Chuyên đề đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn vật lý

doc10 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỉ 21, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa_hiện đại hóa đất nước. Trên thế giới đang diễn ra sự bùng nổ của tri thức, công nghệ thông tin và tài năng sáng tạo, sáng chế của con người. Muốn hoà nhập với cộng đồng quốc tế, để có thể đứng vững và vươn lên được, chúng ta không những phải học hỏi kinh nghiệm mà còn phải sáng tạo, tìm ra con đường riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và con người Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo cho đất nước những người lao động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Mục đích giáo dục hiện nay của nước ta và trên thế giới là giáo dục không chỉ nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức và kĩ năng mà loài người đã tích lũy được mà còn đặc biệt quan tâm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra những tri thức mới, những phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới... phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước, mỗi dân tộc. 
 Thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải đổi mới giáo dục như thế nào? Chúng ta đã tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục bắt đầu vào các năm 1950, 1956 và 1979; bên cạnh đó là công cuộc cải cách giáo dục được bắt đầu từ năm 1987 và đang tiếp tục cho đến nay. Có thể nhận thấy rằng qua các lần cải cách giáo dục đó thì sự đổi mới tập trung nhiều vào mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo và một phần nào đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Ví dụ như hai nghị quyết của trung ương Đảng (NQTƯ 4 khoá 7 và NQTƯ 2 khoá 8) về GDĐT đã chỉ rõ : “ Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học,... “ Hay như tại hội nghị tập huấn phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, PGS Dương Đức Thâm đã nhấn mạnh: “Việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý là một đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa_hiện đại hoá đất nước“.
 Tuy nhiên, bên cạnh việc đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và một phần nào đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì qua các cuộc cải cách giáo dục đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa được sự quan tâm đúng mức. Hình thức thi cử theo lối luận đề quen thuộc đã tồn tại khá lâu nay bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là trong khâu ra đề thi và khâu chấm thi. Đa số các bài kiểm tra luận đề thường chỉ nhằm khảo sát khả năng nhớ hay thuộc lòng những gì học sinh đã học hay đã đọc qua các bài giảng, sách vở. Còn đối với các kì thi lớn như thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay thi tuyển sinh đại học thì nhìn chung các đề thi cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chưa khảo sát được tình hình học tập của họ. Hậu quả của cách kiểm tra đánh giá như vậy là làm cho học sinh phải ghi nhớ kiến thức như một nghĩa vụ, học biết đó rồi quên ngay sau đó; lý thuyết thì thuộc một cách máy móc nhưng khi vận dụng thì gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó là sự bất cập trong khâu chấm thi. Đáp án đề thi được đưa ra nhiều khi còn gây tranh cãi, ngay cả các phương án cho điểm cũng gây tranh cãi. Việc tổ chức chấm thi với hàng loạt bài thi theo lối luận đề rất mất thời gian và tốn kém.
 Rõ ràng việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung ngày càng trở nên cần thiết. Với các ưu điểm vốn có của mình, trắc nghiệm khách quan sẽ phần nào khắc phục được những hạn chế của hình thức luận đề và giúp cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng, ít tốn kém hơn. Hơn nữa nếu có thể kết hợp phương pháp trắc nghiệm với các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác thì có thể đáp ứng được các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
 Trong tương lai, theo nghề nghiệp đã chọn, chúng tôi sẽ trở thành các giáo viên vật lý thì việc tìm hiểu hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là rất cần thiết. Thông qua đề tài này chúng tôi có thể có được các kỹ năng cần thiết để soạn thảo một bài kiểm tra hay một bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đó, từ đó có thêm được một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lý của học sinh.
II. VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ:
 1. Mục đích, nội dung của kiểm tra, đánh giá.
 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một công việc thường xuyên của giáo viên vật lý cũng như tất cả các môn khác. Đồng thời cũng là công việc khó khăn và phức tap mà cho đến nay vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để có thể tiến hành một cách chính xác và khách quan. Mục đích chính của việc này là :
Để giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh : có học bài hay không và ở mức độ nào? có hiểu bài hay không và ở mức độ nào? có nhớ bài hay không và ở mức độ nào? có vận dụng được hay không và ở mức độ nào? có vận dụng sáng tạo được hay không và ở mức độ nào? Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp với từng trường hợp.
Để giáo viên điều chỉnh lại phương pháp dạy học và có hướng bồi dưỡng thêm cho học sinh.
Để học sinh hiểu rõ bản thân mình hơn và điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
Để gia đình biết và phối hợp với nhà trường tổ chức hoạt động học tập tốt hơn cho học sinh. 
 Dựa vào mục đích của dạy học vật lý mà định ra nội dung của việc kiểm tra. Vì mục đích của dạy học vật lý là kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vật lý, phát triển tư duy, giáo dục đạo đức và kĩ thuật tổng hợp. Do đó việc kiểm tra và đánh giá học sinh cũng phải tập trung vào những mục đích chính trên.
Kiểm tra kiến thức vật lý là nhằm xem học sinh có hiểu hệ thống kiến thức đã được học một cách đúng đắn, khoa học hay không. Nếu đã hiểu rồi thì có ghi nhớ để biến nó thành kiến thức của bản thân hay không. Mức độ hiểu và nhớ kiến thức thế nào.
Kiểm tra kĩ năng vật lý là nhằm xem học sinh đã biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hay chưa và ở mức độ nào.
Kiểm tra sự phát triển của tư duy của học sinh là nhằm xem học sinh đã có những phẩm chất tư duy tương ứng với trình độ kiến thức hay không và ở mức độ nào.
Kiểm tra về sự phát triển đạo đức và kĩ thuật tổng hợp.
 Để kiểm tra và đánh giá thì phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn càng rõ và cụ thể bao nhiêu thì việc đánh giá càng thuận lợi và chính xác bấy nhiêu. Các tiêu chuẩn lại được xây dựng dựa vào mục đích, yêu cầu của từng bài và từng chương. Như vậy, việc xác định rõ mục đích, yêu cầu của chương, bài là rất quan trọng. 
 Thí dụ, mục đích yêu cầu của chương “Định luật bảo toàn động lượng” là :
 + Về kiến thức: nắm được khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng cùng với các điều kiện áp dụng của nó.
 + Về kĩ năng: vận dụng định luật để giải các bài toán va chạm. Giải thích một số các hiện tượng thực tiễn. Nắm nguyên tắc hoạt động của động cơ tên lửa.
 + Về phát triển tư duy: nắm được phương pháp xây dựng định luật. Vai trò của các định luật bảo toàn.
 + Về giáo dục đạo đức: nắm được quan điểm bảo toàn vật chất và vận động của thế giới. 
 Xuất phát từ mục đích yêu cầu này mà đề ra những tiêu chuẩn cụ thể sau : 
 + Phải thuộc và biểu diễn được vectơ động lượng của một vật và hệ vật.
 + Thuộc, viết biểu thức, xác định được điều kiện của định luật bảo toàn động lượng.
 + Biết các bước giải một bài toán vật lý dựa trên định luật. Giải các bài toán hai, ba vật va chạm. Bài toán đạn nổ.
 + Giải thích được hiện tượng giật lùi của súng và nguyên tắc hoạt động cũng như các loại động cơ phản lực.
 + Biết định luật bảo toàn động lượng được rút ra theo cách nào. 
 Từ những tiêu chuẩn này mà đề ra những câu hỏi, những bài toán cụ thể dùng trong các hình thức kiểm tra khác nhau. 
Thí dụ :
 Câu 1: Động lượng của một vật : Định nghĩa, công thức, đơn vị đo. Biểu diễn vectơ động lượng của một vật theo vectơ vận tốc của nó.
 Câu 2: Hãy nêu hai hiện tượng thực tiễn có thể giải thích bằng định luật bảo toàn động lượng. Hãy chỉ ra điều kiện áp dụng định luật có được thoã mãn hay không trong hai trường hợp đó.
 Câu 3: Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 100m/s thì đến bắn vào xe cát có khối lượng 1000kg đang chuyển động vận tốc 1m/s và nằm yên trong cát. Tính vận tốc của xe sau đó trong hai trường hợp : xe đi cùng chiều đạn và ngược chiều đạn.
 Câu 4: Một toa xe có khối lượng 1tấn đang chạy trên đường ray với vận tốc 4m/s tới va vào toa xe thứ hai có khối lượng 1.5 tấn đang đứng im. Sau va chạm xe thứ hai chuyển động với vận tốc 2m/s cùng hướng ban đầu với xe một. Tính độ lớn và hướng vận tốc của xe một sau va chạm.
 Câu 5: Trong những trường hợp nào thì dùng động cơ tên lửa, trường hợp nào dùng động cơ tên lửa dùng không khí.
 2. Các hình thức kiểm tra vật lý : 
Trong nhà trường phổ thông hiện nay phổ biến các hình thức kiểm tra kiến thức và kĩ năng vật lý sau :
 2.1 Kiểm tra trực tiếp bằng đàm thoại (kiểm tra miệng) : là hình thức giáo viên đàm thoại trực tiếp với học sinh và thông qua đó đánh giá được mức độ thông hiểu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh. Thông thường cách kiểm tra này được tiến hành vào đầu mỗi giờ học vừa để nhằm kiểm tra tình học tập của học sinh, vừa nhằm để giáo viên xem học sinh đã nắm vững bài học cũ chưa để có thể bổ sung ngay, làm cho bài học tiếp theo được tiếp thu tốt hơn. 
 2.2 Kiểm tra viết 15 phút : là hình thức học sinh trả lời các câu hỏi hoặc làm một bài tập bằng cách viết ra giấy trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Hình thức này thường được áp dụng để kiểm tra kiến thức giữa chương hoặc sau khi học một bài cơ bản của chương nhằm mục đích kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh để giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy học và tổ chức hoạt động học tập của học sinh để tiếp tục học nốt phần còn lại. Những câu hỏi và bài tập thường có mức độ đơn giản, được tính toán cho phù hợp với thời gian ngắn. Thường bài kiểm tra này chỉ có lý thuyết hoặc chỉ có bài tập. 
 Thí dụ ta có một bài kiểm tra 15 phút như sau : 
Viết công thức tính công cơ học (giải thích rõ các đại lượng).
Trong trường hợp nào lực không sinh công? Trong trường hợp nào lực sinh công cực đại.
Vận dụng công thức tính công của trọng lực. Công này có đặc điểm gì?
 2.3 Kiểm tra một tiết : cũng là bài kiểm tra được trình bày ra giấy nhưng làm trong cả một tiết học 45 phút. Kiểm tra này được tiến hành sau một hoặc hai chương nhằm đánh giá về kiến thức, kĩ năng học tập của học sinh khi học chương đó. Các câu hỏi và bài tập thường là những câu tổng hợp phải vận dụng kiến thức tổng hợp mới trả lời được. 
 Thí dụ ta có một bài kiểm tra 1 tiết như sau :
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
Thời gian làm bài 45 phút
Năng lượng của một vật hoặc hệ vật : định nghĩa, giá trị, đơn vị đo.
Thành lập biểu thức bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
Một xe có khối lượng 1tấn đang chuyển dộng nhanh dần đều trên đường nằm ngang AB dài 75m.
Khi qua A xe có vận tốc 36km/h, đến B xe có vận tốc 72km/h, biết hệ số ma sát giữa xe với mặt đường k=0.1. Tính : công của lực ma sát, công của lực kéo xe, công suất trung bình của động cơ.
Từ B xe tắt máy xuống một dốc BC cao 25m. Bỏ qua ma sát. Tính vận tốc của xe ở chân dốc.
Nếu xe đang chạy với vận tốc v=3m/s trên đường nằm ngang mà va chạm mềm vào một chướng ngại vật có khối lượng 5tấn đang đứng im. Tính vận tốc của xe khi va chạm và nhiệt lượng toả ra sau va chạm.
 2.4 Kiểm tra thực hành vật lý : Trong một học kì học sinh phải thực hiện hai bài thực hành vật lý. Tuy nhiên do điều kiện thực tiễn mà nhiều trường chỉ thực hiện được một bài. Các bài thực hành này đều được qui định cụ thể trong sách giáo khoa. Chúng được tiến hành trong phòng thí nghiệm trong khoảng một hoặc hai tiết học. 
 2.5 Kiểm tra học kì : là hình thức kiểm tra viết, được làm trong thời gian 60-90 phút nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức, kĩ năng và các mặt giáo dục khác trong toàn học kì. Các câu hỏi và bài tập phải bao quát được những nội dung quan trọng nhất của kiến thức trong toàn học kì và phải có những câu hỏi kiểm tra về sự phát triển tư duy của học sinh, giáo dục kĩ thuật tổng hợp và đạo đức. Cấu trúc bài kiểm tra này cũng thường có phần lý thuyết và phần bài tập, điểm số hai phần tương đương nhau. 
 Thí dụ một đề kiểm tra học kì như sau (đề kiểm tra chung của một sở giáo dục năm học 2000-2001) :
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN VẬT LÝ LỚP 12
Thời gian làm bài : 90 phút
LÝ THUYẾT (5 điểm)
Thấu kính là gì? Vẽ ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì. (1.5điểm)
Trình bày thí nghiệm Iâng về hiện tượng giao thoa của ánh sáng đơn sắc. Giải thích hiện tượng và nêu kết luận. (2điểm)
Nêu bản chất, tính chất và công dụng của tia Rơghen. (1.5điểm) 
TOÁN (5 điểm)
Một người có điểm cực cận cách mắt 10cm và điểm cực viễn cách mắt +50điốp. Mắt đặt sát sau kính
Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính. (2điểm)
Tính độ bội giác của ảnh trong trường hợp ngắm chừng ở điềm cực cận. (1điểm) 
Một tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là l0=0.578mm
Tính công thoát của electron khỏi kim loại trên. (1điểm)
Chiếu vào catốt của tế bào quang điện ánh sáng có bước sóng l=l0, tính vận tốc của electron quang điện khi đến anốt biết rằng hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng 45V. (1điểm) 
 Cho h=6.625.10-34J.s, c=3.108m/s, m=9.1.10-31kg, e=1.6.10-19C. 
 2.6 Kiểm tra trắc nghiệm :. Ngày nay trong các trường học ở nước ta bắt đầu có xu hướng áp dụng kiểu kiểm tra trắc nghiệm. Trong đó, học sinh chỉ phải trả lời một hệ thống các câu hỏi rất ngắn gọn bằng cách điền vào các chỗ trống, hoặc lựa chọn một trong số các câu trả lời cho trước một câu đúng. Bên cạnh những ưu điểm so với hình thức luận đề thì hình thức trắc nghiệm cũng có những hạn chế nhất định của nó. Vì vậy, cần phối hợp cả hai hình thức kiểm tra để có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng. Và hình thức kiểm tra trắc nghiệm này sẽ được tìm hiểu một cách cặn kẽ hơn ở các chương sau. 
 3. Thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay. 
 Hiện nay, ở các trường phổ thông các giáo viên vật lý khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đều sử dụng hình thức kiểm tra theo kiểu luận đề quen thuộc. Bên cạnh các ưu điểm vốn có như tương đối dễ soạn, có số câu hỏi ít, thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời... thì hình thức kiểm tra luận đề cũng có nhiều hạn chế. Thứ nhất là nó chưa đáp ứng được mục đích của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi bài thi theo hình thức luận đề bao gồm một số ít câu hỏi chỉ có thể kiểm tra, đánh giá được một lĩnh vực kiến thức nhỏ trong khi giáo viên muốn nắm được tình hình học tập của học sinh cần phải tiến hành kiểm tra nhiều lĩnh vực kiến thức rộng rãi. Thứ hai là một bài luận đề cho phép sự “lừa phỉnh” bằng các ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra các bằng chứng khó có thể xác định. Bên cạnh đó nó khuyến khích sự học vẹt và gian lận khi thi cử của học sinh. Vì vậy nếu giáo viên khi chấm bài không cẩn trọng sẽ cho bài thi đó điểm cao và như vậy không thể nắm được tình hình học tập của học sinh để có thể điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Thứ ba là việc soạn thảo một bài thi luận đề và việc chấm bài thi hiện nay chưa khoa học và chính xác. Đa số các giáo viên khi tiến hành kiểm tra đều chưa xác định rõ các mục tiêu và nội dung cần kiểm tra, đánh giá sẽ có trong bài thi đó. Các câu hỏi trong bài thi chưa được soạn thảo một cách cẩn thận và chính xác. Ví dụ như các đề thi vào đại học hay các đề thi tốt nghiệp phổ thông môn vật lý những năm gần đây luôn có những sai sót hay những từ ngữ gây tranh cãi giữa các giáo viên. Công tác chấm thi cũng còn nhiều bất cập. Một bài thi của cùng một thí sinh khi chấm lần đầu và sau khi phúc khảo có thể tăng hoặc giảm tới 1.5 điểm. Sự bất cập còn thể hiện ở ngay đáp án và các phương án chấm điểm bài thi. 
 Từ các hạn chế trên của hình thức luận đề trong cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lý hiện nay, theo chúng tôi việc đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào sẽ khắc phục được một phần các hạn chế trên. Thứ nhất là một bài thi trắc nghiệm có thể bao gồm nhiều lĩnh vực rộng rãi với các câu hỏi bao quát khắp chương trình giảng dạy giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh kĩ càng hơn. Thứ hai là bài thi trắc nghiệm giúp ngăn ngừa được tình trạng học tủ, học vẹt và gian lận thi cử ; giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn và học sinh hiểu rõ năng lực của mình hơn. Thứ ba là việc chấm điểm một bài thi trắc nghiệm tương đối dễ dàng và chính xác nếu các câu trắc nghiệm được soạn thật tốt, tránh được tình trạng tranh cãi về đáp án, đề thi cũng như việc tổ chức chấm thi rất phức tạp khi thi theo hình thức luận đề. 
 Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư để xây dựng các bài kiểm tra vật lý theo hình thức trắc nghiệm lại không được đa số các giáo viên chú trọng. Có thể nói hình thức kiểm tra trắc nghiệm chưa được quan tâm đúng mức là do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là việc soạn thảo một bài kiểm tra vật lý theo hình thức trắc nghiệm có độ tin cậy và có giá trị là một công việc thật khó khăn. Vì soạn một bài trắc nghiệm không phải là việc lật những trang sách giáo khoa rồi lần lượt biến cải những ý tưởng tình cờ bắt gặp trên trang giấy ra thành những câu hỏi trắc nghiệm. Đó lại càng không phải là công việc moi trong kí ức những gì đã giảng dạy trong lớp học rồi cứ như thế mà đặt thành những câu hỏi. Hơn nữa việc soạn thảo một bài kiểm tra vật lý theo hình thức luận đề là tương đối dễ dàng hơn. Nguyên nhân thứ hai là do sự chậm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông trung học. Các trường chưa thực hiện được việc xây dựng các phương pháp dạy học hiện đại và hiệu quả . Kéo theo sự chậm trễ đó là sự chậm trễ trong việc áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, đặc biệt là hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Nguyên nhân thứ ba là hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm tuy đã có lịch sử phát triển gần một thế kỉ ở các nước tân tiến trên thế giới nhưng ở nước ta còn quá xa lạ với giáo viên nói chung và giáo viên vật lý nói riêng. Các giáo viên chưa được trang bị các kiến thức cũng như các kĩ năng cần thiết để soạn thảo một bài kiểm tra nói chung và một bài kiểm tra vật lý nói riêng theo hình thức trắc nghiệm; do đó họ gặp nhiều khó khăn khi muốn thực hiện công việc này. 
 Có thể nói các nguyên nhân nói trên đã làm cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung và kết quả học tập vật lý nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, trong xu thế của công cuộc cải cách giáo dục hiện nay thì hình thức kiểm tra trắc nghiệm bắt đầu có được sự quan tâm của các giáo viên. Trong vài năm tới các kì thi đại học cũng như thi tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ được áp dụng hình thức thi trắc nghiệm một số môn thi, trong đó có bộ môn vật lý. Trong các trường phổ thông hiện nay cũng đã có một số giáo viên áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm cho các bài kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết thay vì hình thức luận đề quen thuộc. Bên cạnh đó, hiện nay trong các trường ĐHSP trên cả nước, các sinh viên, là đội ngũ giáo viên trong tương lai, đã bắt đầu được trang bị các kiến thức và các kĩ năng cần thiết về trắc nghiệm để có thể áp dụng, phục vụ công tác giảng dạy sau này. 
 Tóm lại, trong tương lai gần hình thức trắc nghiệm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá quả học tập nói chung và kết quả học tập vật lý nói riêng. Nhưng cũng cần phải xác định rõ hình thức kiểm tra trắc nghiệm không phải là hình thức kiểm tra, đánh giá duy nhất và nó cũng không thể thay thế hoàn toàn hình thức luận đề quen thuộc vì nó cũng có những nhược điểm riêng bên cạnh những ưu điểm. Vì vậy, cần phải phối hợp cả hai hình thức kiểm tra để có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của chúng và làm cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lý đạt được mục tiêu đề ra.
III. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập, và cả hai đều là trắc nghiệm (test) cả. Theo nghĩa chữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét, chứng thực”. Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề mà xưa nay vốn quan thuộc tại các trường học của ta cũng là những bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của học sinh về các môn học và điểm số về các bài khảo sát ấy là những số đo lường khả năng của chúng. Danh từ “luận đề“ ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi các bài “luận văn” mà nó bao gồm cả các hình thức khảo sát khác thường có trong lối thi cử của chúng ta. Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức kiểm tra này là “trắc nghiệm loại luận đề” cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan”. 
 Theo tài liệu Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (tập 1) của TS. Dương Thiệu Tống : 
 1. Trắc nghiệm khác với luận đề ở những điểm sau :
 (1). Một câu hỏi thuộc loại luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình

File đính kèm:

  • docchuyen de kiem tr danh gia.doc
Đề thi liên quan