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M, HCl 1M thu được 3,92 l khí và dung dịch A. Cho A tác dụng dung dịch KMnO4 0,05M thì cần 200ml. 1. Chứng minh trong dung dịch A còn dư axít. 2. Tính khối lượng muối trong A và khối lượng rắn khi cô cạn A . 3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M cần để cho vào dung dịch A thu được lượng kết tủa max, min . Tính lượng kết tủa đó. A . 19,9625 gam B 19,6925 gam C 19,2695 gam D 19, 25 gam Bài 10 Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M, HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau được dung dịch A. Lấy 300ml dung dịch A cho tác dụng với một dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng 300ml dung dịch A được dung dịch có nồng độ [H+] = 0,01M. A 0,15 lít B. 0,2 lít C . 0,134 lít D 0,125 lít Bài 11 Có V lít dung dịch HCl aM và H2SO4 bM cần có V1 lít dung dịch chứa 2 bazơ NaOH xM và Ba(OH)2 yM để trung hoà vừa đủ dung dịch 2 axít trên. Lập biểu thức tính V1 theo a, b, x, y, V. A V1 = V(a + b)/(x+ 2y) B . V1 = V(a +2b)/(x+ 2y) C V1 = V(a +3b)/(x+ y) D V1 = V(a +2b)/(2x+ y) Bài 12 8,8 g hỗn hợp 2 kim loại Mg, Ca tác dụng vừa đủ 500ml dung dịch HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thu được a (g) muối khan. Cho a g muối khan trên vào hỗn hợp Na2CO3 0,15M và (NH4)2CO3 0,2M thu được 26,8 g kết tủa X và dung dịch Y. 1. Tính CM dung dịch HCl 2. Khối lượng mỗi kim loại 3. CM các ion trong Y A 1/ 1,2M ; 2/ 2,4g (Mg); 4g (Ca) B 1/ 1,2M ; 2/ 1,2g (Mg); 6g (Ca) C 1/ 1,2M ; 2/ 4,8g (Mg); 8g (Ca) D. 1/ 1,2M ; 2/ 4,8g (Mg); 4g (Ca) Bài 13 Hoà tan 3 muối ZnCl2, CuCl2, AgNO3 vào H2O thu được kết tủa nặng 28,7 g và dung dịch X trong đó không có ion Ag+ nữa. Thêm vào dung dịch X 0,7 (l) NaOH 1M thu được kết tủa Y nặng 24.55 g và dung dịch Z. Cho lượng CO2 dư tác dụng dung dịch Z thu được kết tủa, nung nóng kết tủa tới khối lượng không đổi thu được 4,05 g chất rắn 1. Tính số mol các muối . 2. Tính thể tích tối thiểu NaOH phải thêm vào dung dịch X để sau khi nung chỉ còn một chất. Tính khối lượng chất ấy. A. 1/ 0,1 mol (ZnCl2), 0,2mol (CuCl2), 0,3 mol ( AgNO3) B. 1/ 0,2 mol (ZnCl2), 0,2mol (CuCl2), 0,2 mol ( AgNO3) C 1/ 0,1 mol (ZnCl2), 0,2mol (CuCl2), 0,2mol ( AgNO3) D. 1/ 0,2 mol (ZnCl2), 0,1mol (CuCl2), 0,1 mol ( AgNO3) Bài 14 Cho 200ml dung dịch MgCl2 0,3M, AlCl3 0,45M , HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V ml dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính V để thu được lượng kết tủa lớn nhất , nhỏ nhất. A. Kết tủa lớn nhất V= 13,5 lít; Kết tủa nhỏ nhất V= 12,5 lít B. Kết tủa lớn nhất V= 11,5 lít; Kết tủa nhỏ nhất V= 13,5 lít C Kết tủa lớn nhất V= 12,5 lít; Kết tủa nhỏ nhất V= 14,75 lít D. Kết tủa lớn nhất V= 14,5 lít; Kết tủa nhỏ nhất V= 15,5 lít Bài 15 Cho 9,86 gam hỗn hợp Mg, Zn vào cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M loãng sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch gồm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,05M. Khuấy đều cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc lấy kết tủa nung tới khối lượng không đổi thì thu được 26,08 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu A 7,26 g Mg 2,6 g Zn B. 7,56 g Mg 13 g Zn C. 7,56 g Mg 6,5 g Zn D. 7,16 g Mg 2,6 g Zn
File đính kèm:
- PT ion thu gon.doc