Chuyên đề Đề khảo sát lần 2 lớp 11a6 năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đề khảo sát lần 2 lớp 11a6 năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNHYÊN
________
ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 LỚP 11 A 6
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 ------------------

 	
Câu I (2,0 điểm)
 Trong chương XV, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng), tác giả miêu tả từ xa “đám ma gương mẫu” trong câu văn lặp lại nhiều ẩn ý. Hãy chép câu văn và nêu rõ những ẩn ý Vũ Trọng Phụng muốn gửi đến người đọc qua chi tiết đó.

Câu II (3,0 điểm) 
 Anh, chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
 “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”. 
 (Vic-to Huy-gô, nhà văn Pháp)
 (Lưu ý: Viết bài luận khoảng 400 từ)

Câu III (5,0 điểm) 
 Khi nghĩ về Chí Phèo ( truyện Chí Phèo – Nam Cao), thị Nở thành thật: 
 “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”.
 Anh, chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình về ý kiến trên.


---------
Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên ........ Số báo danh :






















 HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2. LỚP 11 A 6
NĂM HỌC 2013 – 2014

Nội dung

Điểm
I
Trong chương XV, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng), tác giả miêu tả từ xa “đám ma gương mẫu” trong câu văn lặp lại nhiều ẩn ý. Hãy chép câu văn và nêu rõ những ẩn ý Vũ Trọng Phụng muốn gửi đến người đọc qua chi tiết đó.

2.0

- Giới thiệu chung về tp, tác giả và bút pháp trào phúng; khái quát chương XV và chi tiết làm nổi bật chủ đề phê phán lối sống đạo đức giả của giới thượng lưu..
0,25

- Nêu chính xác hai câu văn trong đoạn 4. (Nếu sai dấu chấm câu trừ 0,25 đ
0,5

- Cảnh đám tang được miêu tả theo nhiều góc nhìn: từ xa và cận cảnh; các giác quan; các thủ pháp tả thực và hư cấu, liên tưởng .
- Chi tiết Đám cứ đi... nhìn từ xa thể hiện công việc đưa đám tự nhiên, bình thường, không có gì khó khăn, cản trở. Lặp lại trong đoạn 4, dùng thêm trợ từ chủ động “cứ đi” lộ ra sự không bình thường. (ý nghĩa tả thực)
- Ý nghĩa trào phúng: tại sao đám cứ đi, không lệ thuộc vào chuyện gì, cái gì, không cần con cháu hay người nào đó làm gì, đám vẫn cứ tiến lên đến nghĩa địa. Đám ma có thể tách hẳn, không liên quan gì đến đám người đưa, đám con cháu và bạn hữu đông đủ và văn minh lịch sự thị thành.
- Chi tiết Đám cứ đi... lặp lại tả quy mô “đám ma to, đám ma gương mẫu, tả cụ thể và thoáng qua vài gương mặt con cháu và người thân cụ Tố như đám rước hội. Đám ma làm ai cũng sung sướng, mãn nguyện, từ người trong quan tài cho đến những người đi theo. Người chết và người sống đi với nhau một đoàn nhưng không liên quan gì nhau. Thói đạo đức giả bị phơi bày xót xa, thấm thía.
- Đọc đoạn trích và hiểu hình ảnh đám ma gương mẫu, to tát, ta đồng tình với Vũ T rọng Phụng, lên án và chỉ trích một bộ phận thị dân, nhân cơ hội nhà có người chết để tổ chức ma chay linh đình, khoe sự quyền quý, giàu sang, khoe danh và kiếm lợi... 
0,25

0,25


0,25



0,25





0,25
II
Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
 “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai.” 
 (Vic-to Huy-gô, nhà văn Pháp)
3,0

- Giải thích
 + Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai về vật chất, về tinh thần.... Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế có thật. Tương lai là những hiện thực sẽ xẩy ra, có thể xảy ra, là cuộc sống, công danh...)
 + Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của dự kiến, mong ước. Không có mơ ước, mục đích, không có dự định trong suy nghĩ sẽ không có động cơ, không có lý tưởng, không có cảm hứng để phấn đấu xây dựng cuộc đời ngày mai.
0,5

- Phân tích và bình luận quan niệm:
+ Con người sống cần phải có ước mơ. Có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao, thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình…
 + Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình.
( Dẫn chứng không có ước mơ->không có mục đích , không có ngày mai)
+ Mơ ước hão huyền, viển vông không dựa và năng lực và thực tế bản thân sẽ dẫn ta đến thất bại, bi quan, tuyệt vọng. ( Làm giàu nhanh, phi pháp; mơ lấy chồng giàu, mơ lấy vợ đẹp; mơ thi đỗ ...). 
+ Biết mơ ước chân thành nhưng cần phải nỗ lực, quyết tâm thực hiện bằng được theo cách hợp lý, hợp pháp. 
1,5

- Bài học nhận thức và hành động:
 + Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.
 + Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.
+ Người nào sống mơ mộng, ảo tưởng, tin vào tương lai hão huyền tưởng tượng, mê tín sẽ dẫn đến thất bại, bi quan, tuyệt vọng. 
1,0
III a
 Khi nghĩ về Chí Phèo ( truyện Chí Phèo – Nam Cao), thị Nở thành thật: 
 “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”.
 Anh, chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình về ý kiến trên.

5.0

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được chân dung nhân vật Chí Phèo trong nhận xét của thị Nở: liều lĩnh (lưu manh) và hiền, đáng thương (lương thiện). Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau


- Giới thiệu khái quát về Nam Cao và giá trị nhân văn của tác phẩm. 
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo hiện lên trong tâm trí thị Nở vừa chân thực vừa lãng mạn, vừa liều lĩnh vừa đáng thương
0,5

+ Giải thích nhận xét của thị Nở :
- “Cái thằng liều lĩnh”: cách nói chân thực khẩu ngữ của người nhà quê (thằng, nó – không có ý khinh bỉ, xem thường), “liều lĩnh ấy kể ra” muốn nói đến bản chất du côn, lưu manh của Chí Phèo, nói tới những tội lỗi hắn làm ở làng Vũ Đại; “đáng thương” thị Nở bày tỏ sự bênh vực và cảm thông với bất hạnh của Chí. Câu nói của thị Nở ngầm thừa nhận Chí là con người lương thiện, hiền. Hai nét tính cách lưu manh và lương thiện làm nên bi kịch thân phận người nông dân Chí Phèo. Bi kịch Chí Phèo thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao. 
1,0

+ Bày tỏ suy nghĩ 
- Trình bày những hiểu biết về thân phận Chí Phèo: một người nông dân hiền lành lương thiện. Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo.Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Là người có nhân cách, trọng danh dự, có ước mơ giản dị như bao người dân quê khác.(Con người tốt, đáng yêu)
- Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cướp giật, rạch mặt, ăn vạ...Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.Chí bị trượt dốc khỏi con đường lương thiện, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh, coi khinh. (Con người bị tha hóa, lưu manh hóa, đáng thương)
- Nhân vật Chí Phèo trong quan hệ với thị Nở là bước ngoặt quan trong trong sự phát triển tính cách của Chí. Nhà văn làm lộ những phần nhân cách đẹp nhất về con người với quá khứ bình dị, chân chất, với tình yêu và khát vọng hạnh phúc nho nhỏ và cả bản tính lưu manh, liều lĩnh của Chí. Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc sống làm người hoàn toàn khép lại. Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo. (Cái kết thúc cuộc đời đáng thương)

2,5


+ Đánh giá chung:
-Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hoá. Nhưng từ trong sự tha hoá, họ vẫn khao khát một cuộc sống lương thiện và khao khát sự trở về với cuộc sống bình thường, lương thiện của người nông dân. Hai biểu hiện lưu manh và lương thiện được miêu tả thành công trong tình huống bất ngờ: cuộc tình với thị Nở. Tình yêu và bàn tay đàn bà chăm sóc, yêu thương giúp hắn nhận ra bao nhiêu trang đời đẹp đẽ, nhận ra hắn trên con đường đời cô độc và bất hạnh, nhận ra mơ ước và khát khao giản dị, xứng đôi. Năm ngày thằng lưu manh sống lương thiện, vui vẻ, hạnh phúc sau bao nhiêu khổ sở. ( Sự cảm thông chia sẻ của thị Nở và nhà văn). Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao 
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả tâm lý; sử dụng ngôn ngữ và cách trần thuật tự nhiên tạo nên thành công của tác phẩm.

 
1.0




-Hết-

----------------------------------------------








File đính kèm:

  • docDe thi Thu Van DH VP.doc