Chuyên đề Các phương pháp giải bài toán hoá học hữu cơ

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các phương pháp giải bài toán hoá học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Equation Chapter 1 Section 1Họ và tên HS : 	BàI TậP Mở RộNG CHO TừNG CHUYÊN Đề
Lớp :  Trường : ...	
Chuyên đề: Các phương pháp giải bài toán hoá học hữu cơ 	
LHD 1: 
Một hỗn hợp gồm 0,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200 ml dung dịch Y chứa CuSO4 0,5 M và AgNO3 0,3 M.
a. Chứng minh Cu và Ag kết tủa hết . Tính khối lượng chất rắn A thu được.
b. Để phản ứng hết với hỗn hợp X trên phải dùng bao nhiêu ml dung dịch Y ?
LHD2: Cho 1,5 gam hỗn hợp ( Al và Mg ) tác dụng với H2SO4 loãng thu được 1,68 lít H2 ( đktc) và dung dịch A.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
b. Cho vào dung dịch A một lượng NaOH dư, tính khối lượng kết tủa tạo thành.
c. Lấy 0,75 gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch CuSO4 . Lọc lấy chất rắn sinh ra cho tác dụng với axit HNO3 thì được bao nhiêu lít NO2 bay ra ( đktc ). 
LHD3: 
 Cho 28,2 gam hợp kim ( Al, Mg , Ag ) tan hết vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí ( N2, NO, NO2 ) có thể tích 8,96 lít ( đktc ) và tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 bằng 16,75.
Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ( biết khi tác dụng với HNO3 thì Mg cho ra N2, Al cho ra NO và Ag cho ra NO2 ).
LHD4 :
Cho hỗn hợp A gồm Mg và Al. Lấy 1/2 hỗn hợp tác dụng với CuSO4 dư, phản ứng xong đem toàn bộ chất rắn tạo thành cho tác dụng hết với HNO3 thu được 0,56 lít NO duy nhất.
a. Tính thể tích N2 sinh ra ở đktc khi cho hỗn hợp A tác dụng với HNO3.
b. Nếu hỗn hợp A là 1,5 gam, tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.
LHD5: 
Cho 3,61 gam hỗn hợp ( Al, Fe ) tác dụng với 100ml dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 , khuấy kỹ tới phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,12 gam chất rắn gồm 3 kim loại. Hoà tan B bằng dung dịch HCl dư cho ra 0,672 lít H2 (đktc ).
Tính nồng độ mol / lít của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu, biết hiệu suất phản ứng là 100% và nAl = 0,03 mol ; nFe = 0,05 mol.
LHD6: 
Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp tác dụng đủ với dung dịch H2SO4 ( l) thu được 2240 (đktc) . Nếu cho hỗn hợp B tác dụng với dung dịch NaOH dư thì còn lại một phần không tan nặng 13,6 gam.
1. Xác định khối lượng các chất trong hỗn hợp A và B.
2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần thiết đề hòa tan hết 13,6 gam chất rắn nói trên.
LHD7: 
Một hỗn hợp A gồm bột Al và Fe3O4 . Đun nóng hỗn hợp cho phản ứng hoàn toàn trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp B. Cho B phản ứng với dung dịch NaOH dư sinh ra 6,72 lit khí H2 . Còn khi cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít H2.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính số gam từng chất trong hỗn hợp A và B.
3. Tính thể tích dung dịch HNO3 10% ( d = 1,2 g/ml) để hoàn tan vừa hết hỗn hợp A ( biết khí phản ứng hoà tan xảy ra chỉ có khí duy nhất thoát ra là NO )
Các khí đo ở đktc.
LHD 8:
Trộn 10,44 gam Fe3O4 và 4,05 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, sau khi phản ứng kết thúc lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,68 lít khí ở đktc. Tính hiệu suất của quá trình nhiệt nhôm.
LHD 9:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với 60,15 gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3. Chia hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng thành 2 phần.
Phần một có khối lượng 20,05 gam cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,715 mol H2.
Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2.
1. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu
2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
LHD10: 
Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và sắt oxit FexOy. . Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành hai phần. Phần một có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 ở đktc và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định công thức của sắt Oxit và tính m./.+-

File đính kèm:

  • docChuyen de huu co(1).doc