Chuyên đề Đề thi lần I – khối 10 môn: Địa Lý Trường Thpt Trần Phú
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đề thi lần I – khối 10 môn: Địa Lý Trường Thpt Trần Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN I – KHỐI 10 Môn: Địa lý. Thời gian 180 phút. Câu 1. (2,5 điểm) Trong mỗi phép chiếu hình bản đồ: phương vị đứng, ngang, nghiêng; hình nón đứng; hình trụ đứng. a. Hãy cho biết từng phép chiếu đồ đó khu vực chính xác nhất ở đâu? b. Hãy cho biết từng phép chiếu đồ đó thường dùng để vẽ những loại bản đồ ở khu vực nào? Câu 2 (2,5 điểm) Các phương pháp kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ có những điểm khác nhau chủ yếu nào? Câu 3 (3 điểm) a. Phân tích nguyên nhân sinh ra hệ quả: sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. b. Thế nào gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. c. Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong năm? Câu 4 (2 điểm) a. Hãy nêu bốn ngày khởi đầu của bốn mùa theo dương lịch? Tên gọi của bốn ngày đó? b. Hãy nêu ngày khởi đầu và ngày kết thúc bốn mùa theo âm-dương lịch ở nước ta và một số nước Châu Á. c. Vào những ngày nào tại Xích Đạo, người quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây? Tại sao lại chỉ xảy ra đối với những ngày đó. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHUYÊN ĐỀ LẦN I – KHỐI 10 Môn: Địa lý Câu Lời giải Điểm 1 2,5đ Trong các phép chiếu hình bản đồ, khu vực chính xác nhất bao giờ cũng là nơi tiếp xúc giữa quả địa cầu với mặt chiếu. Cụ thể là: * Phép chiếu phương vị đứng: - Khu vực chính xác nhất là ở cực (Bắc hoặc Nam), vì theo phép chiếu này, mặt chiếu tiếp xúc với quả địa cầu ở cực (Bắc hoặc Nam). - Phép chiếu đồ này thường dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực * Phương vị ngang: - Khu vực chính xác nhất: một điểm bất kỳ trên đường Xích Đạo (nơi tiếp xúc giữa mặt phẳng chiếu tại đường XĐ) - Dùng để vẽ các bản đồ ở bán cầu Đông hoặc bán cầu Tây. * Phép chiếu phương vị nghiêng: - Khu vực chính xác nhất là nơi tiếp xúc giữa mặt phẳng chiếu với một điểm bất kỳ trên mặt địa cầu, trừ Cực và Xích Đạo. - Dùng để vẽ bản đồ các khu vực ở những vĩ tuyến trung bình * Phép chiếu hình nón đứng: - Khu vực chính xác nhất là vĩ tuyến chuẩn (vĩ tuyến tiếp xúc giữa hình nón và quả Địa cầu). - Dùng để vẽ bản đồ các lãnh thổ chạy dài theo chiều vĩ tuyến như Liên Bang Nga, Trung Quốc…và các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) * Phép chiếu hình trụ đứng. - Khu vực chính xác nhất nằm ở Xích Đạo ( Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt phẳng hình trụ là vòng Xích Đạo) - Dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc bản đồ các khu vực gần Xích Đạo. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ khác nhau cơ bản về khái niệm, chức năng và hình thức thể hiện các đối tượng địa lý 0,25 2,5đ trên bản đồ: * Phương pháp kí hiệu: - Dùng để thể hiện các đối tượng địa lý phân bố theo những điểm cụ thể (trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, hải cảng…). - Chức năng: cho thấy loại hình, sự phân bố của đối tượng, thể hiện được số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của các đối tượng. - Hình thức thể hiện: kí hiệu hình học, chữ, tượng hình. * Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: - Dùng để thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ (gió, bão, di dân, sự trao đổi hàng hóa, hành khách…). - Chức năng chính: thể hiện hướng di chuyển, tốc độ, khối lượng vận chuyển của các đối tượng. - Hình thức thể hiện: hình mũi tên. * Phương pháp chấm điểm: - Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán lẻ tẻ (điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi…) - Chức năng chính: biểu hiện được số lượng của đối tượng, chất lượng qua màu sắc. - Hình thức thể hiện: điểm chấm (hình vuông, tròn, tam giác…) * Phương pháp bản đồ - biểu đồ: - Dùng thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó. - Chức năng chính: đây là phương pháp thể hiện rõ nét nhất các chức năng về: số lượng, chất lượng, cơ cấu, động lực phát triển của đối tượng. - Hình thức thể hiện: dùng các biểu đồ: cột, tròn, vuông… 0,5 0,5 0,5 0,75 3 3đ a. Nguyên nhân sinh ra hệ quả: sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Khi Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu (vì phải giữ 1 nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit. b. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là: Trái Đất chuyển động tinh tiến xung quanh Mặt Trời, trục luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66033’ và không đổi phương. Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23027’N (22/12) cho tới 23027’B (ngày 22/6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027’N. Điều đó làm cho ta có ảo giác Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời gọi là chuyển động biểu kiến. c. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong năm vì: Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm, gây nên những đặc điểm riêng biệt về thời tiết và khí hậu trong từng thời gian của năm, tạo nên các mùa. 1 1 4 2đ a. Bốn ngày khởi đầu của bốn mùa theo dương lịch: - Mùa xuân: 21/3 (xuân phân) - Mùa hạ: 22/6 (hạ chí) - Mùa thu: 23/9 (thu phân) - Mùa đông: 22/12 (đông chí) b. Ngày khởi đầu và ngày kết thúc bốn mùa theo âm-dương lịch ở nước ta và một số nước Châu Á: - Mùa Xuân: từ 4 hoặc 5/2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6/5 (lập hạ) - Mùa hạ: từ 5 hoặc 6/5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8/8 (lập thu) - Mùa thu: từ 7 hoặc 8/8 (lập thu) đến 7 hoặc 8/11 (lập đông) - Mùa đông: từ 7 hoặc 8/11 (lập đông) đến 4 hoặc 5/2 (lập xuân). c. Ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9) tại Xích Đạo quan sát thấy Mặt Trời mọc ở hướng chính đông và lặn hướng chính tây. 0,5 0,5 0,5 Vì vào hai ngày này, Trái Đất di chuyển đến những vị trí trung gian ở giữa hai đầu mút của quỹ đạo chuyển động, trục nghiêng của Trái Đất không quay đầu nào về phía Mặt Trời, tia bức xạ Mặt Trời chiếu thẳng góc trên mặt đất tại Xích Đạo. 0,5 trêng ptth trÇn phó ************ ®Ò thi chuyªn ®Ò lÇn i n¨m häc 2010 - 2011 M¤N: V¡N – KHèi 10 Thêi gian: 180 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1: (2,0 ®iÓm) Tr×nh bµy tÝnh truyÒn miÖng vµ tÝnh tËp thÓ cña v¨n häc d©n gian ViÖt Nam? C©u 2: (3,0 ®iÓm) ViÕt bµi v¨n kho¶ng 600 tõ tr×nh bµy suy ngÉm cña anh (chÞ) vÒ ®øc tÝnh trung thùc? C©u 3: (5,0 ®iÓm) VÎ ®Ñp ngêi anh hïng §¨m S¨n trong ®o¹n trÝch “ ChiÕn th¾ng Mtao Mx©y” (TrÝch sö thi “ §¨m S¨n”)? -------------------------------HÕT------------------------------- trêng ptth trÇn phó ************ ®Ò thi chuyªn ®Ò lÇn i n¨m häc 2010 - 2011 M¤N: V¡N – KHèi 10 Thêi gian: 180 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1: (2,0 ®iÓm) Tr×nh bµy tÝnh truyÒn miÖng vµ tÝnh tËp thÓ cña v¨n häc d©n gian ViÖt Nam ? C©u 2: (3,0 ®iÓm) ViÕt bµi v¨n kho¶ng 600 tõ tr×nh bµy suy ngÉm cña anh (chÞ) vÒ ®øc tÝnh trung thùc? C©u 3: (5,0 ®iÓm) VÎ ®Ñp ngêi anh hïng §¨m S¨n trong ®o¹n trÝch “ ChiÕn th¾ng Mtao Mx©y” ( TrÝch sö thi “ §¨m S¨n”)? -------------------------------HÕT-------------------------------
File đính kèm:
- De thi CD Van 10 lan 1 nam 2010 2011.pdf