Chuyên đề Đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng việt ở trung học cơ sở

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng việt ở trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng
 Việt ở THCS

I. Đặt vấn đề
Tiếng việt là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn ngữ văn ở THCS, nó luôn gắn liền với tiết tìm hiểu văn bản và tập làm văn. Tiếng việt không chỉ cung cấp cho các em khái niệm về từ ngữ, về cấu trúc ngữ pháp, về các thủ pháp nghệ thuật mà còn giúp các em hiểu sâu hơn phần văn bản, hiểu được tài năng của thế giới qua ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương.
Chương trình ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tăng thực hành và gắn liền với đời sống. Nét cải tiến nổi bật là hướng tích hợp – Biểu hiện rõ nhất đó là việc sát nhập 3 phân môn mà lâu nay vẫn gọi là Văn - Tiếng việt - Tập làm văn vào một chỉnh thể là ngữ văn. Việc thay đổi tên gọi này ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và phương pháp giảng dạy. Để dạy và học tốt môn ngữ văn theo tinh thần mới này, cả giáo viên và học sinh đều phải thực hiện tốt phương pháp kết hợp chặt chẽ 3 bộ phận: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng của 3 phần. Chính vì những nét mới phổ biến đó nên qua thời gian giảng dạy Tiếng ở THCS tôi đã mạnh dạn áp ụng một số đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. Cụ thể là với lớp 6.
II. Giải quyết vấn đề.
Dạy Tiếng việt 6 là dạy các em tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về văn bản tương ứng. Thực tế phân môn Tiếng việt trong chương trình cũ đã không làm được việc này. Hầu như chỉ làm nhiệm cung cấp kiến thức, hiểu được khái niệm và vận dụng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ mà thôi chứ chưa có hiện tượng quay trở lại và kết hợp nhuần nhuyễn trong Tập Làm Văn như ở chương trình SGK Ngữ văn 6 hiện nay. Chính vì những đặc điểm đó của bộ môn Ngữ văn cho nên việc đổi mới phương pháp dạy là lẽ đương nhiên mà tất cả giáo viên giảng dạy sách mới đều phải thực hiện.
Sau đây là một số đổi mới phương pháp cụ thể trong từng phần:
1. Đối với mục: Mục tiêu cần đạt .
Ngay trong phần mục tiêu cần đạt của Tiếng Việt hiện nay chúng ta cũng cần thể hiện sự đổi mới. Trong mục này bao giờ cũng có 3 phần:
- Cho học sinh hiểu được bản chất của các định nghĩa kiến thức ngôn ngữ, tức là những khái niệm về từ, nghĩa của từ, từ loại, hoặc các biện pháp Nghệ thuật…
- Những định nghĩa ngôn ngữ đó phải được đặt trong ngữ cảnh, tức là trong các tiết văn bản trước và sau đó và tích hợp với phần Tập Làm Văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng các định nghĩa ngôn ngữ đó trong sáng tạo văn bản và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Đối với mục: Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Trong phần này, cần phải thể hiện rõ nét hoạt động của thầy và của trò.
Đối với thầy: Phải có sự chuẩn bị chu đáo, có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về những nội dung kiến thức để nắm bắt chính xác, khoa học những đơn vị kiến thức đó. Nắm được những đơn vị kiến thức đó nằm ở những phần văn bản nào mà các em vừa học để đóng vai trò hướng dẫn 1 cách tích cực.
Giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đổi mới trong giảng dạy Tếng việt như:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ để tìm ra đơn vị kiến thức.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Phương pháp giao tiếp…
Nhưng Phương pháp hiện nay tôi thường sử dụng là Phương pháp phân tích ngôn ngữ để tìm ra định nghĩa kiến thức. Giáo viên lựa chọn các ngữ liệu ngôn ngữ theo hướng của bài học, sau đó yêu cầu học sinh quan sát, phân tích chúng để tìm ra những đặc điểm của ngôn ngữ. Cách làm này kích thích sự sáng tạo của học sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp các em hiểu sâu sắc và nhớ kĩ bài học hơn, đồng thời nó cũng có tác dụng rèn luyện tư duy cho học sinh. Phương pháp này áp dụng cho các bài cung cấp kiến thức mới ở lớp 6 như: Danh từ, động từ, tính từ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, …
Sau đây là các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ:
a) Thao tác phân tích, phát hiện: (áp dụng thao tác này trong mục bài tập tìm hiểu bài).
Trong SGK để hiểu soạn các ví dụ rất phù hợp và điển hình. Giáo viên ghi bảng phụ hoặc màn hình máy chiếu để học sinh quan sát ví dụ rồi thiết kế hệ thống câu hỏi tìm ra các đặc điểm chức năng của hiện tượng từ ngữ đó rồi học sinh tự rút ra nhận xét, kết luận về hiện tượng ngôn ngữ được học.
b) Thao tác phân tích – chứng minh.
Thao tác này giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học sau khi đã tự mình tìm hiểu, khám phá các hiện tượng ngôn ngữ và sơ bộ có khái niệm về chúng.
VD: Đối với bài “ Hoán dụ, sau khi học sinh hoàn thành cho mình khái niệm: thế nào là hoán dụ. GV đưa ra câu thơ trong văn bản trước đó có hiện tượng hoán dụ để học sinh phát hiện, tự mình tìm ra phép hoán dụ trong văn bản.
c) Thao tác phân tích phán đoán.
Thao tác này giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức. Đặc điểm của thao tác này là học sinh chỉ ra hiện tượng ngôn ngữ mà không nói tại sao. Với thao tác này giáo viên có thể đưa ra các bài tập trắc nghiệm với những phương án đúng, sai khác nhau. Giúp học sinh nhận biết -> Giúp các em thao tác nhanh, tư duy nhanh, chính xác và quyết đoán trong suy nghĩ.
d) Thao tác phân tích tổng hợp.
Môn Tiếng việt ngoài mục đích trang bị cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ còn phải giúp các em trong thực tế giao tiếp từ những kiến thức đã học về ngôn ngữ. Thao tác này yêu cầu học sinh phải biết vận dụng những kết quả phân tích để cảm nhận được cái đẹp, cái hay của văn chương, đồng thời sử dụng 1 cách tích cực trong giao tiếp. Mọi kiến thức lí thuyết đều phải được ứng dụng để phục vụ cho việc giúp học sinh giao tiếp tốt hơn.
Trên đây là một số thao tác Phân tích – Tìm hiểu và luyện tập để giúp các em hiểu chắc chắn về kiến thức Tiếng việt đưa ra.
3. Đối với mục: Luyện tập.
Mục đích của phần này là để giúp học sinh củng cố, nắm chắc kiến thức đã được học ở phần trên. Vận dụngkiến thức đã học để làm các bài tập và giao tiếp cho nên GV có thể vận dụng nhều cách ra bài tập. Nhưng trước hết phải cho học sinh làm bài tập trong SGK. Bởi tất cả các bài tập này đều đi theo hướng phân tích, chứng minh; phân tích – phán đoán, và phân tích - tổng hợp ở dưới các dạng bài tập. Phát hiện, giải thích ý nghĩa của ngôn ngữ, so sánh dưới dạng bài tập trắc nghiệm đặc biệt là bài tập nửa sáng tạo và hoàn toàn sáng tạo.
Sau đây tôi xin trình bày hướng thiết kế giáo án Bài

Tiếng việt: Hoán Dụ.
Phần A: Mục tiêu cần đạt.
- Làm cho học sinh hiểu được thế nào là hoán dụ, các kiểu hoán dụ thường gặp.
- Tích hợp với phần văn bản đã học trước đó như: Lượm, Mưa.
- Tích hợp với phần Tập làm văn trong việc viết văn miêu tả sử dụng hoán dụ.
- Bước đầu rèn kĩ năng phân tích tác dụng của hoán dụ trong văn bản.

Phần B: Các hoạt động dạy – học của thầy và trò.
Phần 1. - GV có sự chuẩn bị chu đáo về bảng phụ hoặc giấy trong, máy chiếu cùng tất cả các ngữ liệu đã ghi sẵn trên đó.
 - Chuẩn bị thêm một số văn bản có sử dụng phép hoán dụ hoặc miêu tả. 
Phần 2. GV có thể kiểm tra bài cũ để nhắc lại kiến thức bài trước cho đảm bảo tính lôgic trong các bài học bằng bài tâp nhận diện để học sinh xác định.
VD: Tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Con sông dưới lòng sâu
Con sông trên mặt nước
Ơi con sông nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Sau khi học sinh tìm được biện pháp ẩn dụ ở hình ảnh: Sóng và bờ.
GV hỏi: Đó là kiểu ẩn dụ nào? Ngoài ra còn những kiểu ẩn dụ nào khác nữa?
Căn cứ vào câu trả lời của học sinh, GV dẫn vào bài mới bằng việc liên hệ sự giống nhau và khác nhau giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
* Đối với mục I: Bài tập.
Để giúp học sinh hoàn thành khái niệm thế nào là hoán dụ, tác dụng của hoán dụ, GV sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để tìm ra kết luận.
- GV treo bảng phụ ( VD1 trong SGK ).
 vd1:
áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

GV đặt ra hệ thông câu hỏi sau dẫn dắt nhằm hướng dẫn học sinh tự mình tìm ra khái niệm, tác dụng của hoán dụ. Phần nhận xét của HS, GV ghi sang cột bên phải để chuyển thành bài học thứ nhất: Hoán dụ là gì?
- Sau đó, GV cho học sinh tìm hiểu thêm một số VD trong các văn bản đã học có sử dụng biện pháp hoán dụ để khắc sâu khái niệm cho các em. Hoặc GV treo bảng phụ đoạn thơ có chứa phép Hoán dụ để học sinh phát hiện.
 vd:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau hàng Bè.

+ Sau khi hoàn thành xong khái niệm Hoán dụ. GV chia nhóm học sinh tìm hiểu 1 số VD của GV trên bảng phụ có chứa phép Hoán dụ, Cố gắng các VD tiêu biểu cho 4 kiểu Hoán dụ để học sinh có thể nhận ra 4 kiểu hoán dụ thường gặp.
Nhóm 1: vd1 bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nhóm 2: vd2 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 Nhóm 3: vd3 - Phần bài tập
GV đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng được thay thế tên gọi cho nhau để tìm ra 4 mối quan hệ:
- Lấy bộ phận gọi toàn thể
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
4 nhận xét của các nhóm, GV ghi vào phần bảng bên phải để hình thành BH thứ 2: Các kiểu Hoán dụ thường gặp.
Sau đó, các nhóm tiếp tục lấy những ví dụ trong câu văn bản trước có kiểu Hoán dụ trên.
* Đối với mục 2: Bài học.
- Trên cơ sở những nhận xét của Học sinh, Giáo viên đã ghi sẵn trên bảng, GV hỏi lại học sinh: Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ – rồi GV kết luận lại thành khái niệm và ghi 2 đề mục lên trên mỗi đơn vị kiến thức:
1. Hoán dụ là gì?
2. Các kiểu hoán dụ thường gặp.
Sau đó, GV đưa ra 1 ví dụ có chứa phép ẩn dụ (VD kiểm tra bài cũ) để học sinh phân biệt sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
-> Sau khi học sinh phát viểu đúng, GV đưa ra bảng phụ có chuẩn bị trước sơ đồ so sánh đúng để học sinh nhận biết và khắc sâu.
Sau đó, GV cho 1 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa để khắc sâu thêm kiến thức về hoán dụ.
* Đối với mục 3: Luyện tập
- GV cho học sinh làm bài tập 1 bằng cách chia nhóm:
GV hướng dẫn câu a, học sinh làm theo bảng phụ GV treo.
 Nhóm 1: câu b
Nhóm 2: câu c
Nhóm 3: câu d
Thời gian dành cho mỗi nhóm là 3 phút.
- GV cho từng nhóm lên trình bày phương án của nhóm, Rồi cho nhóm khác nhận xét và đánh giá.
* Với bài tập 2: GV phải chuẩn bị trước 1 bản sơ đồ cần có các ô trống phân biệt sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Sau đó, gọi 1 học sinh lên bảng điền vào.
Hướng dẫn các em khác ở dưới lớp hoàn thành vào vở.
Phần 4: Củng cố.
- GV cho học sinh nhắc lại khái niệm hoán dụ, tác dụng của hoán dụ, các kiểu hoán dụ thông qua hệ thống câu hỏi củng cố.
Phần 5: Hướng dẫn về nhà.
GV hướng dẫn hoàn thành các bài tập còn lại
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Xem trước bài: Tập làm thơ bốn chữ.

 Giáo án Tiết 103: Hoán Dụ 

A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Bước đầu rèn kĩ năng nhận biết, phân tích tác dụng của phép hoán dụ. Từ đó, biết so sánh với các phép tu từ khác như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
- Giáo dục tư tưởng học tập, trau dồi kiến thức kĩ năng Tiếng việt.

B. Chuẩn bị:
- Thầy : Bảng phụ – văn bản mẫu.
- Trò: Đọc bài.

C. Các hoạt động chủ yếu.
1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra: - ẩn dụ là gì? có mấy kiểu ẩn dụ.
- chữa bài tập.
3. Bài mới: Ghi bảng.
Hoạt động 1 
I. Bài tập.
GV treo bảng phụ.
áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai?
(áo nâu -> người nông dân 
áo xanh -> người công nhân )
Vì sao lại liên tưởng như vậy?
(lấy trang phục, dấu hiệu của họ để chỉ họ).
Giữa áo nâu với người nông dân và áo xanh với người công nhân có mối quan hệ gì?
( quan hệ liên tưởng, gần gũi với nhau).
Nông thôn và thành thị gợi cho em liên tưởng gì? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
So sánh sự khác nhau của 2 cách diễn đạt như sau:
GV treo bảng phụ câu văn: Câu văn này khác 2 câu thơ như thế nào?
Vậy, việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác khi chúng có quan hệ gần gũi có ý nghĩa gì?
Vậy thế nào là hoán dụ?
1. ví dụ1: áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên


2. Nhận xét:
áo nâu – người nông dân
 -> quan hệ gần gũi
áo xanh – người công nhân

Nông thôn->người sống ở nông thôn.
 -> quan hệ gần gũi
Thị thành->người sống ở thị thành


VD: Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đều đứng lên.
-> Dài dòng:
- Không có giá trị gợi hình, gợi cảm.
* tác dụng: Ngắn gọn, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm.
->Hoán dụ.
Hoạt động 2 ( 15 phút)
II. Bài học
Qua VD – cho biết thế nào là hoán dụ?


GV chia nhóm: Mỗi nhóm tìm 1 ví dụ có sử dụng phép hoán dụ. GV treo bảng phụ có 4 ví dụ. 
GV chia nhóm: 4 nhóm tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thay thế tên gọi cho nhau.
- Nhóm 1: 
 VD 1: áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
- Nhóm 2: 
 VD 2: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Nhóm 3:
 VD 3: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Nhóm 4:
 VD 4: Cả làng quê, đường phố
Cả già trẻ giá trai
Đám càng đi càng dài……
GV cho từng nhóm nhận xét mối quan hệ?
 VD 1: áo chàm -> người dân Việt Bắc .
 -> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 VD 2: Bàn tay -> người lao động .
 -> Lấy bộ phận, gọi toàn thể.
 VD 3: Một, ba -> số ít, số nhiều
 -> Lấy cụ thể gọi trừu tượng.
 VD 4: Cả làng quê, đường phố
 -> người dân sống ở làng quê…….
 -> Lấy vật chứng đựng gọi vật bị chứa đựng.
Vậy có mấy kiểu hoán dụ, đó là những kiểu nào?
GV cho các nhóm lấy thêm VD để minh hoạ.

ẩn dụ
Hoán dụ
Giống 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác
Dựa vào mối quan hệ tương đồng:
- Về hình thức.
- Về cách thức.
- Về cảm giác.
Dựa vào mối quan hệ tương cận giữa:
-Bộ phận - toàn thể
-Vật chứa-Vật bị chứa
-Dấu hiệu-Sự vật.
-Cụ thể- trừu tượng.
So sánh sự giống và khác nhau giữa phép ẩn dụ và hoán dụ?
HS trả lời.
GV treo bảng phụ có sẵn đáp án GV cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách đọc ghi nhớ trong SGk.
1. Hoán dụ là gì?
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiệntượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


























2. Các kiểu hoán dụ.
a, lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể ( VD2 ).
b, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. ( VD4 )
c, Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. ( VD1 )
d, Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.( VD3 )
















3. Ghi nhớ( SGK)
Hoạt động 3 ( 10 phút )
III. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm theo mẫu
GV kẻ sẵn trong bảng phụ.
GV hướng dẫn câu a.
Câu
Từ ngữ chứa phép hoán dụ
Kiểu quan hệ
a
Làng xóm->người dân
Vật chứa-Vật bị chứa

1. Bài tập 1 
HS đứng tại chỗ làm câu a theo sự hướng dẫn của GV.
- Nhóm 1: Làm câu b
- Nhóm 2: Làm câu c
- Nhóm 3: Làm câu d.
GV cho học sinh làm, GV đánh giá.
2. Bài tập 2
GV hướng dẫn kẻ bảng theo mẫu giống phần bài học đã so sánh.
4.Củng cố.
- Nhấn mạnh khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. So sánh với phép ẩn dụ. Ví dụ.

5. Củng cố.
- Làm bài tập 3 – Hoàn thành Bài tập 1,2.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị : Một bài thơ bốn chữ.

III. Kết thúc vấn đề:
Trong chuyên đề này, tôi đã đưa ra 1 số phương pháp đổi mới việc dạy học Tiếng việt trong chương trình ngữ văn 6. Tôi đã chú ý tới tất cả các thao tác phân tích phát hiện, phân tích chứng minh, phân tích phán đoán và phân tích tổng hợp để học sinh nắm bắt tốt khái niệm ngôn ngữ, từ đó áp dụng cụ thể, trực tiếp vào phần cảm thụ văn bản và viết văn miêu tả. Để chuyên đề được hoàn thiện hơn, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng dạy thực nghiệm để các đồng chí rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp tối ưu hơn.


File đính kèm:

  • docChuyen de Van cung hay.doc
Đề thi liên quan