Chuyên đề Các yếu tố hình học môn Toán Lớp 3 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Lan Anh

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các yếu tố hình học môn Toán Lớp 3 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề môn Toán - khối 3
Năm học 2007 - 2008
Dạy các yếu tố hình học
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: ........./ ........../ ..........
I) Phương pháp, cách thức tổ chức dạy học ở một số nội dung về yếu tố hình học:
 	Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là định hướng chung của phương pháp dạy học Toán3. 	Mặt khác cần khai thác tính đặc trưng của việc hình thành khám phá kiến thức về nội dung yếu tố hình học đối với học sinh lớp 3 là thông qua con đường "thực nghiệm", bằng quan sát và đo đạc, so sánh, phân tích đơn giản rồi quy nạp, khái quát hoá, .....Trên cơ sở đó GV cần lựa chọn cách dạy học phù hợp, tạo ra những hoạt động học tập của HS đảm bảo tính tích cực cho từng đối tượng HS của lớp. Cụ thể là:
	- Đối với các bài học về khái niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình học mới, có thể tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học bằng cách:
	+ Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến trực quan cụ thể chi tiết để nắm vững và sâu sắc hơn về khái niệm (hình vuông, hình chữ nhật, ...).
	+ Sử dụng đồ dùng trực quan (dạy và học) hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để HS (qua hoạt động cá nhân, nhóm) có biểu tượng hình học và nhận biết được các hình đó (khung ảnh, con tem, các tờ giấy có dạng hình chữ nhật, viên gạch bông, mặt quân súc sắc có dạng hình vuông, mặt đồng hồ treo tường có dạng hình tròn, hình ảnh của hai kim đồng hồ tạo thành biểu tượng của một góc, ê ke hoặc thước thợ mộc giúp HS làm quen với góc vuông, .......).
	+ HS liên hệ được khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới, ....
	- Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS kghi củng cố hiểu biết về hình dạng cac shình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông.
	- Với loại bài luyện tập hoặc nội dung thực hành cần cho HS được tự hoạt động (tự do vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả...). Tránh áp đặt hoặc làm thay HS. 	
	Một số bài tập luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, GV cần sáng tạo thêm các bài tập khác phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể và tạo được hứng thú cho HS.
II) Dạy một số nội dung về khái niệm, biểu tượng hình học trong Toán 3:
1. Bài góc vuông, góc không vuông:
	Để có "biểu tượng, khái niệm" về góc, HS được quan sát hai kim đồng hồ chỉ lúc 3 giờ, lúc 2 giờ, lúc 5 giờ. Từ "hình ảnh " hai kim đồng hồ, HS có hình ảnh về "góc" (hai kim đồng hồ tạo thành góc). Từ đó cho học sinh nhận dạng góc vuông, góc không vuông
2. Bài "Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng" giới thiệu "điểm ở giữa" thông qua trực quan hình. Từ đó nêu "O là điểm ở giữa 2 điểm A và B". Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng "đã có tính" định nghĩa khái niệm rõ hơn.
III) Dạy về nhận dạng hình trong Toán 3:
Giáo viên cần lưu ý:
	- ở lớp 1; 2 HS nhận biết (nhận dạng) các hình qqua trực giác tổng thể, còn đối với lớp 3 mức độ đã được nâng lên theo các đặc điểm về các yếu tố cạnh, góc của hình. Chẳng hạn: "Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau"; "Hình tròn có tâm, đường kính, bán kính; độ dài bán kính bằng nửa độ dài đượng kính; ...". Nhận biết hình qua cách kiểm tra hình dạng bằng ê ke, com pa, thước đo độ dài như: nhận biết góc vuông, góc không vuông bằng ê ke, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng qua đo bằng thước có vạch chia cm, nhận biết hình tròn bằng com pa, ...
IV) Dạy học tính chu vi, diện tích các hình trong Toán 3:
	Việc dạy học về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông ở lớp 3 nhằm mục đích cho HS vận dụng được các quy tắc tính chu vi, diện tích để tính chu vi, diện tích các hình. Mỗi bài học thường thực hiện 3 bước:
Bước 1: Xây dựng (hình thành quy tắc).
Bước 2: Nắm được (học thuộc) quy tắc.
Bước 3: Vận dụng quy tắc vào các bài luyện tập, thực hành (vận dụng trực tiếp hoặc gián tiếp).
* Lưu ý: Khi dạy dạng bài hình thành khái niệm mới:
	- Xây dựng biểu tượng về khái niệm bằng đồ dùng trực quan hoặc từ khái niệm cũ.
	- Thực hành kiểm nhgiệm khái niệm trên các vật thực (nếu có thể).
	- Hình thành kiến thức theo mục tiêu của bài học.
	- Luyện tập thực hành và chốt kiến thức (nếu có thể).
	- Cần khai thác hết tác dụng của đồ dùng học tập trong bộ đồ dùng Toán của GV và HS. Ngoài ra, GV có thể tạo thêm đồ dùng tự làm giúp HS có thêm biểu tượng trực quan để xây dựng và hiểu biết kiến thức.
	- Cần sử dụng đồ dùng trực quan một cách hợp lí và có hiệu quả, tránh lạm dụng đồ dùng gây lãng phí thời gian trong tiết học.
	Lương Tài, ngày ........ tháng ......... năm ..........
	Người thực hiện: 
	Nguyễn Thị Lan Anh

File đính kèm:

  • docToan lop 3.doc