Chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ

doc20 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1 : 	ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
SGK 11 nâng cao – 102 => A 
Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.	
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6.	 	B. 1, 2, 3.	 	C. 1, 3, 5.	D. 2, 4, 6.
SGK 11 nâng cao – 102 phần đặc điểm chung => B 
Câu 3: Cấu tạo hoá học là 
A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
SGK 11 nâng cao - 122 => C 
Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố 
trong phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
SGK 11 nâng cao – 115 => B 
Câu 5: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
C2H2 => Công thức phân tử là C2H2 ; C6H6 => công thức phân tử là C6H6 => Khác nhau về công thức phân tử . Cả 2 đều có cùng công thúc đơn giản nhất là (CH)n => B 
Câu 6: Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là:
A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém.
B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao.
C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
D. kém bền và có khả năng phản ứng cao.
SGK 11 nâng cao - 131 => D 
Câu 7: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
SGK 11 nâng cao – 102 => B 
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.
A đúng “SGK 11 nâng cao – 102” B đúng “SGK 11 nâng cao – 123” C sai “SGK 11 nâng cao – 123”
D đúng “SGK 11 nâng cao – 124”
VD: C sai : M = 60 ; C3H7OH ; CH3COOH “Khác nhau về công thức phân tử” 
=> C
Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
A sai vì không theo một hướng nhất định “Không phải thứ tự”
B sai “Tính chất hóa học giống nhau “Không phải khác nhau”
C sai “ đó là đồng phân”
D đúng ngược của C “SGK 11 nâng cao – 123” => D 
Câu 10: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng
A. đồng phân.	B. đồng vị.	C. đồng đẳng.	D. đồng khối.
SGK 11 nâng cao 123
Câu 11: Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất
A. không no.	B. mạch hở.	C. thơm.	D. no hoặc không no.
SGK 11 nâng cao 155 ; Hợp chất không no là trong liên kết C với C có chứa liên kết đôi hoặc liên kết 3 hay chưa liên kết pi “SGK 11 nâng cao 124” => A 
Câu 12: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: 
A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. 
D. Tất cả đều đúng.
SGK 11 nâng cao 106 => D
Câu 13: Phát biểu không chính xác là:
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết s, sự xen phủ bên tạo thành liên kết p.
Giống câu 9 => B sai 
A đúng dựa vào thành phần phân tử “Chứa chất nào : C, H , Cl , N , O “ Cấu tạo hóa học “Đồng phân”
C đúng “SGK 11 nâng cao – 123”
D đúng “SGK 11 nâng cao – 124” => B 
Câu 14: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
SGK 11 nâng cao – 112 ; X chắc chắn có C, H , N vì tạo ra CO2, H2O , N2 “Bảo toàn nguyên tố trước và sau pứ” => còn lại có thể hoặc không có oxi “Xét thằng oxi này theo định lượng các nguyên tố khác” => A
Câu 15: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
A. Kết tinh.	 	B. Chưng cất	C. Thăng hoa.	D. Chiết.
SGK 11 nâng cao - 103 . Để tách các chất lỏng có nhiệt độ khác nhau nhiều người ta thường dùng chưng cất thường. => B 
Câu 16: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
SGK 11 nâng cao – 106 => B đúng
A sai vì có NaCl là chất vô cơ “Không phải hidrocacbon” 
C sai vì có CH3CH3 là hidrocacbon không phải dẫn xuất.
D sai vì có HgCl2 là chất vô cơ “Không phải hidrocacbon” 
Câu 17: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). 
Các chất đồng đẳng của nhau là:
A. Y, T.	B. X, Z, T.	C. X, Z.	D. Y, Z.
Đồng đẳng cùng tính chất hóa học và hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 “SGK 11 nâng cao – 123”
A đúng vì Y và T đều là rượu thơm “Rượu thơm là có vòng benzen và OH gắn với gốc C ở ngoài vòng benzen.
B sai vì X và Z không hơn kém nhau CH2
C sai vì giống B
D sai vì không hơn kém nhau CH2
Câu 18: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3.	B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.	D. C4H10, C6H6.
Đồng phân là các hợp chất khác nhau nhưng cùng công thức phân tử “SGK 11 nâng cao – 123”
=> A đúng vì cùng CTPT : C2H6O 
Câu 19: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. CH3COOCH3.	B. HOCH2CHO.	C. CH3COOH.	D. CH3OCHO.
Z1 có thể là CH3OH “Rượu” hoặc HCHO”andehit” => Z2: HCOOH “Axit” HO-CHO
Z3 chỉ có thể là A : CH3COOCH3 “Este” 
B và D cùng với đồng đẳng HO – CHO 
C loại vì cùng đồng đẳng Axit.
 => A 
Câu 20: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ?
A. (I), (II).	B. (I), (III).	C. (II), (III). 	D. (I), (II), (III).
Đồng phân lập thể “SGK 11 nâng cao – 127”
Điều kiện để có đồng phân hình học là R1 # R2 và R3 # R4 “ 	 	R1	R3
	C=C
	 R2	R4	
I sai vì R3 giống R4 “CH3”=> Loại A , B , D “Vì đều chứa I” => C đúng “Hoặc nhìn thấy đúng Đk”
C 
Câu 21: Cho các chất sau : CH2=CH-C≡CH (1) ; CH2=CHCl (2) ; CH3CH=C(CH3)2 (3) ; 
CH3CH=CH-CH=CH2 (4) ; CH2=CHCH=CH2 (5) ; CH3CH=CHBr (6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2, 4, 5, 6.	B. 4, 6.	C. 2, 4, 6.	D. 1, 3, 4.
CH2=CH-C≡CH (1) ; CH2=CHCl (2) không có đồng phân hình học vì R1 giống R2 “H” 
Loại A , C , D vì chứa 1 và 2 => B
4 đúng vì nếu xét nối đôi đầu tiên => R1# R2 “ CH3 # H” ; R3 # R4 “CH=CH2 # H” 
Nối đôi thứ 2 không có đồng phân hình học vì R3 giống R4 “H”
5 sai vì xét nối đôi 1 thì R1 giống R2 “H” , nối đôi 2 thì R3 giống R4 “H”
6 đúng R1 # R2 “CH3 # H” ; R3 # R4 “H # Br”
Câu 22: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans ?
A. 1,2-đicloeten.	B. 2-metyl pent-2-en.	C. but-2-en.	D. pent-2-en.
A . 1,2 – đicloeten “ClCH=CHCl “R1 #R2 và R3#R4 “Cl # H => có đồng phân hình học”
B . 2 – metyl pent – 2 –en “ CH3 - (CH3)C = CH-CH2 “R1 giống R2 “CH3” => không có đồng phân hh”
=> B 
C. But – 2 – en “CH3 – CH = CH – CH3 => có thấy R1 # R2 , R3 # R4 “CH3 # H”
D . pent – 2 – en “ CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 => có đồng phân hh R1 # R2 “CH3 # H” R3 # R4 “H # CH2 – CH3”
Câu 23: Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là
A. 1-brom-3,5-trimetylhexa-1,4-đien.	B. 3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien-1-brom.
C. 2,4,4-trimetylhexa-2,5-đien-6-brom.	D. 1-brom-3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien.
SGK 11 nâng cao – 108. Đánh số thứ tự gần nhóm halogen “Br” 
2 liên kết đôi => ankandien “SGK 11 nâng cao – 166” => đuôi đien
số chỉ vị trí – tên nhánh tên mạch chính – số chỉ vị trí – đien
	 6	 5 4	 3	 2	 1
(CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr => CH3 – (CH3)C = CH – (CH3)C(CH3) – CH = CH – Br
6 số => 6 C => Hexa “SGK 11 nc 109” => D : 1 – brom – 3,3,5 – trimetylhexa – 1,4 – đien. 
“Nhớ câu thần trú : Mẹ - Em – Phải – Bón – Phân – Hóa – Hợp - Ở - Ngoài – Đồng
Met – et – prop – but – pen – hex – hept – oct – non – đec “ oct – non – đec ứng với tháng 10-11-12 “Tiếng Anh”
Câu 24: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là:
A. 2,2,4- trimetylpent-3-en.	B. 2,4-trimetylpent-2-en.
C. 2,4,4-trimetylpent-2-en.	D. 2,4-trimetylpent-3-en.
(CH3)2C=CH-C(CH3)3 là anken vì chỉ có 1 liên kết đôi . Đánh số thứ tự từ C gần liên kết đôi nhất.	
“Quy tắc đọc tên SGK 11 nâng cao – 156 số chỉ vị trí – tên nhánh tên mạch chính – số chỉ vị trí - en”
	 1 2	 3	 4	 5	
(CH3)2C=CH-C(CH3)3 => CH3 – C(CH3) = CH – (CH3)C(CH3)-CH3
=> C : 2,4,4 – trimetylpent – 2 - en
Câu 25: Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là:
A. 1,3,3-trimetylpent-4-en-1-ol.	B. 3,3,5-trimetylpent-1-en-5-ol.
C. 4,4-đimetylhex-5-en-2-ol.	D. 3,3-đimetylhex-1-en-5-ol.
CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 chứa OH => Đánh số thứ tự C gần OH nhất 
“Chú ý quy tắc đánh số thứ tự COOH > OH > Liên kết 3 > Liên kết 2 > Liên kết 1”
SGK 11 nâng cao – 221 => Danh pháp : tên hidrocacbon mạch chính - số vị trị - ol 
Hay số chỉ vị trí – tên nhánh tên mạch chính – số vị trí – ol
	 6	 5	4	 3	 2	1
CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 => CH2 = CH – (CH3) C(CH3) – CH2 – CH(OH) – CH3
C : 4,4 – đimetylhex – 5 – en – 2 – ol 
Câu 26: Cho công thức cấu tạo sau : CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ phái sang trái có giá trị lần lượt là:
A. +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3.	B. +1 ; -1 ; -1 ; 0 ; -3.
C. +1 ; +1 ; 0 ; -1 ; +3.	D. +1 ; -1 ; 0 ; -1 ; +3.
Cách xác định số oxi hóa C trong chất hữu cơ.
(Các số oxi hóa của các chất O , H , N , halogen  thì vẫn vậy)
+ Trong hợp chất hữu cơ thì tách riêng từng nhóm Cn ra tính
VD : CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH3 => CH3 | CH2 | CH | CH3 | CH3 => -3|-2|-1|-3|-3
+ Nếu nhóm chức không chứa C (halogen , -OH , -O-,NH2) thình tính số Oxihoa C gắn cả nhóm chức.
VD: CH3 – CH(Br)-CH3 => CH3 | CHBr | CH3 => -3 | 0 | -3
CH3 –CH2 – CH2OH => CH3 | CH2 | CH2OH => -3 | -2 | -1
CH3 – O – CH2 – CH3 => CH3 – O| O – CH2 | CH3 => -2 | -1 | -3
+ Nếu nhóm chức có C thì tính riêng.
VD : CH3 – CHO => CH3 | CHO => -3 | +1
CH3 – COOH => CH3 | COOH => -3 | +3
CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO => CH3 | CHOH | CH | CCl | CHO => -3 | 0 | -1 | +1 | +1
=> từ phải qua trái +1 | +1 | -1 | 0 | -3 => A
Câu 27: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết p và vòng là:
A. (2x-y + t+2)/2.	B. (2x-y + t+2).	C. (2x-y - t+2)/2.	D. (2x-y + z + t+2)/2.
Tổng quát 
CT CxHyOzNtXuNav “X là halogen” Tổng số lk pi + vòng = (2x-y+t+2 – u – v )/2 => A 
“Gọi là độ bất hoạt k “
Câu 28: a. Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
AD bài 27 => Tổng số liên kếtp + vòng = (2.20 – 30 +2)/2 = 6 => số liên kết p = Tổng số - số vòng = 5 “Vì có 1 vòng” => C 
b. Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopen có
A. 1 vòng; 12 nối đôi.	B. 1 vòng; 5 nối đôi. 	
C. 4 vòng; 5 nối đôi. 	D. mạch hở; 13 nối đôi.
Hidro hóa tạo thành C40H82 => C40H56 không có liên kết vòng “Vì không thể phá vòng”
AD bài 27 => số p = (2.40 – 56 + 2)/2 = 13 => 13 nối đôi. => D 
Câu 29: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng. 
B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.
C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở. 
D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.
AD bài 27 => Metol C10H20O có tổng số p + vòng = (2.10 – 20 +2)/2 = 1 => 1 vòng “Vì metol ko có nối đôi”
Menton C10H18O có tổng số p + vòng = (2.10 – 18 + 2) = 2 => 1 vòng “Vì menton có 1 nối đôi”
=> Cả 2 đều có vòng => A 
Câu 30: Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y £ 2x+2 là do:
A. a ³ 0 (a là tổng số liên kết p và vòng trong phân tử).
B. z ³ 0 (mỗi nguyên tử oxi tạo được 2 liên kết).
C. mỗi nguyên tử cacbon chỉ tạo được 4 liên kết.
D. cacbon và oxi đều có hóa trị là những số chẵn.
Thỏa mãn công thức kia => Hóa trị C = 4 ; Hóa trị O = 2 => Đều là số chẵn
Câu 31: Tổng số liên kết p và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là:
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
AD bài 27 => Tổng số p + vòng = (5.2 – 9 + 2 -1) / 2 = 1 => B 
Câu 32: Tổng số liên kết p và vòng ứng với công thức C5H12O2 là:
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
AD bài 27 => Tổng số p + vòng = (5.2 – 12 +2)/2 = 0 => A 
Câu 33: Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là
A. CnH2n-2Cl2.	B. CnH2n-4Cl2.	C. CnH2nCl2.	D. CnH2n-6Cl2.
Công thức có dạng CnHyCl2 “Vì điclo hay 2 Cl” 
Chứa 1 liên kết 3 => 2p không vòng 
=> AD bài 27 => Tổng số p + vòng = 2 = (2n – y +2 -2) /2 => y = 2n – 4 => CnH2n-4Cl2 => B 
Câu 34: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết p là
A. CnH2n+2-2aBr2.	B. CnH2n-2aBr2.	C. CnH2n-2-2aBr2.	D. CnH2n+2+2aBr2.
Tương tự 33 => a = (2n – y +2 -2) / 2 => y = 2n – 2a => CnH2n-2aBr2 => B 
Câu 35: Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CnH2n+2O2 thuộc loại
A. ancol hoặc ete no, mạch hở, hai chức.	B. anđehit hoặc xeton no, mạch hở, hai chức.
C. axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở.	D. hiđroxicacbonyl no, mạch hở.
CnH2n+2O2 => AD bài 27 : => Tổng số p + vòng = (2n – 2n – 2 + 2) / 2 = 0
Không thể là axit “COOH” , este “COO” , andehit “CHO” , xeton”CO” , hidroxicacbonyl”OH – R – COOH” vì đều có 1 liên kết p “Xem SGK để biết thêm liên kết pi trong các gốc”
A “Ancol và ete không chứa liên kết p – 2 chức vì có 2Oxi”
Câu 36: Ancol no mạch hở có công thức tổng quát chính xác nhất là
A. R(OH)m.	B. CnH2n+2Om.	C. CnH2n+1OH.	D. CnH2n+2-m(OH)m.
Tổng quát cách xác định công thức tổng quát của mọi chất.
Cách 1:CnH2n +2 - 2a – m (Chức)m
Cách 2: CnH2n+ 2 – 2aXb “X thường là Oxi ; b là số X trong chất”
“Cách 1 : a không tính số pi trong chức” , “Cách 2: a tính cả số pi trong chức”
“Tùy vào từng bài sẽ sử dụng Cách 1 hoặc cách 2”
VD : Tìm CTTQ : Axit 2 chức có 1 liên kết pi trong hidrocacbon
Cách 1: a = 1 “1 lk pi” m =2 vì có 2 chức COOH => CnH2n+2 – 2 – 2(COOH)2 
Hay Cn+2H2nO4 ó Cn+2H2(n+2) -4O4 hay CmH2m-4O4 “CTTQ có dạng CnHyOz”
Cách 2: a = 3 “2 pi trong gốc COOH “Vì 2 chức” + 1 pi tỏng hidrocabon” 
=> CnH2n+2 – 2.3O4 hay CnH2n-4O4 “O4 vì 2 chức (COOH)2 => có 4 Oxi”
Trong đó a là số liên kết p + vòng được tính như sau a = (2.số C + 2 – số H)/2
(Áp dụng cho cả hidrocacbon VD C3H4 thì là ankin có2lk pi . Nếu áp dụng CT cũng tìmđược a = 2)
m là số nhóm chức ( VD : 1 ,2 ,3 nhóm OH)
(CHức: – OH , -O-,COOH,COO)
Ancol no => a = 0 => CnH2n+2 – m (OH)m => D 
Câu 37: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là:
A. CnH2n+1CHO.	B. CnH2nCHO.	C. CnH2n-1CHO.	D. CnH2n-3CHO.
AD 36: Chức CHO “andehit” ; a = 1 vì có 1 p ; m = 1 vì có 1 gốc CHO “Đơn chức”
=> CnH2n+2 – 2 -1(CHO) hay CnH2n-1CHO => C 
Câu 38: Anđehit mạch hở có công thức tổng quát CnH2n-2O thuộc loại
A. anđehit đơn chức no.	
B. anđehit đơn chức chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon.
C. anđehit đơn chức chứa hai liên kết p trong gốc hiđrocacbon.
D. anđehit đơn chức chứa ba liên kết p trong gốc hiđrocacbon.
AD 27: số p = (2n – (2n-2) +2)/2 = 2 “Vì mạch hở không có vòng”
Mà andehit có 1 p trong gốc CHO => còn lại 1 p trong góc hidrocacbon => B 
Câu 39: Công thức tổng quát của ancol đơn chức mạch hở có 2 nối đôi trong gốc hiđrocacbon là
A. CnH2n-4O.	B. CnH2n-2O.	C. CnH2nO.	D. CnH2n+2O.
AD 36: Cách 1: ancol đơn chức => 1 gốc OH hay m = 1 ; 2 nối đôi trong gốc hidrocacbon => a = 2 “2 liên kết pi”
CnH2n+2 – 2.2 – 1(OH) hay CnH2n-2O => B 
Cách 2: ancol đơn chức => 1 gốc OH => 1 Oxi ; 2 nối đôi => a = 2 “2pi”
=> CnH2n + 2 – 2.2O hay CnH2n – 2O => B 
Câu 40: Anđehit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết p trong gốc hiđrocacbon là:
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
AD 27: CnH2n – 4O2 là andehit 2 chức “Vì có 2Oxi “Chức CHO” => có 2 liên kết p trong chức
Tổng số p = (2n – (2n-4) +2)/2 = 3 => số liên kết p trong gốc hidrocacbon = 3 – 2 = 1 => B 
Câu 41: Công thức phân tử tổng quát của axit hai chức mạch hở chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon là:
A. CnH2n-4O4.	 	B. CnH2n-2O4.	C. CnH2n-6O4.	 	D. CnH2nO4.
AD 36 : Cách 2: => a = 3 “2 pi trong gốc COOH “2 chức” + 1 pi trong hidrocacbon ” 
4Oxi “Vì 2 chức COOH” => CnH2n+2 – 2.3O4 hay CnH2n – 4O4 => A 
Câu 42: Axit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết p trong gốc hiđrocacbon là:
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
AD 27: số pi = (2n – (2n-4)+2)/2 = 3 => số liên kết pi trong hidrocabon = 3 – 1 = 2 “Vì có 1 liên kết pi trong gốc COOH” => C 
Câu 43: Tổng số liên kết p và vòng trong phân tử axit benzoic là: 
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Axit benzoic “C6H5COOH” “SGK 11 nâng cao 249” Hay C7H6O2
 => số lk pi + vòng = (2.7 – 6 +2)/2 = 5 => C 
Câu 44: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14
A. 6.	B. 7.	C. 4.	D. 5.
“Mọi người down load file Kĩ thuật xác định đồng phân - công thức tính nhanh số đồng phần rất hay”
C6H14 có 5 đồng phân “SGK 11 nâng cao – 139” “Nên học thuộc bảng”
Các bước viết đồng phân. Dạng có CT CnH2n+2 – 2k
Bước 1: Tính số liên kết pi + vòng “Công thức bài 27
CxHyOzNtXuNav k =(2x-y+t+2 – u – v )/2 “X là halogen”
Đối với hợp chất cố CT tổng quát : CnH2n+2 – 2k
k = 0 => CnH2n+2 ( n≥ 1), Ankan “Parafi – một số sách viết vậy”
k = 1 => CnH2n ( n≥ 2), Anken “olenfin” hoặc CnH2n ( n≥ 3), xicloankan
k = 2 => CnH2n-2 ( n≥ 2), Ankin hoặc CnH2n-2 ( n≥ 3), Akađien
k = 4 => CnH2n-6 ( n≥ 6), Aren “Benzen”
.“Đọc kỹ file down load để hiểu thêm” “Mình chỉ nêu ra từng bài”
C6H14 => k = (2.6 – 14 + 2)/2 = 0 => ankan => Chỉ có liên kết đơn.
Bước 2: Viết đồng phân theo các trường hợp.
Mình thường viết mạch thẳng rùi mới viết mạch nhánh.
C6H14 : CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 ; CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2 – CH3 ; CH3 – (CH3)C(CH3) – CH2 – CH3 
CH3 – CH(CH3)– CH2(CH3) – CH3 => 5 => D 
Câu 45: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là:
A. 2.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
C5H10 => k = (2.5 – 10 +2)/2 = 1 => Anken “Chú ý đồng phân hình học” hoặc xicloankan
Do mạch hở => C5H10 là anken “Vì xicloankan mạch vòng”
CH2 = CH - CH2 – CH2 – CH3 “Ko có đp hình học vì R1 giống R2” => 1 
CH3 – CH = CH – CH2 - CH3 “Có đồng phân hình học” => 2 
CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3 “Ko có đp hình học R1 giống R2” => 1 
CH2 = CH – CH(CH3) – CH3 “Ko có đp hình học R1 giống R2” => 1
CH3 – C(CH3) = CH – CH3 “Không có đp hình học R1 giống R2” => 1
=> có 6 đp => C 
Câu 46: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H10 là:
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
Bài 45 “không tính đồng phân hình học” CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 chỉ 1 đồng phân cấu tạo
 + C5H10 mạch vòng “xicloankan”
Đồng phân cấu tạo => Không tính hình học
C5H10 có k =1 => 1 pi “Anken” hoặc 1 vòng “Xicloankan”
Anken => bài 3 => có 5 Đp cấu tạo
Xicloankan : 
CH3
	CH3
 C2H5	 	CH3
=> 5 đp xicloankan
CH3	 CH3
=> 10 đp cấu tạo của C5H10 “5 anken + 5 xicloankan”
Câu 47: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 là:
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
C5H8 có k = (2.5 – 8 + 2)/2 = 2 pi => Ankin hoặc ankandien hoặc 2 vòng “Chú ý đồng phân hình học”
Do mạch hở => Chỉ có ankin và ankandien.
Ankin : CH ≡ C – CH2 – CH2 – CH3 ; CH2 – C ≡ C – CH2 – CH3
CH ≡ C – CH(CH3) – CH3 ; => 3 
Ankandien : CH2 = C=CH-CH2-CH3 “ ko có đp hình học ở cả 2 lk đôi” => 1
CH2 = CH – CH = CH – CH3 “Có đp hình học ở liên kết thứ 2” => 2 
CH2 = CH – CH2 – CH=CH2 “không có đp hình học” => 1
CH3 – CH= C =CH – CH3 “ko có đp hình học vì không có R2 và R4” =>1 
 “Hiểu R1 và R2 ; R3 và R4 giống nhau” 
CH2 = C = C(CH3) – CH3 “ko có đp hình học” => 1
CH2=C(CH3)-CH=CH2 “ko có đp hình học” =>1 
=> 10 đồng phân => D
“Chú ý mẹo nếu liên kết đôi có dạng CH2 = R thì ko có đp hình học ở liên kết đôi đó”
Câu 48: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H12 là:
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
C9H12 có k = (2.9 – 12 +2)/2 = 4 => Aren “bezen k ≥4” “Để ý thằng này có 3 vị trí o,m,p SGK 11 nâng cao 187”
Vì đánh trên word khó nên mình quy ra 6 điểm trên vòng benzen “SGK cho dễ hiểu”
C6H5 – CH2 – CH2 – CH3 “CH2 – CH2 – CH3 ở vị trí 1 cũng giống như các vị trí còn lại”=> 1 
C6H5 – CH(CH2) – CH3 “CH(CH2) – CH3 ở vị trí 1 cũng giống vị trí còn lại” => 1 
CH3 – C6H4 – C2H5 “CH3 ở vị trí 1 còn C2H5 lần lượt ở vị trí 2 giống 6, 3 giống 5 , 4 “ => 3 
CH3 – C6H4 (CH3) – CH3 “1 CH3 ở vị trí 1 , 2CH3 còn lại ở 2 và 3 “3 cái liên tiếp” , 2 và 4 giống 6 và 4 “ 2 cái cạch nhau + 1 cái cách “ , 3 và 5 “3 cái cách nhau 1 vị trí” ” => 3
=> 8 đồng phân => B “Phần này hơi khó hiểu chút quan trọng là hiểu “ 3 cái liên tiếp , 2 cái liên tiếp + 1 cái cách , 3 cái cách nhau đối với C9H12 “
Câu 49: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là:
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 6.
C9H10 có k = 5 => Aren + 1 liên kết pi “Chú ý đồng phân hình học”
C6H5 – CH=CH – CH3 “CH = CH – CH3 ở vị trí 1 giống như mọi vị trí” “Có đồng phân hình học” => 2
C6H5 – CH2 – CH = CH2 “CH2 – CH = CH2 ở vị trí 1 giống mọi vị trí” 
“ ko có đp hình học vì dạng R = CH2” => 1
C6H5 – C(CH3)=CH2 “Ko có đp hh” =>1
CH2 = CH – C6H4 – CH3 “CH2 = CH ở vị trí 1 còn CH3 lần lượt ở vị trí 2 , 3 , 4” “ko có đp hh” => 3
=> 7 đp => A 
Câu 50: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Br3 là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
C3H5Br3 có k = (2.3 – 5 +2 - 3)/2 = 0 => C3H5Br3 toàn liên kết đơn “Giống ankan”
Vì 3C => không có mạch nhánh => chỉ cần thay đổi số Br => cách viết.
Br - CH2 – CH(Br) – CH2(Br) ; C(Br)3-CH2-CH3; CH2(Br)-C(Br)2-CH3 ; CH(Br)2-CH(Br) - CH3 ; CH(Br)2 – CH2 –CH2(Br) => 5 đp => C 
Câu 51: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
C3H5Cl có k = (2.3 – 5 +2 – 1)/2 = 1 => anken “1 liên kết đôi” “đp hình học” hoặc xicloankan “1 vòng”
1 liên kết đôi . 
Cl - CH= CH – CH3 “có đp hình học” => 2
CH2=C(Cl)-CH3 “ko có đp hình học” => 1
CH2 = CH – CH2(Cl) “ko có đp hình học” => 1
Mạch vòng: CH2 – CH2
CH(CL)	=> 1
=> có 5 đp => C 
Câu 52: Hợp chất C4H10O có số đồng phân ancol và tổng số đồng phân là:
A. 7 và 4.	B. 4 và 7.	C. 8 và 8.	D.10 và 10.
C4H10O => k = (2.4 – 10 + 2)/2 = 0 
Đp ancol no đơn chức : 2 n-2 “n là số C; 

File đính kèm:

  • docdai cuong hoa hoc huu co co huong dan giai chi tiet.doc