Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán Các phép tính với số thập phân Toán Lớp 5

ppt18 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán Các phép tính với số thập phân Toán Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán “Các phép tính với số thập phân”Chuyên đề toán 5-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----1-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----a. Vị trí Hiện nay Đảng và nhà nước luôn luôn quan tâm coi trọng đếnChất lượng, đến sự phát triển giáo dục và đạo tạo, nhất là giáo dục ở bậc Tiểu học. Các em học tốt ở cấp học này sẽ là cơ sở nền tảng vững chắc để học lên cấp trên vì vậy toán học là môn quan trọng nhất từ cấp tiểu học để tạo nên nhân cách của người học sinh, giúp học sinh trưởng thành về mọi mặt.Môn toán có nhiều khả năng để phát triển tư duy, trí tuệ làm Cho các em nắm chắc về kiến thức kĩ năng cơ bản, từ đó biết Vận dụng vào thực hành. Trên cơ sở đó các em có khả năng tư duy độc lập, có tính sáng tạo. Xác định tư tưởng và thái độĐúng đắn về động cơ học tập. Môn toán là một môn khoa họcCó hệ thống cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động.I. Lí do chọn đề tài2-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Đây là công cụ học tốt các môn các môn học khác và tiếp tục nhận thức về kĩ năng tính toán một cách mạnh dạn, tự tin và có thể coi toán học là chìa khóa vạn năng để các em mở ra kho tàng tri thức của loài người.	Từ lí do trên tôi chỉ chọn nghiên cứu phần : “Các phép tính với số thập phân”b. Mục tiêu	Việc dạy và học môn toán ở trường Tiểu học gặp không ít khó khăn. Muốn đẩy mạnh chất lượng dạy và học môn toán đặc biệt là dạy các phép tính với số thập phân thì người GV cần phải tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp hơn.3-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----II. Nội dung và hình thức luyện tậpa. Về nội dungToán 5 bao gồm các nội dung : Về số và các phép tính Về đo lường Về giải toán có lời văn Về một số yếu tố thống kê.b. Về chương trình: có 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết 40 phút. Học kì I gồm 90 tiết, kì II gồm 85 tiết.4-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----mức độ trừu tượng khái quátcủa toán 5 cao hơn so với toán 1, toán 2 , toán 3, toán 4. Do đó các hình minh họa trong toán 5 đã được lựa chọn sao cho chúng hỗ trợ đúng mức sự phát triển trình độ nhận thức và tư duy của học sinh ở lớp cuối cấp Tiểu học. Tuy nhiên khi dạy giáo viên có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương, của lớp học, của từng đối tượng HS để lựa chọn bổ sung , giảm bớt hình ảnh minh họa trong SGK sao cho phù hợp. Việc làm này vừa giúp Hs học tập đạt kết quả tốt.vừa không hạ thấp.5-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----c. Các hình thức dạy họcPhương pháp dạy bài mới:Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bàihọc rồi giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệmđã tích lũy để tự mình ( hoặc cùng bạn trong nhóm ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết ( đã học ở các lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân) rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề. VD: khi dạy bài “ Cộng hai số thập phân” giáo viên có thể hướng dẫn hs :	- Nêu bài toán( trong SGK) dưới dạng tóm tắt	- Viết phép tính, HS nhận biết đây là phép tính với cácsố thập phân.	- Chuyển số đo là số thập phân về số đo là số tự nhiênvà thực hiện phép tính với các số tự nhiên sau đó lại chuyển lạisố đo là số tự nhiên về số đo là số thập phân.	- Viết kết quả của bài toán6-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Từ cách thực hiện phép tính của bài toán trên , hs biết các thực hiện phép tính với số thập phân.	+ Đặt tính	+ Tính như tính với số tự nhiên	+ Xử lí dấu phẩyHs tự nêu quy tắc thực hiện phép tính* Tạo điều kiện cho hs củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.	Trong SGK toán 5, sau phần học bài mới thường có 3 bài tậpđể học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bướcđầu vận dụng kiến thức mới để học giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. GV nên chọn trong sốcác bài tập này một số bài tập sẽ cho học sinh làm và chữa ngay tại lớp. HS có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp ( nếu còn thời gian) Hoặc có thể làm bài tập khi tự học.7-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Chẳng hạn với bài học: “ Cộng hai số thập phân” sau phầnhọc bài mới nên cho hs làm bài tập 1 và bài tập 2. Hs được thực hành quy tắc vừa học để làm. Sau khi học sinh đã làm vàchữa bài, nếu còn thời gian GV nên cho HS củng cố bài học bằng cách nhắc lại qui tắc vừa học, đặc biệt nên chú ý đến phần đăt tính của học sinh.Ví dụ: Với phép cộng: 75,8249,19+Khi tính từ phải sang trái học sinh coi như có chữ số 0 ở bênphải số 8 của 75,8( có thể viết thêm chữ 0 này để có 75,80) để cộng ở cột “hàng phần trăm” 0 cộng 9 bằng 9 viết 9.8Ví dụ: với phép cộng:54 23,45-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----+khi tính học sinh phải biết số 54 là số thập phân đặc biệtđể đặt tính cho đúng thì mới cộng chính xác, HS có thể viếtthành phép tính : 54,00 23,45+Trường hợp đối với phép trừ cũng vậy, còn đối với phép nhânsố thập phân có các trường hợp sau: Nhân một số thập phân vớimột số tự nhiên 13,46 80,4xNhân một số thập phân vớimột số thập phân12,567,897,968x9Đối với phép chia số thập phân có các trường hợp sau: -----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Chia một số thập phân chomột số tự nhiên7,44 6 1 4 1,2424 0 75 4 35 18,75 30 20 0Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân10-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Chia một số tự nhiên cho một số thập phân 72 6,4 80 11,25 160 320 0 Chia một số thập phân cho một số thập phân 28,5 2,5 35 1,14 100 0 11-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyên tập chung, ôn tập, thực hành.Cũng như SGK toán ở các lớp dưới.SGK toán 5 dành một thờ lượng thích đáng để dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành. Trong tổng số 175 tiết, có tới 99 tiết luyện tập thực hành, ôn tập. Ở các dạng bài này củng cố các kiến thức mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản của môn toán 5 và ở cấp tiểu học. Hệ thốnghóa các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích hs phát triểnnăng lực học toán. Các bài tập thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Hướng dẫn hs nhận ra các kiến thức đã học, trong các bài tậpđa dạng và phong phú của toán 5.Giúp hs tự làm bài theo khả năng của mình.12-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng hs Tập cho hs có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập thực hành.tập cho hs có thói quen tìm nhiều phương pháp và lựa chọnphương pháp hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với kết quả đã đạt được.13-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----III. Thực trạng* Về phía học sinhở lứa tuổi hs tiểu học nói chung, hs lớp 5 nói riêng các em giàu cảm xúc, tư duy trực quan vẫn phát triển nên việc dạy toán với đồ dùng dạy học là rất cần thiết và quan trọng không thể thiếu được. Học sinh tiểu học thường ghi nhớ rất máy móc, các em có thể ghi nhớ lâu dài những gì mà các em đã quan sát vật mẫu cụ thể, còn những kiến thức khô khan các em rất khó hiểu. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như các em lười học, tiếp thu máy móc, hổng kiến thức từ lớp dưới, một số gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em. * Về phía giáo viên: Giáo viên đã chú trọng trong việc đổi mới để nâng cao chất lượng trong giờ dạy, giúp hs chiếm lĩnh kiến thức mới mộtcác dễ dàng. Tuy nhiên một số tiết GV còn nói nhiều, làm hộhs dạy chay, phương pháp dạy học còn lúng túng ở các bài14-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----toán khó, tổ chức các hình thức dạy học chưa phong phú, phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn, chưa có sáng tạo.IV. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy các phép tính với số thập phân.- GV căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và SGK để thiết kế các hoạt động nhằm tổ chức học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua chính các hoạt động đó, GV không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà tổ chức hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên tổ chức sao cho hs thấy tự mình phát hiện tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa, hay nghe thông báo kết quả có sẵn trong sách giáo khoa. GV hướng dẫn để học sinh tập suy nghĩ quan sát, diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách riêng của mình. - Trong giờ học toán giáo viên nên tạo không khí thoải mái15-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----xây dựng môi trường toán học tự nhiên, gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống thực tế, gần gũi với đời sống thực của học sinh. Các câu truyện toán học, các trò chơi toán học sẽ giúp cho giờ toán học được thoải mái, nhẹ nhàng hơn, gây hứng thú cho học tập cho các em học sinh. Nếu giờ học toán nặng nề, có quá nhiều bài tập sẽ làm học sinh mệt mỏi chán học. Giáo viên tổ chức các hoạt động nhóm hợp lí, đúng chỗ, đúng mục đích, sử dụng SGK đồ dùng dạy học phải linh hoạt hiệu quả. - Thời lượng qui định cho mỗi tiết học, GV tự xác định sao cho phù hợp, với chương trình và đặc điểm trình độ học sinh trong lớp, không nhất thiết hết giờ phải hết bài, không nhất thiết phải làm hết bài tập ở lớp.- Giáo viên phải phân loại đối tượng hs trong lớp, đặc biệt quan tâm đến hs yếu kém, phải làm cho hs trong lớp đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. đồng thời phải chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi để hs không thấy nhàm chán vì bài học quá dễ. Mỗi bài học16-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----có thể có những mức độ yêu cầu khác nhau, GV phải xác định mức độ kiến thức, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng hs để mọi hs đều có thể đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng. - Để giờ học tốt thì việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên cần nẵm vững nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ sách giáo khoa.GV có nắm vững kiến thức và hiểu được đối tượng học sinh thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho hs học tập có hiệu quả.V. Quy trình giảng dạy1. Kiểm tra bài cũ2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Giảng bài - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 2 số thập phân - Thực hành c. Củng cố, dặn dò17-----Tổ 4 + 5 Trường PTCS Điền Xá----Kết quả:Qua quá trình giảng dạy, hs biết đặt tính ở phép cộng số thập phân đúng, nhất là phần thập phân có chữ số không bằng nhau. Trong giờ học toán các em hứng thú học tập, giờ học diễn ra tự nhiên không căng thẳng.Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của BGH và các đồng chí đồng nghiệp để giảng dạy môn toán được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!18

File đính kèm:

  • pptchuyen de toan 5.ppt