Chuyên đề Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hình chóp đều và hình chóp cụt đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 (2) Tiết: 63 Ngày soạn: 4.2006 Ngày giảng: 4.2006 Hình chóp đều và hình chóp cụt đều. A. Mục tiêu: - HS hiểu khái niệm hình chóp cụt, hình chóp cụt đều, hiểu khái niệm: đỉnh, cạnh, đáy, chiều cao, gọi tên được hình chóp cụt - HS biết cách vẽ hình chóp cụt đều theo các bước. - Kỹ năng: Linh hoạt trong giải toán, biết nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải. - Thái độ: yêu thích môn hình học. B. Chuẩn bị + Giáo viên: Thước thẳng, phấn mầu. + Học sinh: Kéo, bìa. C . Hoạt động trên lớp. I. ổn định lớp: Trật tự, sĩ số (1) Lớp trưởng báo cáo sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. HS1: Làm bài 25 (SGK - Tr116) HS2: Em có nhận xét gì về thể tích của hai lăng trụ có cùng chiều cao đáy là hai đa giác có cùng chi vi II Bài học. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Ghi bảng GV giới thiệu hình 116 trong sgk là hình chóp. GV: giới thiệu các đặc điểm nhận dạng ? Từ hình 116 em hãy cho biết tên đỉnh, đường cao, mặt bên, đáy. ? Đọc tên hình chóp GV: gọi hs nhận xét GV giới thiệu hình chóp tứ giác đều. ? Theo em hình chóp đều là hình chóp có các đặc điểm gì ? Nêu tên đỉnh, đáy, các mặt bên, cạnh bên, trung đoạn GV: + H là tâm đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy. GV: giới thiệu hình chóp cụt đều ? Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình gì ? Nêu cách tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều HS: quan sát hình 116 HS: S: Là đỉnh. SH: là đường cao. Tứ giác ABCD: là đáy. HS: S.ABCD là hình chóp tứ giác. HS: nhận xét câu trả lời của bạn. HS: nghe giảng HS: hình chóp đều là hình chóp có đáy là đa giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau HS: + S là đỉnh. + ABCD: là đa giác đều. + SAB, SCD, SAD, SBC là các tam giác cân bằng nhau. + SA, SB, SC, SD: là các cạnh bên. + SAB, SCD, SAD, SBC là các mặt bên + SI là trung đoạn. HS: nghe giảng HS: Mỗi mặt bên của hiình chóp cụt đều là hình thang cân. HS: Nêu cách tính 1. Hình chóp. Hình chóp SABCD S: Là đỉnh. SH: là đường cao. Tứ giác ABCD: là đáy. + SABCD là hình chóp tứ giác. 2. Hình chóp đều. Hình chóp đều SABCD + S là đỉnh. + ABCD: là đa giác đều. + SAB, SCD, SAD, SBC là các tam giác cân bằng nhau. + SA, SB, SC, SD: là các cạnh bên. + SAB, SCD, SAD, SBC là các mặt bên + SI là trung đoạn. + H là tâm đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy. HS làm theo gợi ý của sgk 3. Hình chóp cụt đều. Cắt hình chóp đều bằng mp song song với mp đáy phàn hình chóp nằm giữa hai mp đó là hình chóp cụt đều. Nhận xét: Mỗi mặt bên của hiình chóp cụt đều là hình thang cân. V Củng cố: 1. Làm bài tập 36 (SGK - Tr 118) Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều Đáy Tam giác đều tứ giác đều ngũ giác đều lục giác đều Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Số cạnh đáy 3 4 5 6 Số cạnh 6 8 10 12 Số mặt 4 5 6 7 2. Bài 37 (SGK - Tr118) a) Đúng b) Sai 3. Bài 38 (SGK - Tr118) Hình b gấp được hình chóp đều. V. Hướng dẫn về nhà. 1. Học thuộc các khái niệm hình chóp, hình chóp tư giác đều. 2. Làm bài tập 39 (SGK - Tr119).
File đính kèm:
- djhfoaiupowkjiu dgfuoyghlkndsfjhioawejpfkdslfml (41).doc