Chuyên đề : Dạy học văn bản nhật dụng

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Dạy học văn bản nhật dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề:
dạy học văn bản nhật dụng
	a. đặt vấn đề.
	I. cơ sở lí luận.
	Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể lọai hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất, nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người trước mắt và của cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Các văn bản nghệ thuật lấy hình thức làm tiêu chí lựa chọn thì văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại như các kiểu văn bản để biểu đạt nội dung. Văn bản nhật dụng đưa học sinh trở lại những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta đều quan tâm hướng tới. Vậy làm thế nào để học sinh thấy rõ được tính thực tiễn của văn bản nhật dụng? Đây là vấn đề đặt ra cho việc đi sâu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học văn bản nhật dụng.
	II. Cơ sở thực tiễn
	Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn chiếm 10% nhưng tác giả của SGK chỉ hướng dẫn giáo viên trong SGV những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản nhật dụng. Trong khi trước đó, lí luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả.
	Trong thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng ở THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập trong kiến thức và phương pháp. Sự mơ hồ về hình thức kiểu loại văn bản nhật dụng, nhất là các hình thức phi văn học, sự lạ lẫm khi xác định mục đích của các bài học văn bản nhật dụng khác xa với bài học tác phẩm văn chương, những yêu cầu mới hơn trong việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả hai phía giáo viên và học sinh, cách đa dạng hóa các hệ thống dạy học như thế nào là tương hợp với bài học văn bản nhật dụng, sử dụng như thế nào các phương pháp dạy học nhất là các phương tiện dạy học mới trong hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học như thế nào để tăng tính hứng thú và hiệu quả dạy học tích cực cho các bài học văn bản nhật dụng... là những vấn đề không thể bỏ qua hoặc giải quyết hời hợt.
	Chính vì những lí do trên mà tổ khoa học xã hội trường THCS Vạn Phúc tổ chức chuyên đề " Dạy học văn bản nhật dụng " để đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc trong hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS để dần dần tháo gỡ những khó khăn, giúp giáo viên hoàn thành tốt các yêu cầu, mục tiêu khi dạy học văn bản nhật dụng và học sinh nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống.
	b. giải quyết vấn đề.
	Với chuyên đề này, tôi đề cập đến vấn đề phương pháp giảng dạy với 3 nội dung.
	I. Xác định mục tiêu dạy học.
	Cũng giống như những môn học khác, môn Ngữ văn giáo dục kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn bộc lộ rõ nét hơn, phong phú hơn đó là phải hòa hợp 3 phân môn trong một chỉnh thể bài học với các mục tiêu tích hợp của nó nhưng lại vừa tách tương đối mỗi phân môn thành từng bài học đẩm bảo các mục tiêu cụ thể do dặc trưng mỗi phân môn đòi hỏi; hơn nữa, yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn bản, theo các loại hình nội dung văn bản còn đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong việc xác định mục tiêu bài học.
	Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể lọai hoặc chỉ kiểu văn bản, nhưng không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại. Tuy nhiên sự nhìn nhận một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng nhu cầu cập nhật về đề tài, gợi quan tâm chú ý của người học về những vấn đề thời sự xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cộng đồng đã khiến sự có mặt của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần là sự hiện diện của các hiện tượng thẩm mĩ tiêu biểu, mà cần hơn là trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng văn bản ngôn từ.
	Từ nhận thức này, ta thiết kế hoạt động dạy học văn bản nhật dụng mà trước hết là việc xác định mục tiêu của bài học. Vậy đâu là mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng? Có 2 mục tiêu quan trọng là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ.
	Với kiến thức, bài học văn bản nhật dụng giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập tới trong văn bản.
	Đối với tác phẩm văn chương, hoạt động đọc - hiểu là việc đọc nghiền ngẫm, phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những khái quát về đời sống tác giả. Nghiã là người đọc tự mình khám phá và rung động lấy ý nghĩa đời sống và thẩm mĩ của tác phẩm. Đó chính là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật; còn đối với văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn vào nội dung tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính thời sự hơn là đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của văn bản. Như vậy, việc xác định mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải bắt đầu từ sự rành rõ trong phân loại văn bản. Chẳng hạn, cùng một văn bản như " Cuộc chia tay của những con búp bê " , nếu quan niệm đây là một tác phẩm văn chương hư cấu thì yêu cầu đọc - hiểu sẽ bao gồm phát hiện, bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như : cốt truyện, nhân vật, cách kể và cuối cùng là sự cảm nhận về khái quát xã hội của tác giả, biểu hiện ở các lớp nghĩa của tác phẩm như : vấn đề cái giá của bi kịch gia đình trong các vụ li hôn, mái nhà yên ấm, cần thiết như thế nào đối với con trẻ, vẻ đẹp tình huynh đệ, hoặc vấn đề quyền trẻ em... Nhưng nhìn nhận văn bản này là một văn bản nhật dụng thì phạm vi đọc - hiểu cho dù không thể bỏ qua các dấu hiệu hình thức nổi bật của văn bản, nhưng chủ yếu là phát hiện nội dung, chưa cần là các chủ đề khái quát những vấn đề sâu xa của đời sống và số phận của con người, mà chỉ cần là vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với HS, thức dậy không chỉ tình chia sẻ bất hạnh với bạn bè đồng cảnh ngộ mà còn là ý thức về quyền được hưởng niềm vui và hạnh phúc. Đó chính là ý nghĩa cập nhật của bài học này và cũng chính là mục tiêu kiến thức chủ yếu của văn bản nhật dụng " Cuộc chia tay của những con búp bê ".
	Những biến chuyển của xã hội không chỉ làm thay đổi tích cực thời đại, nâng cao cuộc sống con người mà còn tạo ra vô số những tiêu cực và hiểm họa mà chính ta cần nhận thức và ứng phó không phải trên phạm vi một dân tộc, một quốc gia mà cả toàn cầu, vì sự tốt đẹp, bền vững của cộc sống trên trái đất, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và sức khỏe cộng đồng, vấn đề dân số, quyền sống của trẻ em, vấn đề chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ thế giới hòa bình...Những vấn đề xã hội bức thiết đó cần được cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có hình thức tuyên truyền bằng báo chí nghị luận nhật dụng.
	 Như vậy nội dung của văn bản nhật dụng là những vấn đề gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, nên mục tiêu bài học văn bản nhật dụng còn là sự mở rộng nhận thức của học sinh tới đời sống xã hội và bản thân về những vấn đề được đặt ra từ văn bản.
	 Cơ hội để lĩnh hội ccác tri thức cập nhật về nhiều vấn đề thiết thực vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài là thế mạnh của bài học văn bản nhật dụng . Nhưng các bài học văn bản nhật dụng không khuôn lại ở việc cung cấp tri thức trong nội bộ văn bản mà còn mở rộng hiểu biết của người học theo vấn đề được đề cập trong văn bản. ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên trong văn bản " Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử " có thể gợi học sinh liên tưởng tới nhiều cây cầu chớng nhân lịch sử khác trên đất nước, quê hương trong cả thời chiến tranh đánh giặc ( như cầu Nậm Rốm, cầu Hàm Rồng... ) và hòa bình xây dựng ( như cầu Thăng Long, cầu Mĩ Thuận ... ) . Văn bản " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ " và " Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 " sẽ gợi cho học sinh liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khỏa con người ở mỗi làng quê, thành phố, đất nước đang bị chính con người hủy hoại ( nạn chặt cây, gây cháy rừng, lũ lụt, ma túy, các loại rác thải chưa được xử lí gây ô nhiễm, hệ thống thoát nước ).
	 Về đích giao tiếp, các văn bản nhật dụng chủ yếu thỏa mãn mục đích truyền thông xã hội hơn là sự thỏa mãn giao tiếp thẩm mĩ. Cho dù văn bản không nhiều văn chương đặc sắc thẩm mĩ, chẳng hạn trong văn bản " Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử " hay là " Ca Huế trên sông Hương " , nhưng các kiến thức xã hội, lịch sử va văn hóa đất nước diễn ra trên cây cầu chứng nhân và dòng sông thơ mộng trong hai bài văn này có thể đem lại cho người đọc nhỏ tuổi không chỉ hiểu biết về thủ đô Hà Nội và xứ Huế thơ mộng qua một cây cầu, một dòng sông âm nhạc nổi tiếng mà có thể khơi dậy ở họ tình yêu, niềm tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước mình.
	Nhưng về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của PTBĐ nào đấy. Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong các van bản " Ôn dịch, thuốc lá ", " Thông tin về ngày trái đất năm 2000 " nhưng ở những văn bản khác như " Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử " hay là " Ca Huế trên sông Hương " không thuần túy thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Trong khi PTBĐ biểu cảm nổi bật trong văn bản " Cổng trường mở ra ", " Mẹ tôi ", " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ " thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành sức truyền cảm của các văn bản khác như " Phong cách Hồ Chí Minh ", " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Như vậy dạy học văn bản nhật dụng vẫn theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt nhưng không phải là mục tiêu chính của bài học văn bản nhật dụng.
	Như vậy, cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi học sinh, đó sé là định hướng mục tiêu chung của các bài học văn bản nhật dụng cần được quán triệt tong dạy học phần văn bản nhật dụng trong chương trình THCS.
	II. Chuẩn bị
	1. Kiến thức.
 	Giáo viên thu thập ( đồng thời giao cho các nhóm HS cùng sưu tầm ) các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình, mạng in-tơ-net, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...) làm chất liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với đời sống.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học " Ôn dịch, thuốc lá " giáo viên cần thu thập các tư liệu về các bệnh do hút thuốc lá gây ra như tranh, ảnh, báo chí...lấy đó làm chất liệu minh họa cho bài giảng đồng thời cũng giao cho học sinh sưu tầm các tài liệu như tranh, ảnh, báo chí...
	2. Phương tiện.
	 Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các HTDH đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học. Các phương tiện dạy học truyền thống như bản đen, phấn trắng, thậm chí cả máy chiếu hắt là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên. ở đây hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó ngoài văn bản ( báo chí, mĩ thuật, điện ảnh...) nếu được thu thập thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng. ví dụ khi dạy văn bản " Ca Huế trên sông Hương " ta có thể dùng đĩa ghi hình về Huế, ghi âm về các làn điệu ca Huế cùng các làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất nước thì chắc chắn rằng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc dạy - học.
	III. Phương hướng dạy học	 
	1. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt
 	Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK THCS
Tên văn bản
PTBĐ
Thể loại
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Động Phong Nha
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Ca Huế trên sông Hương
Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
Phong cách Hồ Chí Minh
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Thuyết minh
Biểu cảm
Thuyết minh
Biểu cảm
Biểu cảm
Tự sự
Thuyết minh
Thuyết minh
Thuyết minh
Nghị luận 
Thuyết minh
Nghị luận 
Nghị luận 

Bút kí 

Bút kí 


Truyện ngắn
Bút kí
 ta thấy:
	- Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ " Cuộc chia tay của những con búp bê ", " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử ", " Động Phong Nha ", " Ca Huế trên sông Hương " còn lại phần lớn là các bức thư, công báo, bài báo khoa học khó gọi chúng bằng tên của thể loại. Trong khi nếu xác định hình thức của văn bản này theo PTBĐ sẽ dễ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều đó cho thấy dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức biểu đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học chúng theo đặc trưng thể loại văn học.
	- Khi thiết kế chương trình dạy học văn bản nhật dụng, các tác giả SGK Ngữ văn THCS nhấn mạnh rằng dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản. Nhưng trong bất kì văn bản nào, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên việc đọc - hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiệu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng. Trong dạy học văn bản không thể hiểu đúng nội dung tư tưởng văn bản nếu không được đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng. Chẳng hạn nếu văn bản nhật dụng được tạo theo PTBĐ tự sự như " Cuộc chia tay của những con búp bê " thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự đặc trưng như : sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống phức tạp của gia đình thời hiện đại. Khi văn bản được tạo theo phương thức biểu cảm như " Cổng trường mở ra " nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi côn người, thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ là dạy học theo các dấu hiệu của văn bản biểu cảm, biểu hiện qua lời nói thấm đẫm cảm xúc tư duy của tác giả và giàu có hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc.
	 Do mục đích trình bày, thảo luận để thuyết phục bạn đọc theo những vấn đề thời sự về khoa học, chính trị, xã hội được mọi người quan tâm trong cuộc sống đương thời, nên PTBĐ phổ biến của các văn bản nhật dụng thường là thuyết minh và nghị luận. Nhưng cũng như trong mọi văn bản thông thường khác, điều đó không chỉ thuần túy một phương thức nghị luận hay thuyết minh. Trong văn bản nhật dụng, sự đan xen các yếu tố của phương thức khác thường xuất hiện khi người viết không chỉ trình bày các tri thức về đối tượng hoặc sự nhận thức tỏ tường về hiện tượng mà còn muốn làm cho sự vật, hiện tượng được trình bày hiện lên rõ nét đồng thời thể hiện trong đó cảm xúc hoặc suy tư của mình.
	+ Chẳng hạn, nếu lời văn giàu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc là những nét hình thức nổi bật của văn bản thuyết minh " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử " thì dạy học tương ứng sẽ là nhấn vào các chi tiết miêu tả và biểu cảm.
	 ví dụ: 
	1. Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên?
	2. Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với nhỡng ngày đầu năm 1947 - ngày trung đoàn thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã xác nhận ý nghĩa chứng nhân nào của cầu Long Biên?
	3. Số phận của cầu Long Biên trong những năm chỗng Mĩ được ghi lại như thế nào?
	4. Lời văn miêu tả trong đoạn này có gì đặc biệt?
	5. Từ đó, cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân chiến tranh như thế nào?
	6. Tác giả đã chia sẻ tình cảm như thế nào đối với cây cầu chớng nhân này?
	+ Nếu thuyết minh kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc là đặc điểm hình thức của văn bản " Ca Huế trên sông Hương " thì vận dụng dạy học tương ứng sẽ chú ý đến phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong văn bản, ví dụ : Về hình thức văn bản này kết hợp nhiều hình thức như nghị luận, chứng minh, miêu tả, biểu cảm. Hãy quan sát mỗi phần văn bản để xác định PTBĐ chính của mỗi phần.
	+ Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức tồn tại của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình " thì dạy học tương ứng sẽ theo phương hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả, ví dụ có thể tổ chức cho HS đọc hiểu phần cuối văn bản bằng hệ thống câu hổi sau:
	1. Phần cuối văn bản có 2 đoạn văn. Đoạn văn nào nói về chúng ta chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này?
	2. Em hiểu thế nào về " bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng " ?
	3. ý tưởng của tác giả về việc " mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân " bao gồm những thông điệp gì?
	4. Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó của ông?
	GV giảng tóm tắt:
	- Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng đlà tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân thế giới.
	- Thông điệp về một cuộc sống đẫ từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xóa bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân.
	- Tác giả là người yêu chuộng hòa bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phần cao độ.
	Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc - hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp trong mọi bài học ngữ văn.
	2. Dạy học tích hợp.
	Dạy học văn bản nhật dụng cũng yêu cầu phương pháp tích hợp. Văn bản nhật dụng có thể là văn bản văn học nhưng cũng có thể là văn bản phi văn học. Dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng PTBĐ của mỗi văn bản đòi hỏi phải tích hợp kiến thức, kĩ năng của cả hai phân môn Văn ( đọc – hiểu ) với Tập làm văn ( kiểu văn bản ). Ví dụ như dạy học văn bản nhật dụng “ Đấu tranh cho mội thế giới hoà bình, khi chú ý đến cấu trúc văn bản có ý thức tích hợp đọc văn với đặc trưng cuă văn bản “nghị luận:
	1. Câu hỏi đàm thoại: Văn bản “ Đấu tranh cho mội thế giới hoà bình “ nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Đó là tư tưởng nào?
	2. câu hỏi trắc nghiệm: Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm 4 luận điểm. Hãy tách đoạn văn theo các luận điểm này:
	- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất.
	- Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
	- Tính phi lí của chiến tranh hạt nhân.
	- Loài người cần đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình.
	3. Câu hỏi đàm thoại: Tại sao đây là một bài văn nghị luận chính trị – xã hội?
	4. Giảng tóm tắt:
	- Tư tưởng “ Đấu tranh cho một thế gới hoà bình “ được trình bày trong một hệ thống 4 luận điểm.
	- Đây là bài nghị luận chính trị – xã hội vì nội dung được trình bày là thái độ đối với vấn đề chiến tranh hạt nhân.
	Trong dạy học văn bản nhật dụng, gắn kết tri thức trong văn bản với các tri thức ngoài văn bản liên quân trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung văn bản cũng là một phương diện cảu dạy học tích hợp.
	Ví dụ 1: Trong bài “ ca Huế trên sông Hương có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau :
	? Ngoài dân ca Huế, em còn biét những vùng dân ca nổi tiếng nào khác trên đất nước ta cũng thể hiện nỗi lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn? Hãy hát một làn điệu mà em thích?
	Ví dụ 2 : Trong bài “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử “ có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau :
	Ngoài cây cầu Long Biên, em còn biết những cây cầu nổi tiếng nào khác chứng nhân cho thời kì đổi mới trên đất nước nước ta? Hãy giới thiệu một trong các cây cầu đó?
	Do yêu cầu gắn với đời sống, giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống nên phạm vi tích hợp nổi bật trong dạy học văn bản nhật dụng sẽ là tạo nhiều cơ hội cho HS liên hệ ý nghĩa văn bản nhật dụng được học đối với đời sống xã hội và cộng đồng và của bản thân.
	Ví dụ: Trong văn bản “ Đấu tranh cho một thế gới hoà bình “ có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau :
	1. Qua phương tiện thông tin đại chúng ( đài phát thanh truyền hình, báo chí, mạng in-tơ-net ... ) , em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa cuộc sống trái đất?
	2. Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng “ như đề nghị của nhà văn Gác-xi-a Mác-két?
	Từ những vấn đề trên có thể khái quát: Dạy học văn bản nhật dụng theo hướng tích hợp phải gắn kết đọc - hiểu của mỗi văn bản với các tri thức tương ứng của PTBĐ ( tích hợp với tập làm văn ) với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề của văn bản nhật dụng ( tích hợp đọc văn với kiến thức liên quan ). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với các phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của các nhân và cộng đồng hiện đại ( tích hợp đọc văn với đời sống ).
	III. Dạy học tích cực.
	Để đáp ứng quan điểm dạy học tích cực trong văn bản nhật dụng thì giáo viên phải lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức daỵ học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS.
	Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn bản là công việc là công việc dạy học chủ động và tích cực của GV và HS trong khâu chuẩn bị bài học. Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá hoạt động dạy học vặn bản nhật dụng? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội dung thông tin bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn của GV hoặc học sinh HS để làm rõ hon nội dung nhật dụng cả văn bản được học.
	Ví dụ 1 : Trong bài học " Ca Huế trên sông Hương " GV có thể phát qua đầu VCD một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diền tả lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
	Ví dụ 2 : Trong bài ôn dịch, thuốc lá có thể thống kê các con số nói về sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người, kết hợp thuyết minh ngắn về các tranh ảnh sưu tầm được.
	Trong dạy học văn bản nhật dụng, hình thức trò chơi dạy học được tạo nên nhằm vào việc xử lí nguồn tư liệu này sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bài học. Chẳng hạn, dạy học bằng trò chơi trong bài học " Ca Huế trên sông Hương " có thể là thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế; thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hoá thế giới; thi hát dân ca các vùng miền.
	Còn trong bài học " Ôn dịch, thuốc lá " trò chơi có thể là: thi kể chuyện người thật, việc thật và công bố tư liệu đã thu thập được về tác động xấu của thuốc lá đến lối sống của con người; mỗi HS đóng một vai xã hội ( là nhà báo, tuyên truyền viên, hoạ sĩ... ) để trình bày hành động tham gia vào chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ( thưởng điểm )	
	Ví dụ 1 : Trong bài ( Ca Huế trên sông Hương ) có thể sử dụng câu hỏi:
	1. Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế ở miền Trung có gì giống với thưởng thức dân ca quan họ ở miền Bắc?
	2. Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sứ mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người?
	Học văn bản nhật dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ nên giảm thiểu đọc diễn cảm và hạn chế tối đa các lời giảng bình thậm chí có thẻ vắng bóng 2 phương pháp này cũng là biểu hiện của dạy học tích cực văn bản nhật dụng.
	Sự gần gũi, thiết thực của các chủ đề nhật dụng trong bài học, mục đích giúp HS hoà hợp hơn nữa với cuộc sống xã hội đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng cần thể hiện nhiều hơn tính dân chủ và hào hứng trong hoạt động dạy, nhất là hoạt động học. GV tạo cơ hội nhiều nhất cho mọi HS tham gai tìm hiểu văn bản theo cách tự sưu tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài văn, tự bộc lộ ý kién khi đọc - hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học tập, tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ, thiết thực minh hoạ chủ đề văn bản cho các nhóm thi đua và tự chấm điểm... là thể hiện tinh thần dân chủu trong dạy học văn bản nhật dụng.
 	Nói tóm lại dạy học văn bản nhật dụng theo phương pháp tích cực phải da dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá và tương hợp với đọc - hiểu văn bản nhật dụng: thu thâp, sưu tầm, xử lí các nguồn tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến thức theo nội dung văn bản nhật dụng trên các kênh thông tin; coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm về văn bản bằng hệ thống câu hỏi trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo nhóm và câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay; giảm thiểu đọc diễn cảm và giảng bình; sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn minh hoạ chủ đề văn bản nhật dụng; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học điện tử để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp; tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học văn bản nhật dụng.
	c. kết luận.
	Việc vận dụng sáng tạo, mềm dẻo các phương p

File đính kèm:

  • docChuyende VBND-MH.doc