Chuyên đề “Dạy học tự nhiên và xã hội tích hợp nội dung bảo vệ môi trường”
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề “Dạy học tự nhiên và xã hội tích hợp nội dung bảo vệ môi trường”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ “ DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” A - ĐẶT VẤN ĐỀ : M«i trêng vµ b¶o vÖ m«i trêng ®· vµ ®ang lµ mét vÊn ®Ò ®îc c¶ thÕ giíi nãi chung, ViÖt Nam nãi riªng ®Æc biÖt quan t©m. ChÊt lîng m«i trêng cã ý nghÜa to lín trong sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®èi víi cuéc sèng con ngêi. T×nh tr¹ng m«i trêng cña níc ta hiÖn nay ®ang rÊt xÊu nh : c¹n kiÖt tµi nguyªn rõng, kho¸ng s¶n; suy tho¸i tµi nguyªn ®Êt; « nhiÔm vµ c¹n kiÖt tµi nguyªn biÓn; « nhiÔm m«i trêng ®Êt, níc , kh«ng khÝ; chÊt ®éc do chiÕn trang ®Ó l¹i hËu qu¶ nÆng nÒ; d©n sè t¨ng nhanh vµ ph©n bè kh«ng ®Òu g©y søc Ðp cho m«i trêng; ... §øng tríc thùc tr¹ng ®ã, gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng v× môc tiªu ph¸t triÓn bÒn v÷ng lµ mét trong nh÷ng gi¸o dôc ®îc §¶ng vµ Nhµ níc ta dµnh cho mèi quan t©m ®Æc biÖt. Ngµy 15 th¸ng 11 n¨m 2004, Bé ChÝnh trÞ ®· ban hµnh NghÞ quyÕt sè 41/NQ-TW vÒ T¨ng cêng cong t¸c b¶o vÖ m«i trêng trong thêi k× ®Èy m¹nh CNH, H§H ®Êt níc; ngµy 17 th¸ng 10 n¨m 2001, Thñ tíng ChÝnh phñ ban hµnh QuyÕt ®Þnh sè 256/2003/Q§-TTg phª duyÖt ®Ò ¸n “§a c¸c néi dung b¶o vÖ m«i trêng vµo hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n”... Thùc hiÖn chñ tr¬ng cña §¶ng vµ ChÝnh phñ, ngµy 31 th¸ng 1 n¨m 2005 Bé trëng Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o ®· ra chØ thÞ s« 02/2005/CT-BGD&§T vÒ “T¨ng cêng c«ng t¸c gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng”, x¸c ®Þnh nhiÖm vô träng t©m cho Gi¸o dôc phæ th«ng tõ n¨y ®Õn n¨m 2010 lµ trang bÞ cho HS kiÕn thøc, kÜ n¨ng vÒ m«i trêng vµ b¶o vÖ m«i trêng b»ng c¸c h×nh thøc phï hîp th«ng qua c¸c m«n häc vµ ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp, x©y dùng nhµ trêng xanh, s¹ch , ®Ñp. H¬n n÷a chóng ta muèn cã m«i trêng trong lµnh th× cÇn ph¶i cã sù gãp søc cña mäi quèc gia, mäi cÊp, mäi ngµnh vµ ®Æc biÖt lµ cña mäi ngêi d©n trªn tr¸i ®Êt nµy kh«ng kÓ mµu da, tuæi t¸c, chøc vô, giµu nghÌo....Nh vËy häc sinh tiÓu häc kh«ng thÓ n»m ngoµi vÊn ®Ò m«i trêng. C¸c em ®îc häc, c¸c em sÏ biÕt m«i trêng cã t¸c ®éng nh thÕ nµo ®Õn cuéc sèng, thÊy ®îc tr¸ch nhiÖm cña m×nh ®èi víi m«i trêng vµ ®Æc biÖt c¸c em biÕt m×nh ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ m«i trêng - ®ã lµ môc ®Ých cuèi cïng cña viÖc gi¸o dôc m«i trêng cho häc sinh. ChÝnh v× vËy mµ gi¸o dôc m«i trêng cho häc sinh tiÓu häc lµ viÖc lµm kh«ng thÓ thiÕu ®Ó gi÷ cho tr¸i ®Êt chóng ta ngµy cµng trong lµnh, th©n thiÖn h¬n. Nhng thùc tr¹ng d¹y häc tÝch hîp m«i trêng vµ b¶o vÖ m«i trêng trong c¸c m«n häc, ®Æc biÖt lµ m«n Tù nhiªn vµ X· héi vÉn cßn nhiÒu bÊt cËp. Cô thÓ : - Về phía giáo viên : + Vì đây là vấn đề mới nên có nhiều giáo viên bỡ ngỡ với cách tiếp cận vấn đề này, nhiều giáo viên chưa biết tích hợp theo cách nào, tích hợp vào lúc nào trong giờ học, nhiều khi chính trong tiết học dạy đã có tích hợp nhưng vẫn mơ hồ về vấn đề đó. + Một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung giáo dục môi trường trong môn tự nhiên và xã hội nên tích hợp chưa hiệu quả. + Có GV còn nhìn môi trường với góc độ hẹp, phiến diện, nghĩ rằng giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở các yếu tố tự nhiên. Giáo dục môi trường chỉ mang tính lí thuyết, hình thức mà chưa chú ý đến khâu hiệu quả thực tế của việc giáo dục đó. - Về phía học sinh : + Các em học về môi trường và bảo vệ môi trường mang tính lí thuyết nhiều hơn, chưa vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bảo vệ môi trường mới tồn tại trong ý nghĩ của các em mà nó chưa biến thành những hành động cụ thể. + Một số học sinh rất thờ ơ với môi trường, coi bảo vệ môi trường là việc ngoài tầm tay của mình. Với tầm quan trọng và thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học còn qua các môn học, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2, 3 còn nhiều bất cập, trường Tiểu học Gia Tân quyết định làm chuyên đề “Dạy học Tự nhiên và Xã hội tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” . Nhằm đưa ra những phương pháp dạy học tích hợp thích hợp với những nội dung trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3. B - NỘI DUNG : I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1- Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường và BVMT đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. * Các quan niệm về môi trường : - Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Môi trường của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học. Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học ... tồn tại ngoài ý muốn của con người. - Môi trường xã hội là tổng các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định... nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. * Các chức năng của môi trường : 1- Cung cấp không gian sinh sống cho con người. 2- Cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. 3- Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải của con người tạo ra. 4- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin. * Ô nhiễm môi trường : - Làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống. - Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực. * Thông tin về tình trạng môi trường Việt Nam : cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất; ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên biển; ô nhiệm môi trường đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại nặng nề; dân số tăng nhanh, phân bố không đầu gây sức ép với môi trường.... 2- Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học : a- Khái niệm về giáo dục bảo vệ môi trường : Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. b- Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học : Giáo dục bảo vệ môi trường ở tiểu học nhằm : - Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu : + Các thành phần môi trường : đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thưcj vật và quan hệ giữa chúng. + Mối quan hệ giữa con người và thành phần môi trường. + Ô nhiễm môi trường. + Biện pháp BVMT xung quanh (nhà ở, trường, lớp học ...) - HS bước đầu có khả năng : + Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp lứa tuổi. + Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. + Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác. + Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. + Thân thiện với môi trường. + Quan tâm đến môi trường xung quanh. c- Nội dung giáo dục BVMT ở tiểu học : - Môi trường xung quanh học sinh. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường. - Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động. - Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quên, thái độ trong BVMT. d- Cách thức đưa giáo dục BVMT vào trường tiểu học : - Tích hợp, lồng ghép qua các môn học. - Trở thành nội dung của hoạt động NGLL. - Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cải tạo môi trường địa phương, hình thành và phát triểnn thói quen ứng xử thân thiện với môi trường. II- TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI 1 - Mục tiêu : a) Kiến thức : - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. - Biết và kể được một số việc làm của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh đến sức khoẻ của con người, - Biết được một số biện pháp BVMT. b- Thái độ, tình cảm : - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia BVMT cho cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với các hành động BVMT và phê phán những hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường. C - Kĩ năng, hành vi : - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bạn bè tham gia BVMT. 2- Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường : a . Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. Ví dụ: Dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau: + Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? + Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp? Dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác. + Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác? + Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người? b. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Ví dụ: Dạy bài “Vệ sinh môi trường” lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng. c. Phương pháp trò chơi Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi. d. Phương pháp tìm hiểu, điều tra Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5). 3 - Hình thức tích hợp : - Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học. - Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh trường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương - Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh. 3- Cách thức đưa giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội : Giáo dục BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội có 3 mức độ tích hợp lồng ghép : toàn phần, bộ phận và liên hệ. a. Mức độ toàn phần Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như bài Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp (lớp 2); Vệ sinh môi trường (lớp 3). Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. b. Mức độ bộ phận Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà (lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2). Giáo viên lưu ý: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. - Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học? - Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì? - Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt. c. Mức độ liên hệ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ: Vệ sinh thân thể (lớp 1); Cây sống ở đâu? (lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất (lớp 3). - GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT. - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường. - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép. 4- Địa chỉ, nội dung, mức độ tích hợp giáo dục BVMT môn TN&XH : a- Nội dung GDBVMT trong môn TN-XH - Chủ đề con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Chủ đề Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình. - Chủ đề Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng. b- Nội dung BVMT cụ thể ở từng lớp : Lớp 1 : - Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể. ăn uống hợp lí. - Xã hội: + Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng. + Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học. + Môi trường cộng đồng: cuộc sống xung quanh. - Tự nhiên: + Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc. + Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét... Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 8: Ăn uống hàng ngày Bài 9 Hoạt động và nghỉ ngơi Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. Liên hệ Bài 12 Nhà ở Bài 13 Công việc ở nhà Biết nhà ở là nơi sống của con người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: Sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập Bộ phận Bài 17 Giữ gìn lớp học sạch, đẹp Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch, đẹp. Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp. Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng của lớp gọn gàng, không vẽ bậy lên bàn, lên tường; trang trí lớp học. Toàn phần Bài 18: Cuộc sống xung quanh Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. Liên hệ Bài 29 Nhận biết cây cối và con vật Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên. Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng. Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khoẻ con người. Yêu thích, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà. Bộ phận Bài 30 Trời nắng, trời mưa Bài 33 Trời nóng, trời rét Bài 34 Thời tiết Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. Liên hệ Lớp 2 : - Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun. - Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc. + Trường học: giữ vệ sinh trường học. + Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường. -Tự nhiên: + Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng. + Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người. Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 6: Tiêu hoá thức ăn Bài 7 Ăn uống sạch sẽ - Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá. - Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no. - Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường. - Biết tại sao phải ăn uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch. Liên hệ Bài 9 Đề phòng bệnh giun - Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh. - Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu đại tiện đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín, uống sôi, Bộ phận Bài 12 Đồ dùng trong gia đình - Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở. Bộ phận Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở - Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. - Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp. - Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ. Toàn phần Bài 18: Thực hành: giữ trường học sạch, đẹp - Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. - Có ý thức giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch, đẹp. Toàn phần Bài 21, 22: Cuộc sống xung quanh - Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. - Có ý thức bảo vệ môi trường. Liên hệ Bài 24: Cây sống ở đâu ? Bài 27: Loài vật sống ở đâu? - Biết cây cối, các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. - Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật. Liên hệ Bài 31: Mặt trời - Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người Liên hệ Lớp 3 : - Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp. + Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. + Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ. - Xã hội: + Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống. + Giữ vệ sinh trường, lớp học. + Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương. - Tự nhiên: + Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng. + Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Bài 3 : Vệ sinh hô hấp - Biết một số hoạt động của con người gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. - HS biết một số việc làm có hại cho sức khoẻ. Bộ phận Bài 8 : Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Bài 10 : Hoạt động bài tiết nước tiểu Bài 15 : Vệ sinh thần kinh Bài 19 : Các thế hệ trong một gia đình - Biết về các MQH trong gia đình. Gia đình là một phần của XH. - Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong ia đình giữ gìn môi trường trong lành, sạch, đẹp. Liên hệ Bài 24 : Một số hoạt động ở trường Biết những hoạt động ở trường và cí ý thức tham gia các hoạt động ở trường nhằm góp phần BVMT như : làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây ... Bộ phận Bài 30 : Hoạt động nông nghiệp Bài 31 : Hoạt động công nghiệp, thương mại Biết các hoạt động nông nghiệp, cộng nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó. Liên hệ Bài 32 : Làng quê và đô thị Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và đô thị Liên hệ Bài 36 : Vệ sinh môi trường - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khoẻ con người và động vật. - Biết phân, rác thải không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Biết một biện pháp xử lí phân, nước thải hợp vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường Toàn phần Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Liên hệ Bài 49 : Động vật Bài 50 : Côn trùng Bài 51 : Tôm Bài 52 : Cá Bài 53 : Chim Bài 54 : Thú - Nhận ra sự đa dạng, phong phú của các con vật sống trong các môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật quý hiếm và có ích. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. Liên hệ Bài 56, 57 : Đi thăm thiên nhiên - Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên - Hình thành kĩ năng quan sát. nhận xét, mô tả môi trường xung quanh. Liên hệ Bài 58 : Mặt trời - Biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái đất. - Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc thực tế cuộc sống hằng ngày. Liên hệ Bài 64 : Năm, tháng và mùa Bài 65 : Các đới khí hậu Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. Liên hệ Bài 66 : Bề mặt trái đất Bài 67 : Bề mặt lục địa - Biết các loại địa hình trền Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,...là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và sinh vật. - Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Bộ phận III - QUY TRÌNH SOẠN GIẢNG MỘT TIẾT CÓ TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG : Quy trình soạn giảng tiết Tự nhiên và Xã hội có tích hợp nội dung bảo vệ môi trường cũng giống một tiết soạn giảng bình thường. Chỉ khác ở mục tiêu có thêm nội dung tích hợp bảo vệ môi trường, đối với những bài tích hợp theo mứa độ bộ phận hay liên hệ GV cần soạn cụ thể, thể hiện các phương pháp ở trên ở từng hoạt động cụ thể. Còn đối với bài tích hợp toàn phần thì GV soạn như soạn những bài giảng bình thường. Quy trình chuẩn bị một kế hoạch bài học : Để tổ chức một kế hoạch bài học, GV phải trả lời được những câu hỏi sau : 1- Khi lập kế hoạch bài học vần có những thông tin gì làm căn cứ? 2- HS cần thu hoạch được những kết quả gì sau giờ học? 3- Những kiến thức HS cần biết và hiểu, những kĩ năng thái độ cần hình thành cho HS theo trình tự nào? 4- Những kiến thức nào ở bài học phải tích hợp nội dung GDBVMT? Tích hợp theo cách thức nào : toàn phần hay bộ phận hay liên hệ? 5- Cần sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào để hoạt động dạy có hiệu quả? ( Trong đó GV cần quan tâm đến cả phương pháp và hình thức tích hợp nội dung GDBVMT) 6- Làm thế nào để biết HS đã tiếp thu được những nội dung gì qua bài học? 7- Những đồ dùng nào cần thiết cho nội dung bài học? 8- Cần có bao nhiêu hoạt động? đó là những hoạt động nào? Thời gian dành cho mỗi hoạt động là bao nhiêu? 9- Những nội dung nào nên để HS nghiên cứu cá nhân, những nội dung nào để HS thảo luận nhóm, cả lớp? Nếu thảo luận nhóm thì cần nhóm mấy, nhóm như thế nào? 10 - Nội dung nào nên để HS học tập ngoài hiện trường thì tốt hơn?
File đính kèm:
- Chuyen de day TNXH tich hop BVMT TH Gia Tan.doc